8/29/18
Những Vì Sao - Tự Vịnh (họa vận)
8/25/18
Lá Rụng Về Cội
Nguyễn Thị Cỏ May
Ngày 11 tháng 8/2018, Việt nam có 2 nhà ly khai lớn ra đi: Ông Bùi Tín và Ông Tô Hải. Chỉ trước sau 15 giờ. Cả hai đều hưởng thọ 91 tuổi. Sanh và chết cùng năm.
Ông Tô Hải mất ở Sài gòn (Phú Nhuận), tang lễ ở Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu thế hôm 13 tháng 8. Ngoài gia đình, có hơn trăm người tham dự tang lễ vì lòng tiếc thương và kính trọng người nghệ sĩ đã can đảm vứt bỏ cái cộng sản để trở thành người Việt nam lương thiện. Ông mất cũng không phải ở quê quán, sanh ở Hà nội, nguyên quán Thái Bình. Trong những ngày cuối đời, ông được bà vợ chăm sóc.
Ông Bùi Tín, nhà báo, cựu đại tá quân đội Bắc việt, sống lưu vong rồi tỵ nạn cộng sản tại Paris từ sau năm 1990. Xa hẳn gia đình cho tới ngày mất. Suốt thời gian nằm bịnh viện ở thành phố Sevran và sau cùng chuyển qua bịnh viện ở thành phố Montreuil (đều ở ngoại ô Đông-Bắc Paris) để chữa trị thận, ông được nhiều bạn bè, đủ lứa tuổi, đủ địa phương, thay phiên nhau tới thăm viếng ông mỗi ngày. Thấy bịnh tình của ông quá xấu, chị CD liên lạc với 2 người con của ông ở Hà nội và Vancouver, Canada, báo tin. Nhơn dịp này, ông có nói chuyện được với con. Ông mất ở đây.
8/16/18
Tang lễ nhạc sĩ Tô Hải, ‘thằng hèn’ mà không hèn!
(Hình: Nhật Bình/Người Việt)
Tang lễ tiễn đưa nhạc sĩ Tô Hải, tác giả cuốn ‘Hồi ký của một thằng hèn’ diễn ra vào chiều 13 Tháng Tám 2018 tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, thuộc dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, Quận 3.
8/12/18
Hồi Ký “Một Chuyện Tình”
Xóm nhỏ ngày xưa tôi biết em,
Một chiều khi nắng đổ bên thềm
Em ngồi hong tóc gần khung cửa
Có con bướm nhỏ lượn kề bên..
Từ ấy tim tôi bỗng rộn ràng
Muốn thành con bướm để bay sang
Ngỏ cùng bên ấy, rằng tôi đã
Tương tư hình bóng, trót yêu nàng.
Lịch sử công viên Tao Đàn – vườn Bờ Rô thuở sơ khai
Những người từng sống ở Sài Gòn không ai không biết đến công viên Tao Đàn còn gọi là vườn Bờ Rô. Thật ra tên Bờ Rô trước đây được mọi người biết tới nhiều hơn là tên công viên Tao Đàn. Lịch sử của nó đã hàng trăm năm bắt đầu từ lúc người Pháp xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn từ năm 1859/1860 và bắt đầu xây dựng thành phố này.
Vào thế kỷ 18, thoạt đầu khu vườn này có tên là vườn ông Thượng, ông Thượng đây chính là tả quân Lê Văn Duyệt Tổng trấn Gia Định tức Thượng công Lê Văn Duyệt. Ông đã lập tại đây một vườn kiểng để thưởng lãm và xem hát bội. Sau khi Lê Văn Duyệt mất khu vườn này trở thành hoang phế. Khi người Pháp đến, họ cho xây dựng lại khu vườn này cùng thời gian xây dinh toàn quyền và nằm chung với dinh.
Phi công Vietnam Airlines tiết lộ chi 20,000 Mỹ kim để ‘chạy bằng’
Ảnh: Người Lao Động
Dư luận trong nước đang xôn xao về việc một số phi công của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines mới đây lên tiếng tố cáo về việc họ phải chi hàng chục ngàn Mỹ kim để được công nhận bằng lái máy bay dân dụng.