10/11/23

Xung đột Israel-Hamas - Tại sao Dải Gaza là tâm điểm của xung đột giữa Israel và Palestine ?

 RFI Tiếng Việt - Đăng ngày 9/10/2023. Chi Phương

Cuối tuần vừa qua, tổ chức Hamas (Phong trào kháng chiến Hồi giáo) đã bất ngờ tấn công Israel, phóng hàng ngàn tên lửa, các nhóm chiến binh đột nhập vào nhiều nơi sát gần dải Gaza. Theo thống kê sơ bộ, hàng trăm người Israel thiệt mạng, hàng ngàn người bị thương và rất nhiều người bị bắt làm con tin. Đây là cuộc xung đột mới nhất giữa hai hai kẻ thù « không đội trời chung » từ hàng thập kỷ qua. 

Ảnh hinh họa

Kể từ khi nhóm phiến quân Hồi giáo Hamas vào năm 2007 kiểm soát được dải Gaza (Gaza) nhỏ bé với hơn 2 triệu dân sinh sống, nơi đây trở thành điểm xung đột quân sự đẫm máu giữa Israel và người Palestine.     

Hamas là gì ?
Hamas dịch từ tiếng Ả Rập có nghĩa là phong trào kháng chiến Hồi Giáo, được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của Israel ở Gaza và Cisjordanie (Bờ Tây Jordanie) – hai lãnh thổ “tị nạn” chủ yếu của người Hồi giáo Palestine.

Sau khi được thành lập, Hamas đã soạn ra Hiến Chương, tuyên bố rằng “Palestine được Thượng Đế ban tặng cho người Hồi giáo” và yêu cầu tất cả người Hồi giáo chống lại những kẻ thù “chiếm đoạt” những vùng đất đó. Hamas muốn xoá bỏ Israel và khôi phục Palestine thành một quốc gia Hồi giáo. Vào năm 2017, theo trang Sky News, có thông tin cho rằng Hamas đã sửa đổi Hiến Chương, chấp nhận Nhà nước Palestine nằm trong các biên giới đã tồn tại trước Chiến tranh Israel Sáu ngày năm 1967.

Hiện nay, tổ chức Hamas do Ismail Haniyeh lãnh đạo, kiểm soát và quản lý dải Gaza. Tổ chức này bị Israel và hầu hết các nước phương Tây như Mỹ, Canada và các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu coi là khủng bố. Tuy nhiên một số nước khác như Iran công nhận Hamas là chính quyền hợp pháp tại Gaza. Theo trang Wall Street Journal, Iran cũng được cho là nước đã hỗ trợ Hamas trong cuộc tấn công quy mô lớn và công phu của tổ chức này vào Israel cuối tuần vừa qua.

Theo một số chuyên gia, Iran muốn hỗ trợ xung đột để ngăn Ả Rập Xê Út xích gần lại Israel.

Dải Gaza là khu vực như thế nào ?
Dải Gaza dài 40 km và rộng khoảng 14 km, được bao quanh bởi Israel, Ai Cập và biển Địa Trung Hải. Vùng đất này từng nằm dưới sự cai trị của đế chế Ottoman và sau đó là đế quốc Anh. Dải Gaza đã trở thành nơi tị nạn của hơn 200 000 người Palestine, phải rời bỏ quê hương sau Chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948. Ai Cập cai trị Gaza cho tới khi khu vực này rơi vào tay của Israel trong cuộc Chiến 6 ngày 1967. Năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza, từ bỏ các khu định cư cho người Israel.

Trong khoảng một thập kỷ, cho đến năm 2006, dải Gaza nằm dưới sự quản lý của cơ quan quyền lực Palestine, cơ quan này cũng quản lý Bờ Tây Jordanie. Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) với nòng cốt là phong trào Fatah, đã chi phối mạnh mẽ cơ quan quyền lực Palestine và đã ký một thỏa thuận hòa bình với Israel.

Tháng Giêng năm 2006, Hamas chiếm được đa số trong cuộc bầu cử lập pháp. Vốn không thừa nhận sự tổn tại của Nhà nước Do Thái và chống Israel cực đoan, Hamas đã xung đột với Fatah. Và đến năm 2007, Hamas rút sang Gaza. Israel ban hành lệnh phong tỏa, với lý do “bảo vệ người dân của mình”.

Kể từ đó, các cuộc đối đầu đẫm máu đã xảy ra giữa Israel và Hamas ở Gaza. Trong khi Hamas kiểm soát an ninh ở Gaza, nguồn tài trợ cho y tế, năng lượng và các dịch vụ khác chủ yếu đến từ Liên Hiệp Quốc và các nước ngoài, trực tiếp hoặc thông qua chính quyền Palestine.

Tại sao Hamas lại tổ chức cuộc tấn công có quy mô lớn vào Israel cuối tuần vừa qua ?

Theo trang The Guardian, hiện vẫn chưa rõ lý do chính xác, nhưng có thể nói rằng tình trạng bạo lực đã gia tăng từ nhiều tháng qua giữa quân đội cũng như người Israel và người Palestine ở Bờ Tây.

Tuần trước, một số người Do Thái đã đến cầu nguyện bên trong Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem, vốn được gọi là một trong ba nơi linh thiêng nhất của người theo đạo Hồi (sau Mecca và Medina ở Ả Rập Xê Út). Nhưng trong đạo Do Thái đây cũng là một địa điểm linh thiêng. Những người Hồi giáo cho rằng hành động cầu nguyện là khiêu khích. Hamas gọi chiến dịch tấn công hiện tại là trận « Mưa bão al-Aqsa ».

Ngoài ra, việc bị Ai Cập và Israel phong toả trong gần 16 năm đã khiến kinh tế của dải Gaza kiệt quệ, người dân khốn đốn.

Hamas và Israel đã 4 lần gây chiến, nguồn căn của các cuộc xung đột là do đâu ?

Kể từ khi Israel rút quân khỏi dải Gaza, đây là cuộc chiến thứ năm giữa Hamas và Israel. Bốn cuộc chiến trước đó xảy ra vào những năm 2008, 2012, 2014 và 2021. Cuộc xung đột đẫm máu nhất là năm 2014, kéo dài 7 tuần, khiến hơn 2000 người Palestine và 74 người Israel (trong đó 68 người là binh sĩ) thiệt mạng.

Cũng giống như nhiều nước ở Trung Đông, Hamas phẫn nộ với việc thành lập nước Israel năm 1948, sau Đệ Nhị Thế Chiến, vốn được nhiều nước phương Tây ủng hộ. Theo trang Skynews, Hamas và các nhóm Palestine khác cho rằng lãnh thổ của họ bị đánh cắp, và người Palestine là chủ sở hữu, người chiếm đóng hợp pháp.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Israel cho rằng khu vực này là quê hương tổ tiên của người Do Thái, vốn đã bị lưu đày sau cuộc xâm lược của Đế quốc Babylon hơn 2.500 năm trước.

