7/24/11

THẾ SỰ THĂNG TRẦM - CÓ NIỀM TIN LÀ CÓ TẤT CẢ

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

Theo một bài báo trên tờ Los Angeles Times (LAT) số ra ngày thứ sáu 15-8, ngưòi ta có thể mượn lời cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói với những người chằng may có số phận giống như người chồng của nàng Kiều Việt Nam, bà Catherine Kiều Becker: “Đừng tuyệt vọng, anh ơi, đừng tuyệt vọng”.

Chẳng những “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền” vì còn nước còn tát, nhưng khoa học kỹ thuật của loài người đã tiến bộ mạnh mẽ càng lúc càng nhanh, chẳng bỏ sót bất cứ lĩnh vực nào của đời sống con người - nhất là trong một lĩnh vực sinh tử không chỉ cho các ông, mà cả các bà cũng được nhờ cậy.

Cứ nhìn cuộc tranh cãi tại Washington hiện nay về mức nợ tối đa chính phủ đuợc phép vay để chi dùng: đầu óc của con nguòi có thể u tối trong chuyện chính trị. Cứ nhìn chuyện Nhà Trắng lúng túng mãi trong việc kích thích nền kinh tế bằng cả hàng trăm tỉ đô la sau mất đợt QE (quantitative easing = giải tỏa số lượng) của ông chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang nhưng nó vẫn cứ xìu, không ngóc đầu lên được: đầu óc của con người có thể rất mụ mẫm trong chuyện kinh tế.

Chính trị hay kinh tế đều là những sản phẩm của con người, đó là chuyện con ngưòi tạo ra, tính toán, thiết kế, giăng bẩy bằng mưu sâu chước hiểm, cho nên khi một người đã cố buộc cho chằng chịt, người kia chẳng dễ gì gỡ ra. Làm sao người ta có thể tìm được lối ra khi đã vào mê hồn trận của Gia Cát Lượng?

Nhưng thân thể người ta là chuyện của Tạo Hóa, và tuy người ta hay đổ vấy, than trách “Tạo hóa gây chi cuộc hí trường”, làm như con người chẳng liên can gì cả, nhưng thực ra ông trời tính tình lương thiện hơn, đơn giản hơn, tin được hơn, hiền lành hơn, ít độc hơn. Ông trời cho, ông trời lấy lại nếu ăn ở bất nhân, rồi ông trời cho lại nếu biết tu tỉnh, như câu chuyện cái cân thủy ngân chúng ta học hồi lớp năm.

Thân thể của con người là trời cho, cho từng bộ phận một. Trời phạt cũng nhanh bằng cách lấy lại những gì mình đã cho, nhưng trời cũng chỉ cho con người con đường “cứu chuộc” cũng nhanh – đó là thuyết thời xưa gọi là “nhân quả” thời nay gọi là “giải phẫu tạo hình”. Bởi thế mà có câu :There’s a will, there’s a way” (có chí thì nên), hay “Aide toi, Le ciel t’aidera” (Hãy tự cứu rồi trời cứu). Đồ vất đi, người ta lượm, rửa lại cho sạch sẽ, hết bụi bặm, rồi gắn lại, xài vẫn còn được như thường. Đồ bị mất, vất trong thùng rác mèo tha chó gậm, hay máy xay đã nghiền nát, ngưòi ta còn làm hàng giả như không, ai mà thấy?

Ngẫm nghĩ thì cảnh sát đời nay cũng lạ. Làm một chuyện “dấu đầu lòi đuôi” mà vẫn cứ làm. Không cho nguòi ta biết tên, first name hay last name của nạn nhân trong vụ bà Kiều này đã đành đoạn lấy đi của quí của người chồng đang ly dị vào lúc ông nay đã 60 chẳng còn mấy năm nữa để làm ăn. Họ dấu tên để bảo vệ “uy tín” của ông và không làm ảnh hưởng đến những quan hệ ông có thể có mai sau với những phụ nữ khác. Thế nhưng người ta lại biết khá nhiều về ông, chẳng hạn như ông còn sung lắm. Bà 48 tuổi lẽ ra còn sung hơn ông, mà còn chịu thua khi thấy ông có những “inappropriate relationship” ngay trước mặt bà đến chỗ hai người phải ly dị. Và quan trọng hơn nữa, nếu bà tên Becker, thì tên ông là gì nếu không phải là Becker?

Cũng qua bài báo này, ngưòi ta cũng được biết để đề phòng: ông Mỹ Becker này không phải là nạn nhân đầu tiên mà thủ phạm là ngưòi Việt. Ít nhất cách đây sáu năm, một phụ nữ có tên cũng bắt đầu bằng chữ K, Kim Tran, cũng đã quyết định thay chồng cắt bỏ một thứ mà bà chẳng còn cần, chẳng dùng được, hay không thích dùng chung, mà không hỏi ý kiến của ông.

