Showing posts sorted by relevance for query Tượng Thương Tiếc ở Nghĩa Trang Quân Đội đỉnh danh vọng và đáy địa ngục. Sort by date Show all posts
Showing posts sorted by relevance for query Tượng Thương Tiếc ở Nghĩa Trang Quân Đội đỉnh danh vọng và đáy địa ngục. Sort by date Show all posts

4/30/16

TƯỢNG THƯƠNG TIẾC Ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI- ĐỈNH DANH VỌNG VÀ ĐÁY ĐỊA NGỤC

Nguyễn Tuấn Khoa

29-4-2016

Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.

Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.

Miền Nam Việt Nam trước 1975 không ai không biết đến điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu, tác giả bức tượng Thương Tiếc đặt tại nghĩa trang quân đội trên xa lộ Biên Hòa năm 1966. Chính đứa con mà ông yêu quý nhất này đã đưa ông lên đỉnh danh vọng để rồi đẩy ông xuống đáy địa ngục. Ký ức tháng Tư đen cùng câu chuyện hơn 41 năm qua lời kể của thầy tôi, thật nặng nề.

4/3/23

THƯƠNG TIẾC



Thương Tiếc

Bức tượng đồng đen nói rất nhiều,
Mây bay gió cuốn cõi phiêu diêu,
Chiến binh nằm xuống thời ly loạn,
Phủ lá cờ thiêng lúc xế chiều.

Mũ sắt không che được nỗi sầu
Nằm nghiêng chiếc súng cũng chìm sâu
Binh phục thời chiến mùi khói lửa
Phảng phất nỗi buồn thương nhớ nhau.

Thấy bức tượng đồng thời chiến chinh
Bao nhiêu nấm mộ chết vô tình
Mới đây mà đã bao năm tháng
Cỏ mọc xanh rì cứ lặng thinh.

Anh Nguyễn Thanh Thu mở quán văn
Lấy tên ‘‘Tượng Đá ’’ ý trung thành (1)
Bao năm tù tội không lay chuyển
Son sắt như là tượng đá xanh.
Lê Đình Thông
---
(1) Quán ‘‘Tượng Đá’’, 176 Nguyễn Thượng Hiền
Quận 1 - Gò Vấp.

Bài Họa “Thương Tiếc”

  

Tượng đồng Thương Tiếc người biết nhiều

Tự tại cùng mây gió phiêu diêu

Hồn thiêng chiến binh thời ly loạn

Phảng phất chốn xưa trong sớm chiều.

 

Bao năm chưa phai vong quốc sầu

Ngày qua tháng lại hận càng sâu

Nào dễ quên ai gieo khói lửa

Một lòng chung sức đoàn kết nhau.

 

Tượng đồng gợi nhớ thời chinh chiến

Bao nấm mộ hoang trong vô tình

Phơi sương phủ nắng cùng năm tháng

Theo gió hồn gọi vẫn lặng thinh.

 

Tượng đã không còn mở quán văn

Bền tâm ý tưởng vẫn trung thành

Gông cùm xiềng xích không lay chuyển

Lòng vững nào thua núi đá xanh.

Võ Thành Xuân



Bài đọc thêm : 

3/27/13

Con chó vện và người tù cải tạo

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của mình, đã có bao nhiêu người “sinh Nam, tử Bắc” và trong số nầy có anh Lê Xuân Đèo là cánh chim lìa đàn rất sớm.

Giữa tháng 10 năm 1976. Một nhóm tù chính trị Miền Nam khoảng 100 người, từ nhà tù Sơn La lâu đời, nằm trên vùng núi cao đèo heo hút gió của tỉnh Sơn La, phía bắc giáp Yên Bái - Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ - Hòa Bình, phía Nam giáp Lào, chúng tôi được di chuyển về Hoàng Liên Sơn (Nghĩa Lộ) và tôi gặp anh bạn tù Lê Xuân Đèo tại Trại 6, Liên trại 2, một vùng núi non hiểm trở có cái tên thật mộng mơ: “Khe Thắm” thuộc huyện Văn Chấn.