Vào ngày 29/11/ 1947, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết, khuyến nghị phân chia lãnh thổ của người Israel, từng là thuộc địa của Anh Quốc thành khu vực cho Nhà nước Do Thái, các nước Ả Rập và khu vực Thánh địa tách biệt. Tuy nhiên bạo lực đã nổ ra ngay lập tức giữa phe Do Thái và phe Ả Rập. Israel được tuyên bố độc lập ngày 14/05/1948 thì ngay hôm sau các quốc gia láng giềng Ả Rập đã tham chiến. Cuối cùng Israel đã chiếm được một nửa lãnh thổ mà Liên Hiệp Quốc vốn chia cho các Nhà nước Ả Rập.

Theo Sky News, tại khu vực Bờ Tây mà Israel đã chiếm được, nhiều khu vực định cư của người Do Thái được xây dựng khiến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từng lên án Israel « vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế ».

Cuộc xung đột đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng từ hàng thập kỷ qua, cả người Palestine lẫn người Do Thái. Ai là bên vi phạm nhân quyền ?

Hamas đã bị cáo buộc vi phạm quyền con người ở Gaza qua các vụ hành quyết, tra tấn, bắt cóc. Tổ chức từng có liên hệ với phong trào Huynh đệ Hồi giáo, cũng bị cáo buộc bởi các tổ chức nhân quyền vì hạn chế quyền tự do ngôn luận, hội họp.

Vào năm 2022, chính quyền Hamas ở Gaza đã hành quyết 5 người Palestine vì bị cáo buộc làm gián điệp cho Israel. Nhiều tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông đã cung cấp bằng chứng về việc Hamas bắn tên lửa vào các khu đông dân cư, sử dụng người dân làm bia đỡ đạn.

Tuy nhiên, Israel cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Tổ chức Amnesty International đã cáo buộc Israel « áp bức » người dân Palestine, phân biệt chủng tộc, cả ở Israel và các vùng đã chiếm đóng. Amnesty International đã cáo buộc Israel « chiếm giữ đất đai, tài sản, gây thương tích nghiêm trọng » đối với người Hồi giáo Palestine.

10/9/23

BYD – TESLA: CUỘC ĐUA SONG MÃ CỦA HAI GÃ KHỔNG LỒ XE ĐIỆN

Nam Nguyễn - Vn Economy

Nếu bạn đang ở Mỹ và nghĩ về xe điện, cái tên đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn gần như chắc chắn là Tesla Inc. Nhưng thực tế, BYD là cái tên duy nhất trên thế giới đang là đối trọng với Tesla.



Trên thực tế, năm 2022, BYD Co. đã bán được nhiều xe hơn Tesla trên toàn cầu. Đây không phải là một phép so sánh hoàn hảo vì Tesla đều là xe điện, trong khi BYD bán cả xe điện và xe plug-in hybrid. Tuy nhiên, các công ty này hiện là hai người chơi lớn nhất trong lĩnh vực mà nhiều nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu đang theo đuổi.

Nhà phân tích Corey Cantor của BloombergNEF giải thích thành công của BYD trong thị trường đang bùng nổ và lý do tại sao giờ đây nó có thể dễ bị đẩy lùi khi các thị trường cạnh tranh tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng chiến lược là xe điện và sản xuất pin.

Tháng trước, Ấn Độ đã bác đề xuất của BYD về việc hợp tác xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện trị giá 1 tỷ USD với một công ty địa phương. Trong khi đó, chính quyền Biden đã công bố khoản đầu tư hàng tỷ USD và các biện pháp hỗ trợ khác cho ngành công nghiệp pin và xe điện của Mỹ.

Cantor nói: “BYD đã phát triển rất nhanh và hoạt động dưới tầm kiểm soát. Bây giờ mọi người đang chú ý”.

Năm ngoái, BYD đã vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới với hơn 1,85 triệu xe điện được bán ra. Đó là một mức tăng đáng kinh ngạc so với 200.000 chiếc được bán vào năm 2019.

Tuy nhiên, như Cantor lưu ý, đó không hẳn là một phép so sánh quá hợp lý vì hầu hết xe điện của BYD là xe plug-in hybrid trong khi Tesla vẫn là hãng bán xe điện chạy bằng pin lớn nhất, với 1,3 triệu chiếc được bán vào năm 2022.

Hai nhà sản xuất ô tô đang tranh giành một thị trường toàn cầu đang bùng nổ với doanh số bán 10,5 triệu xe điện mới vào năm 2022. Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường lớn nhất tính theo tỷ lệ phần trăm xe chở khách mới, đạt doanh số gần 6,1 triệu xe điện chở khách trong năm và mang lại quy mô cho các đối thủ như BYD.

Ngoài việc chiếm ưu thế về tốc độ tăng trưởng và doanh số bán hàng, Trung Quốc cũng đang dẫn đầu về công nghệ pin, với việc các công ty trong nước đang giảm chi phí không ngừng. Cantor cho biết, trong khi giá trung bình của pin lithium-iron đã tăng lần đầu tiên vào năm ngoái, theo số liệu của BNEF, “kiến thức tích lũy hàng thập kỷ về pin” của Trung Quốc đã cho phép các công ty như BYD có khả năng cạnh tranh cực cao trong việc hạ giá chúng xuống.

Đồng thời với việc BYD tăng cường sản xuất, đã có sự bùng nổ về xe điện và đầu tư vào pin ở Mỹ, một phần được xúc tác bởi Đạo luật Giảm lạm phát. Khoản đầu tư được trợ cấp công khai ở mức cao này là một nỗ lực để phù hợp với việc Trung Quốc đang nuôi dưỡng ngành công nghiệp xe điện nội địa của mình, bao gồm các biện pháp như cung cấp các ưu đãi tài chính trực tiếp cho các nhà sản xuất xe điện cho mỗi đơn vị bán được.

Theo Cantor, một trong những điều mà các công ty Mỹ đang nhận ra là họ phải coi trọng vấn đề pin hơn. Ông nói thêm: “Tôi nghĩ rằng nhiều nhà sản xuất ô tô đã tránh xa phần pin, giống như họ đã tránh xa bộ phận sạc điện trong một thời gian quá dài. Vì vậy tôi nghĩ đó là bài học lớn, bài học rút ra: Trung Quốc đầu tư vào mảng pin và các công ty ô tô đang hiểu rằng đó là chìa khóa cho sản phẩm EV cốt lõi".

Tất nhiên, BYD và Tesla không phải là những công ty duy nhất sản xuất xe điện. Tại Trung Quốc, thị trường nội địa Trung Quốc vẫn có tính cạnh tranh cao với số lượng công ty sản xuất xe điện đã giảm xuống còn khoảng 100 công ty đăng ký từ 500 công ty vào năm 2019.

Cantor nhận định: “Khi tôi nói chuyện với những người ở Mỹ, Tesla thực sự đã vượt xa người dẫn đầu. Còn ở Trung Quốc, bạn có tất cả mọi người và các nhà sản xuất ô tô mới như NIO đang bán xe điện. Nhưng ngay cả GM cũng có liên doanh mini bán trăm nghìn chiếc”.

Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang làm mưa làm gió ở Trung Quốc, truất ngôi Volkswagen AG để trở thành thương hiệu xe hơi bán chạy nhất quốc gia trong quý đầu tiên của năm 2023 - một sự phá vỡ đáng kể sự thống trị của Volkswagen kể từ ít nhất là năm 2008. Một lý do cho sự thay đổi: Trong quý đó, BYD chiếm 39% doanh số bán xe năng lượng mới (xe điện hoặc hybrid) - hoặc 12% tổng doanh số bán xe du lịch - tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội xe khách Trung Quốc.

Steve Westly, cựu giám đốc Tesla, hiện là đối tác quản lý của Westly Group, một nhà đầu tư giai đoạn đầu về năng lượng và di động, cho biết: “Theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, BYD đã xuất thân từ hư không để trở thành một trong những công ty xe hơi lớn trên thế giới. Một số người sẽ nói rằng họ đã vượt qua Tesla”.

Được điều hành bởi người sáng lập kiêm Chủ tịch Wang Chuanfu, BYD, viết tắt của cụm từ “Build Your Dreams”, là một ví dụ cụ thể về giấc mơ Trung Hoa của chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả việc trở lại vị trí trung tâm của các vấn đề kinh tế thế giới. Với những chiếc xe hiện đã được bán tại 53 quốc gia và khu vực trên thế giới, BYD là nhà sản xuất ô tô lớn nhất mà hầu hết mọi người chưa từng nghe đến.

Một trong những điểm mạnh lớn nhất của BYD đến từ chiến lược tích hợp theo chiều dọc của công ty. Ban quản lý cho rằng việc sản xuất nhiều bộ phận hơn trong nhà dẫn đến kiểm soát chi phí tốt hơn và phương tiện rẻ hơn. Không giống như nhiều nhà sản xuất ô tô khác, BYD sản xuất pin của riêng mình (hiện là nhà sản xuất tế bào pin số 2 thế giới) và chất bán dẫn của riêng mình, điều này phần lớn bảo vệ họ khỏi những rắc rối của chuỗi cung ứng đã cản trở các nhà sản xuất khác trong đại dịch Covid-19.

Đọc thêm:

10/6/23

Các hạt 'chấm lượng tử' nhỏ bé đoạt giải Nobel hóa học

Moungi Bawendi, Louis Brus và Alexei Ekimov nhận giải thưởng cho công trình nghiên cứu các hạt nano phát sáng được sử dụng trong các lĩnh vực từ điện tử đến phẫu thuật.

Thông báo chính thức về những người chiến thắng được đưa ra sau một vụ rò rỉ trước đó trong ngày.  Getty



Ba nhà hóa học đã dự đoán và là người đầu tiên tạo ra các chấm lượng tử (‘quantum dot’ particles) – những tinh thể có kích thước nano tương tác với ánh sáng theo những cách khác thường – đã được trao giải Nobel Hóa học.

Moungi Bawendi tại Viện Công nghệ Massachusetts ở Cambridge, Louis Brus tại Đại học Columbia ở Thành phố New York và Alexei Ekimov tại công ty Nanocrystals Technology có trụ sở tại Thành phố New York, mỗi người sẽ nhận được 1/3 trong số 11 triệu krona Thụy Điển (1 USD). -triệu) giải thưởng.

Mark Green, nhà vật lý tại King's College London, cho biết: “Đó là một kết quả đáng kinh ngạc đối với cộng đồng chấm lượng tử. “Các khuôn khổ lý thuyết do Brus và Ekimov cung cấp đã được hiện thực hóa nhờ bài báo chuyên đề của Bawendi vào năm 1993, từ đó nền khoa học này ra đời.”

Chấm lượng tử là các tinh thể bán dẫn chỉ bao gồm vài nghìn nguyên tử, có một số tính chất của các nguyên tử đơn lẻ. Điều này cho phép chúng được điều chỉnh để có thể phát ra các bước sóng ánh sáng cụ thể. Ví dụ, các chấm lượng tử rất nhỏ của cadmium selenide có thể phát ra ánh sáng xanh, nhưng các tinh thể lớn hơn của cùng hợp chất lại phát ra ánh sáng đỏ. Chấm lượng tử được sử dụng trong các ứng dụng cần bước sóng ánh sáng cụ thể, từ màn hình tivi sáng đến hình ảnh sinh học.

Tên của những người chiến thắng đã bị rò rỉ vài giờ trước khi có thông báo chính thức, khi một thông cáo báo chí vô tình được gửi qua email cho giới truyền thông Thụy Điển. Tại một cuộc họp báo sau thông báo, Bawendi nói rằng anh ấy đã "ngủ say" và do đó không biết về vụ rò rỉ. Ông bị đánh thức bởi cuộc gọi từ ủy ban Nobel và cảm thấy “rất ngạc nhiên, buồn ngủ, sốc” và “rất vinh dự” khi biết mình đã đoạt giải. “Tôi không nghĩ mình sẽ nhận được giải thưởng này, bởi vì tất cả chúng tôi đều cùng nhau làm việc này,” anh nói. “Vẫn còn rất nhiều việc thú vị phải làm trong lĩnh vực này.”

Nối các dấu chấm

Ekimov là người đầu tiên báo cáo việc quan sát thấy các hiệu ứng ánh sáng phụ thuộc vào kích thước, trong thủy tinh màu có pha tạp các hạt clorua đồng, vào năm 1981 . Hai năm sau, Brus mô tả việc tạo ra các chấm lượng tử trong một dung dịch, đồng thời quan sát các hạt bán dẫn cho các ứng dụng năng lượng mặt trời . Green nói: “Chính Brus là người đã tạo ra mối liên hệ giữa chất bán dẫn và kích thước hạt. Nhưng “nó vẫn là một hệ thống vật liệu tương đối khó tiếp cận và kém phát triển cho đến khi Bawendi phát triển ngành hóa học”.

Bawendi đã khám phá ra cách tạo ra các chấm lượng tử ở các kích thước cụ thể, kết hợp các kỹ thuật vô cơ và cơ kim để điều khiển chính xácPhương pháp này liên quan đến việc bơm các thành phần hóa học vào dung môi nóng cho đến khi nó bão hòa, khiến các tinh thể hình thành đột ngột. Khi hỗn hợp được lấy ra khỏi nhiệt, sự phát triển của tinh thể chậm lại. Các chấm thu được đều có cùng kích thước và chất lượng.

Ủy ban Nobel đã chứng minh tính chất quang học của chấm lượng tử bằng cách sử dụng các bình chứa các hạt có kích thước khác nhau dưới ánh sáng cực tím. 

Christopher Murray, một nhà hóa học tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, một nghiên cứu sinh tiến sĩ đang làm việc tại Đại học Pennsylvania, cho biết: “Nếu bạn muốn mọi nguyên tử đều có thể đếm được và có thể làm điều đó theo cách có thể mở rộng thì cách tiếp cận của một nhà hóa học là một phương pháp rất có giá trị”. với Bawendi vào thời điểm đó và là đồng tác giả của bài báo năm 1993. Anh ấy nói rằng anh ấy thực sự rất vui khi biết tin này, sau khi thức dậy mà không biết gì về cuộc tranh cãi về vụ rò rỉ.