Có thể chỉ là sự trùng hợp trong vần K, chớ nên vì thế xa lánh những phụ nữ có tên Khanh, Khánh, Kiên, Kính, Khiêm, … Nhưng sự đề cập đến tên bà Kim Trần này làm cho ngưòi ta liên tưởng đến một phương cách hay giải pháp nếu không là tập quán văn hóa của phụ nữ Việt Nam giải quyết những mối quan hệ với chồng hay bạn trai khi đã đến giai đoạn: “Anh đi đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi”. Thời gian qua nhanh quá, và nhiều chuyện người ta khó nhớ nổi trước những diễn tiến thời sự quan trọng hơn, cho nên chẳng hiểu thời xưa ở Saigon, khi người ta chưa biết sử dụng những thứ thuốc mê để làm cho người chồng bị bất tỉnh cho người vợ dễ hành sự, thì làm sao người ta làm được chuyện thường được tóm gọn trong bốn chữ trên báo chí Saigon thời đó: “dây kẽm buộc chim”. Phụ nữ ta… đúng là tài tình, đảm đang, sáng tạo thật.

Còn quá sớm để được biết mẫu tin này sẽ tác động thế nào đến xu hướng hôn nhân Mỹ Việt trong tương lai có chuyển hướng hay chăng (người Mỹ sẽ sợ phụ nữ Việt Nam hơn hay tin hơn những câu chuyện chị Út Tịch, chị Tư Hậu và “đội quân tóc dài” có “dáng đứng Bến Tre” của mấy nhà “sử học” hoang đường ở Hà Nội) , và biến động trên thị trường chứng khoán vì vụ này mà ra. Tờ LAT viết: “Những hành động của một phụ nữ ở miến Nam California đã thiến đi dương vật của chồng đã gây hãi hùng cho đàn ông trên cả nước, và có lẽ còn làm chấn động cả thế giới” (The actions of a Southern California woman who allegedly cut off her husband's penis has horrified men throughout the country, perhaps even the world). Trong lúc đó, sau khi đội tuyển phụ nữ Nhật Bản hôm thứ tư thắng được Thụy Điển 3-1 tại nước Đức để vào chung kết giải vô địch bóng đá thế giới (Women’s World Cup) với nước Mỹ vào hôm chủ nhật này, người ta bình luận “Trong tình hình nước Nhật tơi tả vì chưa khắc phục được hậu quả của vụ động đất, sóng thần cùng tai nạn ở nhà máy hạt nhân ở Fushikawa, chiến thắng bất ngờ của những cô gái Nhật Bản ở giải vô địch này làm cho thế giới không bao giờ có thể nói hết được niềm khâm phục và ngưỡng mộ sâu xa đối với một đất nước thực sự anh hùng, có tinh thần dân tộc, có tư cách, có nhân tính…”

Thế nhưng chiển thắng của đội Nhật Bản cũng chỉ làm được môt bài báo, còn vụ này… đến cả mấy ngày sau vẫn còn tạo cảm hứng cho báo chí không chỉ trong vùng, mà cả trong tiểu bang, và cả nước. Sự thành công của vụ này là ở chỗ bỗng dưng không ít người trong nam giới hoảng hồn, và chỉ hoàn hồn sau khi tờ báo này trấn an: “Đáng ngạc nhiên thay, việc hủy hoại báu vật không phải là một sự kiện bất thường, và những nhà giải phẫu đã phát triển đươc nhiều loại kỹ thuật để giài quyết vấn đề này”. Tờ báo đề cập đến trường hợp của cô Lorena Bobbitt, cắt của chồng và ném ra ngoài cửa xe khi xe đang chạy. Thế mà người ta chịu khó lần mò theo dấu bánh xe, rốt cuộc reo lên “Eureka, nó đây rồi”, phủi bụi và gắn lại cho John, ông chồng. Nhờ thế mà “John Bobbitt đi vào ngành điện ảnh và là môt tài tử nổi tiếng trong những phim không cần chuyên viên thiết kế trang phục.

Bỏ đi những chuyện hoang đường cổ sử về một ông thần ở Ai Cập, hay chuyện “Cách mạng tháng Mười” ở đất nước Lenin, những người nổi dậy, phần lớn là phụ nữ, đã đồng lòng muôn người như một cắt đi vũ khí chiến lược đối với các mệnh phụ trong triều Nga hoàng của giáo sĩ Rasputin, và còn liệng ông chết trôi sông. Tờ báo này kể chuyện bà Kim Tran ở Anchorage, Alaska, đã cắt của ngưỏi bạn trai 44 tuổi của mình vì ông này đi lấy bà cô của cô. Cô bỏ nó trong bàn cầu và giật nước. Thế mà các nhân viên của sở “tiện ích công cộng” chịu khó đào hầm cầu, một tay bịt mũi một tay vớt lên, xịt nước cho sạch sẽ, gắn lại, ông này còn dùng nó ngon lành cho đến nay.

Bài báo của LAT đi vào nhiều chi tiết kỹ thuật phức tạp khó nhớ khó viết về “phục hồi chức năng” ngay cả trong trường hợp “Thôi rồi còn chi đâu em ơi, Có còn lại chăng dư âm thôi Trong cơn thương đau men đắng môi”. Và đương nhiên, cũng như nhiều bài báo khác, nó có tác dụng vừa tích cực vừa tiêu cực: tích cực là làm cho nam giới vững lòng tin hơn, và tiêu cực là bởi thế cho nên có thể con người vẫn “chứng nào tật nấy”. Bad habits die hard!

No comments:

Post a Comment