*
Tỉnh giấc nửa đêm buồn trống trải
Phòng thật yên vắng lặng đìu hiu
Trăng lén qua song nhìn e ngại
Một người đã mất hết thương yêu…
Gần 3 ngàn đêm trong tù ngục
Có rất nhiều lần thức trắng đêm
Lòng người chiến bại luôn đau nhục
Nằm trở trăn máu ngược về tim…
4/25/21
Đau buồn còn mãi
Đau buồn còn mãi
*Những giọt mưa ngập ngừng tháng tư
Vẫn còn chút lạnh buổi cuối xuân
Ngồi nhìn những giọt buồn rơi rụng
Buốt lạnh tâm buồn nhớ bâng khuâng…
Tháng tư quê mình trời khô nắng
Thuở ta còn áo trận giày saut
Năm đó ta về thân rời rã
Xuyên rừng băng núi vượt sông hồ…
TÌM TRONG KÝ ỨC 30 THÁNG 4
PHAN THANH MỸ
Phan Thanh Mỹ là hậu duệ của nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Tôi quen biết cô qua sự cộng tác với Giải Văn Học Phan Thanh Giản. Trước năm 1975, ở Miền Nam cô thuộc loại "tiểu thơ đài các gánh giang san nhà". Thời chiến tranh Việt Cọng, cô theo cha đi “bốn vùng chiến thuật” và làm việc ở các cơ sở giáo dục của Miền Nam. Sau 30-4, theo lời cô kể, là phải “đi giang hồ tìm đường vượt biên”. Sang Hoa Kỳ, Phan Thanh Mỹ “cày sâu cuốc bẫm được một vài mảnh bằng”. Phan Thanh Mỹ là tác giả một số sách Việt & Anh. Đoạt một số giải văn học Anh & Việt. Cha mẹ là thầy cô giáo (cha chỉ đi trận vài năm). Phan Thanh Mỹ cũng từng là giáo sư dạy toán tại các trung học ở Mỹ.
Bài tản mạn ngắn Phan Thanh Mỹ viết nhân tưởng nhớ biến cố Tháng Tư Đen 30/4/1975 như một nét khắc tác giả gắn thêm lên bức tranh lịch sử vĩ đại kết thúc chiến tranh Việt Cọng ở Việt Nam năm 1975. Gió O cho đăng lại với sự trân trọng dành cho một tác giả viết rất cẩn trọng và và đáng tin cậy của những gì cô ghi lại, như một chứng nhân lịch sử 30/4/1975 sống sót một cách hiển hách. (lê thị huệ, chủ biên gio-o . com)
Tìm Nhau Trong Ngậm Ngùi
Đang sống ở chốn thành đô Sài Gòn, mẹ tôi dắt đàn con đi theo cha tôi trên những vùng chiến thuật. Cha tôi đi trận lớn vào Tết Mậu Thân 1968. Từ một căn nhà lầu hai tầng, chúng tôi phải tạm ở trong một căn nhà lá ở vùng quê không xa địa đạo Củ Chi cho lắm. Chúng tôi dọn về đó trước năm 1968. Cũng như những người hàng xóm, chúng tôi cũng đào hầm trú bom.
Ly cà-phê…muối!
Chàng trai gặp cô gái ở một buổi tiệc. Cô rất xinh đẹp, quyến rũ và đến hơn nửa số người trong buổi tiệc đều để ý đến cô. Trong khi chàng trai chỉ là một người rất bình thường, không ai buồn nhìn tới.
Cuối cùng, khi buổi tiệc gần kết thúc, chàng trai ngượng ngập mời cô gái uống cà phê với mình. Cô gái rất ngạc nhiên, nhưng vì lời mời quá lịch sự nên cô đồng ý.
Họ ngồi ở một chiếc bàn nhỏ trong góc phòng tiệc, nhưng chàng trai quá lo lắng, mãi không nói được lời nào, làm cho cô gái cũng cảm thấy bất tiện. Bỗng nhiên, chàng trai gọi người phục vụ:
– Xin cho tôi ít muối để tôi cho vào cà phê!
International Hand Signal for HELP.mp4. Once in a while, we need help!
Trường hợp nguy hiểm cần kêu gọi sự hổ trợ khẩn cấp, hoặc nhờ liên lạc Cảnh Sát mà không lên tiếng nói hoặc la được, có thể dùng động tác năm chặc bàn tay khi gặp người khác, mắt nhìn hoặc ra dấu để họ nhận thấy và hiểu ý mình. Đây là một thử ngôn ngữ quốc tế trong trường hợp bị khống chế bởi kẻ gian. Càng cố gắng phổ biến đến càng nhiều người, với giải thích nếu cần, sẽ giúp tất cả biết được ngôn ngữ mới này ! Biết đâu có ngày mình hoặc con cháu mình sẽ cần đến phương cách cứu mạng này ? ST
Subscribe to:
Posts (Atom)