Ông giải thích rằng các hiệu ứng lượng tử mang lại tên gọi cho các hạt đến từ cách các electron và mức năng lượng lượng tử của chúng thay đổi khi các hạt ngày càng nhỏ hơn. Khi các chấm lượng tử đạt đến kích thước nano, các electron bắt đầu bị giới hạn bởi kích thước của môi trường xung quanh. Khi kích thước đó trở nên nhỏ hơn thể tích tự nhiên mà một electron có thể di chuyển xung quanh, các electron sẽ phản ứng bằng cách thay đổi mức năng lượng của chúng. Điều này lần lượt thay đổi cách các hệ thống đó tương tác với ánh sáng.

Cột mốc công nghệ nano

“Trong một thời gian dài, không ai nghĩ rằng bạn có thể thực sự tạo ra được những hạt nhỏ như vậy. Nhưng những người đoạt giải năm nay đã thành công,” Johan Åqvist, chủ tịch ủy ban Nobel về hóa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển ở Stockholm, cho biết trong buổi công bố. “Thành tựu này thể hiện một cột mốc quan trọng trong công nghệ nano.”

Các chấm lượng tử hiện đã trở thành xu hướng chủ đạo và được sử dụng trong màn hình tivi trong một ngành công nghiệp trị giá hàng triệu đô la. Murray cho biết, khi ông và Bawendi bắt đầu công việc của mình, đã có sự hoài nghi xung quanh việc liệu có đáng để tài trợ cho những nỗ lực kiểm soát vật liệu ở mức độ nhỏ như vậy bằng cách sử dụng hóa học hay không. “Thật vui khi thấy khoản đầu tư đó mang lại lợi nhuận đáng kể,” ông nói.

Murray cho biết hiện nay việc sản xuất các chấm lượng tử đã trở thành một quá trình hóa học khá đơn giản, họ có thể tìm thấy nhiều ứng dụng hơn. Việc có thể điều chỉnh cách một hạt tương tác với ánh sáng có thể giúp các kỹ sư phát triển các máy dò và cảm biến quang học chi phí thấp - một thành phần quan trọng của phương tiện vận chuyển tự động chẳng hạn. Cũng có thể tích hợp các chấm lượng tử vào các vật liệu có hình dạng, kết cấu và mật độ độc đáo.

Một khái niệm tương tự đã được áp dụng làm nền tảng cho điện toán lượng tử , nhằm mục đích khai thác các hiện tượng lượng tử để thực hiện các phép tính không thể thực hiện được với một máy tính thông thường. Các nhà nghiên cứu có thể chế tạo các thiết bị có đặc tính của các chấm lượng tử trên một con chip silicon, sau đó điều khiển spin của từng electron bị mắc kẹt trong chúng. Lieven Vandersypen, một nhà vật lý tại Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan, cho biết: “Cả hai loại chấm lượng tử đều nhỏ và việc giam giữ các electron trong các chấm lượng tử dẫn đến các quỹ đạo bị lượng tử hóa, giống như trong nguyên tử”.

10/5/23

Hứa Gia Ấn: Sự nghiệp thăng trầm của nhà sáng lập tập đoàn Evergrande

Mariko Oi, Phóng viên kinh doanh, 1 tháng 10 2023

Ông Hứa Gia Ân là người sáng lập tập đoàn bất động sản Evergrande

Hứa Gia Ấn, sáng lập viên và chủ tịch tập đoàn bất động sản khổng lồ Evergrande của Trung Quốc, từng là người giàu nhất châu Á.

Người đàn ông 64 tuổi phất lên từ gia cảnh khiêm tốn để trở thành người dẫn dắt đế chế kinh doanh khổng lồ. Tài sản của ông được ước tính là 42,5 tỷ USD khi ông đứng đầu danh sách người giàu nhất châu Á của tạp chí Forbes hồi 2017. Giờ đây, ông bị điều tra vì nghi vấn đã “phạm pháp hình sự” trong khi tập đoàn của ông phải gánh khoản nợ chừng 300 tỷ USD.

Hứa Gia Ân là ai?

Sinh năm 1958 trong một gia đình nông thôn nghèo, tuổi thơ của ông bị tác động bởi cuộc Đại Nhảy Vọt – chương trình nhằm công nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nông nghiệp của ông Mao Trạch Đông khiến hàng triệu người chết đói.

Ông Hứa được bà nuôi nấng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, sau khi mẹ ông qua đời vì nhiễm trùng máu khi ông mới tám tháng tuổi.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1982, ông làm kỹ thuật viên trong ngành sắt chừng 10 năm rồi trở thành một người bán hàng cho một công ty bất động sản ở Quảng Châu, phía nam Trung Quốc. Đó là nơi ông thành lập Evergrande năm 1996.

Tập đoàn phát triển nhanh chóng khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhờ các khoản vay lớn.

Ông Hưa tại một thượng đỉnh doanh nghiệp năm 2019 ở Quảng Châu

"Ông ấy là một ví dụ cho thấy ai cũng có thể trở nên giàu có nếu đủ thông minh và làm việc đủ chăm chỉ,” Alicia Garcia Herrero, kinh tế gia trưởng phụ trách khu vực Châu Á- Thái Bình Dương của Ngân hàng Đầu tư Pháp Natixis.

Ông Hứa, người đã là đảng viên hơn ba chục năm, được bầu làm thành viên Nhóm Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Nhóm tinh túy này gồm các quan chức chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp và là cơ quan cố vấn hàng đầu của Trung Quốc.

Một bức ảnh chụp ông tại đại hội đảng đeo một chiếc thắt lưng vàng của hãng thời trang xa xỉ Hermès trở nên viral trên mạng xã hội hồi 2012, mang lại cho ông biệt hiệu “ông anh thắt lưng”.

Tăng trưởng ấn tượng

Nhờ phát triển nhanh chóng, tập đoàn Evergrande đã thu hút được 9 tỷ USD hồi 2009 khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong.

Sự tăng trưởng này sau đó được đẩy nhanh bằng cách làm “dùng đòn bảy tối đa” của ông Hứa, theo Jackson Chan từ trang nghiên cứu thị trường tài chính Bondsupermart.

"Evergrande phát triển nhanh nhưng còn nhanh hơn sau khi ông Hứa kết bạn với một nhóm các tài phiệt bất động sản giàu có nhất ở Hong Kong và tập đoàn được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong,” ông Chan nói.

"Ông nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ những người bạn này vì họ mua cổ phiếu và trái phiếu để giúp công ty tăng trưởng.”

Mô hình kinh doanh của Evergrande là vay các khoản tiền rất lớn sau đó bán ráo riết các căn hộ còn chưa xây. Đơn vị bất động sản của tập đoàn có hơn 1300 dự án tại hơn 280 thành phố của Trung Quốc, theo trang web của họ.

