Một sự cố khủng khiếp xảy ra với Lauren Fuller đến từ thị trấn Thornbury, hạt Gloucestershire, cách thành phố Bristol nước Anh khoảng 19 km về phía Bắc.
Khi cô bé 10 tuổi Lauren Fuller cùng cha đến hồ Loch Lomond ở Scotland, em không thể ngờ về mối nguy hiểm đang chờ đợi mình phía trước.
Đó là sự cố xảy ra vào ngày Chủ Nhật, 28/6, bên bờ hồ Loch Lomond khi Lauren đang mải mê làm hang động, còn cha em thì tiếp tục câu cá trong hồ.
Chỉ vài giờ sau đó, đôi bàn tay của Lauren xuất hiện màu đỏ nhạt, nhưng em không để ý quá nhiều mà vẫn tiếp tục cuộc vui của mình.
(Những hình ảnh bên dưới đây có thể gây sợ hãi cho một số độc giả, xin vui lòng lưu ý trước khi xem).
(Ảnh: SWNS; đăng lại từ Meirihaowen.com)
Cha của Lauren, ông Russell Fuller, kể lại: “Con bé vẫn rất ổn vào hôm Chủ Nhật (28/6) và không nghĩ gì cả. Nhưng đến thứ Hai thì đôi bàn tay của cháu đỏ rộp lên, tới thứ Ba thì xuất hiện các mụn nước lớn”.
(Ảnh: SWNS; đăng lại từ Meirihaowen.com)
Các bác sĩ trong bệnh viện đeo găng tay cho cô bé để che các vết bỏng rộp, nhưng khoảng hai giờ sau đó, lớp da tay trên bề mặt bị lở loét nghiêm trọng.
(Ảnh: SWNS; đăng lại từ Meirihaowen.com)
“Lauren là đứa trẻ mạnh mẽ, nhưng con bé đã khóc rất nhiều. Con bé rất đau đớn và thực sự lo lắng về những gì sẽ xảy ra với đôi bàn tay của mình”, ông Russell nói.
Trường hợp của Lauren rất hiếm gặp. Một bác sĩ cho biết bà chưa từng gặp tình huống tương tự trong suốt 20 năm qua. Sau khi đến bệnh viện Wishaw General, cô bé lại được chuyển đến một bệnh viện khác ở thành phố Glasgow để chăm sóc y tế đặc biệt.
(Ảnh: SWNS; đăng lại từ Meirihaowen.com)
Sau hai tuần điều trị, Lauren vẫn phải dựa vào thuốc giảm đau và kem bôi da để ngăn không cho vết bỏng phát triển nặng hơn. Một phần da tay bị trợt ra, khiến cô bé có thể phải ghép da trong quá trình trị liệu. Bên cạnh nỗi đau về thể xác ấy còn là một gánh nặng khác về tinh thần: Liệu đôi tay em có tàn phế hay không?
Vậy, điều gì đã gây ra căn bệnh đáng sợ này?
“Thủ phạm” đằng sau những vết bỏng rộp trên tay Lauren chính là một loại cây độc hại. Xung quanh hồ Loch Lomond mọc lên không ít cây hoa dại có tên tiếng Anh là “Giant Hogweed” và tên khoa học là “Heracleum mantegazzianum”.
Giant Hogweed (Ảnh: Wikipedia)
Đây là loài thực vật khá bắt mắt với những chiếc lá xanh mượt và chùm hoa nhỏ li ti màu trắng. Mặc dù có vẻ ngoài vô hại, nhưng Giant Hogweed lại có độc tính cao – tất cả mọi thành phần của cây, từ rễ, thân, lá, cho đến hoa và quả đều chứa các chất độc hại gây nguy hiểm cho da. Không may là Lauren đã tiếp xúc với loài cây này trong lúc vui chơi bên hồ.
Giant Hogweed khá hấp dẫn với những chùm hoa nhỏ li ti màu trắng (Ảnh: Wikipedia)
(Ảnh: Wikipedia)
“Cháu hy vọng sẽ không có ai chạm phải loại cây này… Giant Hogweed trông thật đẹp. Nhưng xin hãy cẩn thận”, Lauren nói.
Sau tai nạn đáng tiếc xảy ra, cả cha và mẹ Lauren đều mong muốn có các tấm biển báo nguy hiểm ở những nơi Giant Hogweed sinh trưởng. “Những gì đã xảy ra với Lauren thật sự kinh khủng. Tôi chân thành mong muốn các bậc phụ huynh khác sẽ không phải trải qua những gì tôi và Charlotte đã trải qua”, ông Russell nói. “Không có lý do gì để thiếu vắng một tấm biển báo về nơi loại cây này hiện diện. Đã có các biển cảnh báo mọi người không nên bơi lội, vậy tại sao lại không có tấm biển tương tự cho trường hợp này?”
Loài cây này thường mọc ở bờ sông, ao, hồ, trong rừng, ven đường, và thậm chí cả trong các khu vườn gia đình (Ảnh: Wikipedia)
Giant Hogweed không chỉ có mặt tại hồ Loch Lomond ở Scotland mà còn phán tán ra khắp Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Úc, và cả Châu Á. Loài cây này thường mọc ở bờ sông, ao, hồ, trong rừng, ven đường, và thậm chí chúng cũng có thể đang hiện diện trong khu vườn nhà bạn. Cây phán tán rất nhanh nhờ có chim và gió đưa hạt đi khắp nơi. Vì vậy, mỗi khi ra ngoài, hãy cẩn thận nếu bạn đang bước vào những bụi cây rậm rạp. Rất có thể Giant Hogweed nằm ngay trên đường đi của bạn!
Đặc điểm: Thân thẳng, rỗng ở trong, lá hơi giống lá cây đu đủ, phía ngoài thân và cành lá có rất nhiều gai nhỏ như sợi tóc, nhọn, dài từ 2-7 cm (Ảnh: Wikipedia)
Đặc điểm: Vỏ cây màu xanh nhưng có nhiều đốm loang lổ màu đỏ tía (Ảnh: Wikipedia)
Nếu những thông tin trên đây hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ bài viết với bạn bè và người thân để cùng cảnh giác về loài cây nguy hiểm này.
Hồng Liên tổng hợp
No comments:
Post a Comment