Đế chế kinh doanh của ông Hứa phát triển không dừng lại ở bất động sản mà còn lấn sang cả quản lý tài sản (wealth management), sản xuất xe điện và chế biết thực phẩm và đồ uống.

Họ cũng có cổ phần lớn trong đội bóng từng đứng đầu Trung Quốc, Quảng Châu FC.

Xuống dốc

Năm 2020, Bắc Kinh đưa ra luật mới để kiểm soát khoản tiền mà các công ty bất động sản lớn vay mượn.

Các biện pháp mới này khiến Evergrande phải bán bất động sản với giá giảm rất nhiều nhằm giữ doanh nghiệp khỏi phải đóng cửa. Nhưng giờ đây họ chật vật trả nợ.

Khủng hoảng này khiến định giá thị trường của tập đoàn giảm tới 99% và tài sản của ông Hứa tụt xuống chỉ còn 3,2 tỷ USD.

Nổi tiếng với lối sống xa hoa, ông Hứa Gia Ấn được cho là chủ sở hữu du thuyền này

Evergrande ngưng kinh doanh cổ phiếu ở Hong Kong khi ông Hứa trở thành tỷ phú mới nhất bị chính quyền điều tra.

Một số chuyên gia thấy có mối liên hệ giữa giới tinh hoa giàu có Trung Quốc bị điều tra và chính sách Thịnh vượng Chung của Chủ tịch Tập Cận Bình, một chính sách nhằm làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập.

Ông Hứa là “biểu tượng của sự giàu có tột cùng nhất là với lối sống xa hoa của ông ta, bay khắp thế giới bằng phi cơ riêng,” Dexter Roberts, Giám đốc các vấn đề TQ tại Trung tâm Manfield, Đại học Montana, nói với BBC.

"Ông Tập đã làm rõ rằng sự giàu có tột cùng, nhất là khi được thể hiện công khai như ông Hứa, không tốt cho nền kinh tế và xã hội TQ,” ông Roberts bình luận, nói thêm rằng ông Hứa được “coi là một mục tiêu tất nhiên”.

Mặc dù chưa có thông cáo chính thức nào về vụ điều tra ông Hứa, một bài tham luận trên tờ Hoàn cầu Thời báo chỉ ra rằng lợi ích của những công dân bình thường được đặt lên trên.

“Giảm thiểu tổn thất bằng mọi giá cho người mua nhà phải là mối quan tâm lớn nhất khi xử lỷ cuộc khủng hoảng Evergrande,” Hồ Tích Tiến, cựu tổng biên tập tờ Hoàn cầu Thời báo viết.
  • Vai trò,

10/2/23

Giải Nobel Y Khoa 2023 vinh danh hai nhà khoa học giúp phát triển vac-xin chống Covid

Thanh Hà - Rfi tiếng Việt ngày 02.10.2023

Giải Nobel Y Khoa 2023 về tay nhà nghiên cứu người Hungrary, bà Katalin Kariko, và đồng nghiệp người Mỹ, Drew Weissman. Ủy ban Nobel hôm nay 02/10/2023 vinh danh hai nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn chống Covid nhờ phát minh công nghệ ARN thông tin.


Nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko (P) và khoa học gia người Mỹ Drew Weissman đoạt giải Nobel Y Học 2023. © AP - Business Wire

Nhờ phát minh này mà vac-xin chống Covid đã được cho ra đời trong một thời gian « ngắn kỷ lục », giúp ngăn chặn một trong những mối « đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người ».

Hai nhà nghiên cứu Katalin Kariko và Drew Weissman cùng làm việc tại Đại Học Pennsylvanie - Hoa Kỳ. Cả hai từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá, như Lasker Award hồi năm 2021. Từ năm 2005, họ đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ thông tin ARN và nhờ đó các viện bào chế dược phẩm Pfizer/BioNTech và Moderna đã nhanh chóng cho ra đời vac-xin chống Covid, đối phó với virus SARS-CoV-2.

Giải thưởng Y Khoa là giải thưởng đầu tiên của mùa Nobel. Giải Nobel Văn Học và Hòa Bình rất được chú ý trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng hiện nay. Hai giải thưởng nói trên sẽ được công bố vào Thứ Năm và Thứ Sáu 05-06/10.



Xem thêm video:

9/29/23

Nấm-rễ cộng sinh: ‘‘Bí quyết 400 triệu năm tuổi’’ có giúp nhân loại thoát đại họa khí hậu?

Nghe phần âm Thanh:
Đại thảm họa chồng chất, do Trái đất bị hâm nóng, đang cận kề. Nhiệt độ toàn cầu sắp ‘‘tăng quá 1,5°C’’ so với thời tiền công nghiệp. Sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng hoá thạch ‘‘đã mở cánh cửa địa ngục với nhân loại’’, như cảnh báo của Liên Hiệp Quốc. Viễn cảnh đen tối ngày một khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cái khó làm ló cái khôn. Ít năm gần đây ‘‘nấm rễ’’ đang được hy vọng như một giải pháp chống biến đổi khí hậu hàng đầu, có thể giúp nhân loại thoát hiểm.
Nấm rừng mùa thu (ảnh minh họa)

“Nấm rễ” là gì ? Vì sao nhiều hy vọng được đặt vào “nấm rễ” ? Tạp chí của RFI tổng hợp thông tin về chủ đề này. Khách mời của Tạp chí hôm nay là giáo sư Marc-André Selosse, Viện bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên (MNHN), Paris, một chuyên gia trong lĩnh vực nấm rễ cộng sinh xứ ôn đới. Ông cũng là tác giả cuốn “L’Origine du monde : une histoire naturelle du sol à l’intention de ceux qui le piétinent” (tạm dịch là “Nguồn gốc của thế giới : Một lịch sử tự nhiên của đất, dành cho những ai bước đi trên đó mà không hay’’).

“Tấc đất” còn giá trị hơn cả “tấc vàng”. Bởi đất là ‘‘nguồn gốc” của sự sống, đất “nuôi dưỡng” sự sống, “bảo vệ” sự sống. “Đất” có ý nghĩa sống còn với sự sống như vậy, nhưng bản thân cuộc sống của đất, cuộc sống trong lòng đất lại là điều còn rất ít được biết đến, và rất ít được chú ý bảo vệ. “Nấm rễ cộng sinh” - một phần căn bản làm nên sự sống của rừng – cũng chính là một giải pháp chống biến đổi khí hậu hàng đầu, theo ghi nhận của giáo sư Marc-André Selosse, chuyên gia về nấm truffle (hay “nấm cục”), một trong các loài nấm rễ cộng sinh nổi tiếng ở Pháp, và ở châu Âu. Giải pháp căn bản cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nằm ngay dưới chân ta, ngay trong lòng đất.

Thiếu “nấm rễ”, cây còi cọc


Giới khoa học đã phát hiện ra vai trò của nấm rễ như thế nào ? Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Marc-André Selosse tóm lược:

‘‘Phát hiện về chuyện này diễn ra vào năm 1885. Vào thời điểm đó, Albert Bernhard Frank, một nhà thực vật học người Phổ (nước Đức hiện nay), được bộ trưởng Nông Nghiệp nước này đặt câu hỏi : vì sao nấm truffle luôn mọc dưới gốc cây ? Albert Bernhard Frank đã phát hiện ra rằng bộ phận tồn tại ổn định của nấm truffle nằm sâu trong lòng đất, với vô vàn các sợi có kích thước hết sức nhỏ bé. Cây nấm, bộ phận nổi trên mặt đất, trên thực tế chỉ là ‘‘cơ quan sinh sản’’, cho phép phát tán các bào tử nấm. Các bộ phận siêu nhỏ tồn tại ổn định nằm trong lòng đất nối liền với các rễ cây, nhà khoa học người Phổ gọi đây là hiện tượng ‘‘nấm rễ cộng sinh’’ (mycorhize). Không chỉ có nấm truffle, mà hàng nghìn loài nấm cũng tồn tại theo một cơ chế tương tự. Khi phát hiện nhiều “nấm rễ cộng sinh” ở cây sồi, Albert Bernhard Frank đặt câu hỏi : Phải chăng các loài nấm như vậy giúp cây phát triển ? Năm 1892, ông viết một bài báo, với nhận định : nếu cắt bỏ nấm rễ của cây thông, loại cây này sẽ phát triển không tốt… (…) Khi người phương Tây di thực các loại thông đến những vùng đất ở Nam Mỹ và châu Phi, thoạt tiên, thông không thể phát triển được nếu không có các loại nấm rễ. Đối với các loại cây thông phát triển tốt ở Nam Mỹ, đến mùa, người ta thấy trên rễ chúng cùng các loại nấm như ở châu Âu’’.

Quan hệ cộng sinh Cây và Nấm. 

Cây cung cấp ‘‘đường’’ cho nấm, nấm ‘‘đi chợ’’ giúp cây


Nấm rễ cộng sinh sống trên các mô rễ của cây chủ, sống nhờ vào cây chủ, nhưng tham gia vào thúc đẩy sự sống của cây chủ, trái ngược với các loại nấm hoại sinh, nấm phân giải chất hữu cơ sống nhờ vào các thực thể hữu cơ chết, phân huỷ, hay các loại nấm ký sinh xâm nhập vào cơ thể vật chủ, gây bệnh và thậm chí tiêu diệt vật chủ. Nấm rễ cộng sinh cụ thể như thế nào với cây? Giáo sư Marc-André Selosse giải thích :

‘Trong thế kỷ 20, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy nấm rễ nhận được từ cây chất đường, chắc chắn là các loại vitamin, và trong nhiều trường hợp cả các axit béo, tức các sản phẩm có được nhờ ở tiến trình quang hợp của cây. Ngược lại, nấm làm việc công việc ‘‘đi chợ’’ trong lòng đất, hay nói cách khác lấy từ đất các chất azot, photphat, potasium, các chất vi lượng, nước… để tự nuôi nó, nhưng cũng để nuôi cây (…) Trong lòng đất có rất nhiều chất, nhưng tồn tại rất tản mát. Nấm rễ nhỏ li ti làm công việc hút lấy các nguồn dưỡng chất, với hiệu suất cao hơn nhiều so với các rễ cây to. Nấm rễ cũng làm cả công việc bảo vệ rễ cây. Khi quan sát rễ cây ở các vùng ôn đới, cả Nam bán cầu cũng như Bắc bán cầu, và một số nơi ở xứ nhiệt đới, nấm rễ làm nên một thứ vỏ bọc bao xung quanh rễ cây. Có một số loại thông hay bạch đàn không thể mọc được trên đất đá vôi chẳng hạn, nếu không có nấm cộng sinh bao bọc rễ. Nấm rễ giúp cây trong việc tiếp nhận calcium, điều hoà lượng nước tiếp nhận, và cả chống lại các vi sinh vật có hại tấn công rễ. Và có một điều tinh vi, quan trọng khác mới được phát hiện gần đây, đó là nấm rễ giúp cả việc tăng cường hệ miễn dịch của cây, đối với toàn bộ cây, không chỉ với rễ cây. Tóm lại, nấm rễ bảo vệ cây, và và hoạt động tương trợ này diễn ra có tổ chức, bởi khi bảo vệ cây, nấm cũng bảo vệ chính kho thực phẩm của mình’’.

Không có “nấm” thì không có rừng

Nấm rễ cộng sinh mang lại sự sống cho đại đa số các hệ sinh thái trên mặt đất là điều mà giới khoa học, và một số định chế quốc tế ghi nhận từ khá lâu nay. Hội Đồng Toàn Châu Âu (Council of Europe), trong một văn bản năm 2001, liên quan đến nấm, làm rõ Phụ lục 1 Công ước Bern (tức Công ước Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã ở châu Âu, có hiệu lực từ năm 1982), nhấn mạnh: “Các loài nấm rễ tham gia vào nhiều quan hệ cộng sinh : khoảng 85% cây thân gỗ có cơ chế cộng sinh nấm rễ, và đây là điều quan trọng nhất trong các chức năng sinh thái của chúng – không có nấm rễ thì sẽ không có rừng, và không có các hệ sinh thái tự nhiên có tổ chức khác’’.

Châu Âu có hai tổ chức toàn châu lục bảo vệ nấm rễ : Hội đồng châu Âu Bảo tồn Nấm (The European Council for the Conservation of Fungi - ECCF), thành lập từ năm 1985, và Hiệp hội chuyên về Nấm rễ châu Âu (European Mycological Association - EMA), thành lập năm 2003. Không kể các hiệp hội quốc gia nhiều nước tồn tại từ lâu đời. Hiệp hội nấm rễ Pháp (Société mycologique de France) xuất hiện từ năm 1884, cùng thời với phát hiện của nhà nghiên cứu người Phổ.


Từ rừng bị hâm nóng...

Tuy nhiên, tại châu Âu và với quốc tế nói chung, trong một thời gian dài nấm rễ về cơ bản vẫn chỉ được nhìn nhận về phương diện đa dạng sinh học, không trực tiếp liên quan đến chuyện biến đổi khí hậu. Cuộc chiến bảo vệ đa dạng sinh học diễn ra gần như độc lập với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến sinh giới. Đa dạng sinh học ngày càng trở thành nạn nhân của việc trái đất bị hâm nóng. Rừng bị biến đổi khí hậu làm cho suy yếu đến mức mà nhiều nơi rừng trở thành nguồn phát thải khí CO2, thay vì là nơi hấp thụ. Vai trò của nấm rễ với biến đổi khí hậu ngày càng trở thành chuyện được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu về rừng. Nấm rễ được hy vọng như một cứu tinh .

Nhìn chung ‘‘nấm rễ’’ có vai trò như thế nào trong việc hấp thu khí thải CO2 ? Về vấn đề này, giáo sư Selosse lấy trường hợp rừng ở khu vực ôn đới làm ví dụ giải thích:

‘‘Nấm rễ có hai vai trò trong việc hấp thu khí thải CO2. Vai trò gián tiếp và vai trò trực tiếp. Vai trò gián tiếp khi nấm rễ giúp cây phát triển. Khi cây hút khí thải CO2 chính là nhờ sự trợ giúp của nấm rễ. Vai trò thứ hai là trực tiếp hấp thụ cac-bon. Các nấm rễ ở xứ ôn đới rất phàm ăn cac-bon. Nấm rễ tiếp thu đến 40% lượng cac-bon được cây hấp thu trong quá trình quang hợp. Đây là một con số cực lớn. Đặc điểm thứ hai là nấm rễ xứ ôn đới chậm chuyển hoá : trước hết do nấm rễ sống lâu hơn và khi chết, xác của chúng cũng phân huỷ rất chậm’’.

... đến thừa nhận ‘‘vai trò then chốt với khí hậu’’ của nấm rễ

Năm 2019 lần đầu tiên giới khoa học tiến hành một nghiên cứu quy mô về đa dạng sinh học toàn cầu, với tổng cộng 55 triệu cây, hơn 32.000 giống loài, đại diện cho 97% diện tích trái đất, với sự tham gia của khoảng 250 nhà khoa học từ 50 quốc gia. Nghiên cứu Global Forest Biodiversity Initiative (GFBI), với sự tham gia của Viện nghiên cứu nông học vì phát triển Pháp (Cirad) trong ban điều hành, khẳng định ‘‘vai trò then chốt trong việc điều chỉnh khí hậu’’ của quan hệ cộng sinh nấm rễ với cây nói riêng và giữa các vi sinh vật với cây nói chung.

Vai trò to lớn của quan hệ nấm rễ cộng sinh với ‘‘điều chỉnh khí hậu’’ được nhìn nhận cùng lúc với việc giới nghiên cứu chỉ ra quan hệ cộng sinh nấm rễ này lại đang bị chính biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ. Chưa kể tác động của việc rừng bị phá huỷ, bị khai thác theo lối công nghiệp hóa, đất đai bị can thiệp của con người làm suy thoái với phân bón, thuốc trừ sâu, đô thị hóa… Theo điều tra nói trên của GFBI, khoảng 10% nấm “ngoại cộng sinh” (ectomycorrhizal fungi), tức loại nấm rễ sống bao quanh rễ cây (sống chủ yếu ở xứ ôn đới), như giáo sư Selosse nêu trên, có nguy cơ biến mất trước năm 2070. Mà đây lại chính là họ nấm rễ có vai trò then chốt hơn cả đối với việc hấp thu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Rừng bị khai thác theo lối công nghiệp (coupe à blanc/ Clearcutting) : Cây chết, các mạng nấm rễ trong lòng đất cũng bị tiêu diệt

Thế giới nấm, ‘‘điểm quyết đấu'’ của cuộc chiến Khí hậu-Đa dạng sinh học

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người đe dọa các hệ sinh thái, đảo lộn đa dạng sinh học toàn cầu ngay trong lòng đất - nền tảng của đời sống sinh giới. Tuy nhiên cũng chính biến đổi khí hậu và các biến động ghê gớm khác cũng làm nổi bật tầm quan trọng hàng đầu của các hệ vi sinh vật nhỏ bé, mong manh trong đất đối với sự ổn định của khí hậu. Việc nhận diện đầy đủ sự tồn tại đa dạng và vô cùng tinh vi của chúng, cùng nỗ lực bảo vệ chúng đang dần dần trở thành một ‘‘điểm quyết đấu’’ mới của cuộc chiến kép - bảo vệ khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học .

Nấm rễ và thế giới các vi sinh vật nói chung lâu nay nằm ở vị trí chiếu dưới trong cuộc chiến bảo vệ đa dạng sinh học. Trong danh sách đỏ năm 2022 của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chỉ có 640 loài nấm, trong lúc có hơn 62.000 động vật và hơn 60.000 thực vật (iucnredlist.org).Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ xác định được khoảng vài chục nghìn loài nấm rễ, trong lúc số chủng loại nấm rễ toàn cầu có thể có đến hàng trăm nghìn loài, thậm chí hàng triệu. Quan hệ cộng sinh rễ - nấm không phải chỉ là giữa một loại nấm với một cây mà nhiều nấm cộng sinh với cùng một cây, và các nấm rễ lại có quan hệ liên thông tạo thành một mạng lưới liên kết rộng lớn, cây cối liên hệ với nhau thông qua nấm rễ.

Nhà sinh học Toby Skiers (giáo sư Đại học Vrije Universiteit Amsterdam, Hà Lan) ví các mạng lưới nấm rễ như “bộ xương của đất”. Nhờ mạng lưới sợi nấm, đất trở nên thông thoáng hơn, ít bị nén chặt hơn, ổn định hơn. Xói mòn ít hơn và giữ nước tốt hơn. Nấm rễ là cả một thế giới mênh mông. Dưới lòng đất, các sợi nấm mỏng manh, vô hình, nhưng có tổng số chiều dài ghê gớm : hàng cây số sợi nấm ẩn trong một centimet khối đất, và nếu tính trên diện tích toàn thế giới, chiều dài tổng cộng của các mạng sợi nấm của 10cm đất đầu tiên dưới lòng đất tương đương với 450 x 1024 km, tức bằng khoảng một nửa chiều rộng của dải Ngân Hà của chúng ta.

Tại nhiều khu vực, nấm rễ có thể chiếm đến 50% tổng trọng lượng sinh khối. Nhà nấm rễ học Stephan Declerck, phụ trách kho lưu trữ nấm rễ lớn nhất thế giới (Đại họcUCLouvain, Bỉ), cho biết cơ thể sống lớn nhất thế giới hiện nay chính là nấm. Một ‘‘con’’ nấm thuộc loài Armillaria Ostoyae, ở công viên quốc gia Oregon (miền tây nước Mỹ), nặng khoảng 600 tấn, trải rộng trên diện tích 8,9 km² trong lòng đất, có tuổi đời từ ít nhất 2.400 năm đến 8.000 năm. Cả một thế giới kỳ lạ, phi thường nằm ngay dưới bàn chân ta.

SPUN thám hiểm ‘‘vũ trụ’’ các mạng lưới “nấm rễ” toàn cầu

Thực tế nấm rễ cộng sinh chính là “điểm mù của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu’’, như nhận định của các nhà khoa học nhóm SPUN (Society for the Protection of Underground Network), do khoa học gia Hà Lan Toby Skiers và một số đồng nghiệp chủ trì. Chương trình lập bản đồ toàn cầu đầu tiên về thế giới chuyên về các loài nấm trong lòng đất, khởi sự từ 2021. SPUN hy vọng tìm thấy chính trong “điểm mù” tri thức đó các bí quyết giúp nhân loại thoát hiểm đại thảm họa khí hậu. Dự án SPUN chủ trương lập bản đồ chi tiết đầy đủ về nấm rễ toàn cầu, tìm hiểu về khả năng cất giữ CO2 khổng lồ của loài sinh vật đặc biệt này, bảo vệ các mạng lưới nấm rễ bị đe dọa.

Kế thừa cơ sở dữ liệu khổng lồ GlobalFungi (tập hợp các thành tựu về nghiên cứu nấm rễ toàn cầu trong 20 năm qua), nhờ ở một phần ở trí thông minh nhân tạo và kỹ thuật mô hình hoá (của các chuyên gia Crowther Lab - Đại học Bách khoa quốc gia Zurich), chương trình lập bản đồ nấm rễ toàn cầu 150 triệu km² (của SPUN) về cơ bản có thể “về đích trong hơn 5 năm tới”, theo chuyên gia Pháp Francis Martin, thành viên Hội đồng khoa học của SPUN.



Cây cối trên cạn: Hậu duệ của ‘‘cuộc kết hôn giữa nấm và tảo biển’’

Trong một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, trên quy mô toàn cầu, nấm rễ có thể hấp thu đến 13,2 tỷ tấn CO2, chiếm khoảng một phần ba lượng khí thải toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thực vật có liên quan đến nấm rễ cộng sinh có thể hấp thụ lượng cac-bon nhiều gấp 8 lần so với thực vật không có liên hệ với nấm. Hiện tại, những dự báo về khả năng hấp thu CO2 to lớn của nấm rễ vẫn chỉ là ước tính, với độ sai số ắt là khá cao, bởi vũ trụ các mạng lưới nấm rễ trong lòng đất là điều còn rất ít được biết đến.

Dù sao có một điều chắc chắn, được giới chuyên môn đồng thuận, đó là ‘‘cơ chế cộng sinh nấm rễ’’ chính là điều đã giúp cho sự sống nở rộ trên đất liền. Cơ chế cộng sinh này đã từng cho phép “hình thành các hệ sinh thái trên cạn”. Nhờ đó mà các loài tảo biển có thể di cư thành công lên mặt đất cách nay từ 485 triệu đến 443 triệu năm, giai đoạn mà các nhà cổ sinh vật học gọi là kỷ ‘‘Ordovic’’ .

Khác hẳn với đại dương, nơi tảo cùng lúc có được ánh sáng, nước, cac-bon, khoáng chất. Đất liền khác hẳn. Ánh sáng và cac-bon có trong không khí, trong lúc nước và khoáng chất nằm trong lòng đất. Để thành công trong cuộc di thực này, tảo biển đã “ký kết một thoả ước hôn nhân lâu dài” với nấm. Tảo cấp cho nấm đường và các axit béo, nấm cấp cho tảo các khoảng chất nhờ các hệ thống sợi mỏng manh với khối lượng nhỏ hơn rễ đến hàng trăm lần, nhưng vươn xa. Đây chính là lý do khiến quan hệ cộng sinh nấm rễ liên quan đến đại đa số cây cối. Cây cối trên mặt đất là các hậu duệ của cuộc hôn nhân quyết định này.

Đối với nhà sinh học tiến hoá Toby Skiers, ‘‘phá hủy quan hệ đối tác lâu đời hàng trăm triệu năm này cũng chính là tự huỷ hoại thực sự khả năng của con người ngăn chặn biến đối khí hậu”.

“Hệ thống internet trong rừng'' và những Cây Mẹ linh thiêng

Những hiểu biết sâu hơn về đời sống các vi sinh vật trong lòng đất ngày càng làm lộ rõ sự kỳ diệu khôn cùng của các hệ sinh thái. Nhà sinh thái học kỳ cựu về rừng, bà Suzanne Simard, người Canada, từ rất sớm, vào năm 1997, đã từng ví các mạng lưới nấm rễ cộng sinh như một “hệ thống internet” ngầm trong lòng đất, liên kết cả một rừng cây. Cây cối nhờ vào hệ thống này mà có thể “tương trợ” nhau, “các cây mẹ” hỗ trợ đàn cây con. Đây là điều gây cảm hứng lớn cho đạo diễn James Cameron khi làm bộ phim Avatar, ca ngợi sự huyền nhiệm của rừng, mối quan hệ tâm linh nối kết cộng đồng thổ dân với Mẹ Cây linh thiêng (xem thêm phần ''Cây cối hợp tác qua mạng lưới nấm rễ:‘‘Trực giác khoa học’’, ‘‘Niềm tin tâm linh’’ hay ‘‘Khái quát hóa vội vã’’ ?'').



Bí quyết diệu kỳ của “nấm-rễ” : Loài người có kịp rút các bài học?

Trong cái rủi có thể có cái may. Cuộc đại khủng hoảng về môi trường, khí hậu cũng có thể là cơ hội để nhân loại đương đại trở lại với những bài học căn cốt của thiên nhiên. Tạp chí xin khép lại với một nhận định của giáo sư Marc-André Selosse. Trong cuốn ‘‘Jamais seul. Ces microbes qui construisent les plantes, les animaux et les civilisations’’ (tạm dịch là‘‘Không bao giờ cô độc. Các vi sinh vật kiến tạo nên các loài thực vật, động vật và các nền văn minh’’) (2017), nhà sinh học, chuyên gia nấm rễ Viện bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên Pháp, kêu gọi chúng ta thứ tạm thời rời bỏ cách nhìn khô cứng coi mỗi ‘‘thực thể’’ là một tồn tại biệt lập (The Conversation.com).

Trong thế giới các vi sinh vật, mọi thứ ‘‘trước hết là tương tác’’, liên tục trong tương tác. Ranh giới giữa thực thể này và thực thể khác rất khó xác định. Trong thế giới ‘‘nấm rễ cộng sinh’’, khó có thể nói chắc đâu là cây, đâu là nấm. Đường biên hết sức co giãn. Nấm rễ thông qua các protein nhỏ bé ‘‘làm biến đổi sự vận hành của các tế bào cây, tác động đến quá trình hoạt hóa thông tin di truyền chứa trong gien (hay ‘‘biểu hiện gien’’)’’ . Một ‘‘thực thể cây’’, thông qua các mạng lưới sợi nấm, trao đổi dinh dưỡng và cả thông tin với các cây hàng xóm, và quá trình cứ thế tiếp tục. ''Thực thể cây mở rộng'' kiểu như vậy có thể liên quan đến toàn bộ một khu rừng, hay một đồng cỏ. Trong thế giới đó, ‘‘mỗi vi sinh vật là một giao điểm trong cả một mạng lưới tương tác khổng lồ’’, mênh mông như ‘‘đại dương’’.

Cái thế giới nhỏ bé vô cùng ấy cũng là một thế giới mang trong mình một sứ mạng khổng lồ : duy trì sự cân bằng sinh thái, sự ổn định của khí hậu trên hành tinh. Cuộc đại khủng hoảng khí hậu – môi sinh cận kề buộc nhân loại phải trở lại với cái thế giới ấy, để tìm học những bí quyết diệu kỳ, đã từng kiến tạo nên sự sống trên mặt đất từ hàng trăm triệu năm nay - các điều kiện sống đã cho phép ra đời nền văn minh của con người. Liệu nhân loại còn đủ thời gian để lãnh nhận trước khi những đại khủng hoảng dồn dập ập tới?

Trọng Thành




Bài đọc thêm: