1/22/19
1/21/19
1/19/19
Đừng Do Dự
Có xuống đường đả đảo cả ngàn lần
cũng không làm cho bọn phỉ quyền nao núng
Nắm bạo lực trong tay, chúng sợ gì
tiếng gào thét bởi căm hờn
Vài trăm, vài ngàn người mà chỉ có tay trơn
làm sao triệt khối thành trì Cộng Sản?!
Lấy thịt da chọi súng gươm hung hãn
chỉ làm mồi cho đồ tể giết đã tay
Bao năm rồi! Dân ngậm đắng nuốt cay
cúi đầu nhận xích xiềng tròng lên cổ!
1/15/19
CÂU ĐỐI TẾT THỤ NHÂN TẾT KỶ HỢI (2019)
Cuối Cuộc Hành Trình
Ông nằm
yên nhìn qua khung cửa sổ. Bên ngoài tuyết đang rơi. Ông biết con mình
vất vả lắm mới vượt qua 14 dặm đường để đến với ông. Ông không nhớ
chuyện gì đã xảy ra và xảy ra bao lâu rồi. Ông mơ hồ nhớ lại lúc vừa ra
khỏi phòng tắm lúc nửa đêm là cảm thấy choáng váng, nhói ngực rồi không
biết gì nữa.
- Ba đang ở trong bệnh viện Hershey. Hôm nay là ngày thứ năm rồi.
Lúc
nãy, khi mở mắt ra thì con ông đã cho biết ngay là ông bị xuất huyết
não. Không thể giải phẫu vì vết thương nằm ngay trung khu thần kinh. Đã
năm ngày hôn mê! Không hỏi và không cần con ông nói, ông cũng biết là
đời mình chỉ còn tính từng ngày. Nhưng không ngờ ông còn tỉnh táo chi
lạ. Lẽ ra phải đau, phải nhức đầu mà còn phải lâm vào tình trạng mất cảm
giác toàn thân nữa mới đúng. Đằng này lúc con ông vừa vào thăm thì hai y
tá vật lý trị liệu đã vực ông dậy cho ngồi xuống ghế nệm để giơ tay,
búng cẳng. Mệt lã người và vô cùng vướng víu vì một chùm giây, nhợ được
gắn, chọt khắp cả người, từ trên mũi xuống tận...vùng cấm địa! Biết
trước sau gì ai cũng phải đến gia đoạn của cuối cuộc hành trình, nhưng
trong hoàn cảnh này ông mới thấm thía câu " gánh nặng cho cả nhà "!
1/14/19
Mùa Thu Trong Đường Thi
GS :Lê Đình Thông
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
*
Bộ Toàn Đường Thi tập hợp trên hai ngàn thi nhân, với gần năm chục ngàn bài thơ, là một công trình đồ sộ. Trong số báo này, mùa thu Trung Quốc được gom lại trong vài trang giấy qua ba thi hào thời Thịnh Đường (713-766): Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Như vậy là bỏ qua được ba thời: Sơ Đường (618-713), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905). Thời Thịnh Đường tuy ngắn hơn ba thời Sơ, Trung, Mạt, nhưng lại dài hơn bất cứ thời kỳ nào trong văn học Trung Quốc, có chiều dài “vạn trượng": vượt thời gian; vượt tới hai lần không gian. Vì ngoài không gian địa lý, thi ca Thịnh Đường lắng sâu tận cõi lòng.
Cách đây khoảng 1300 năm, các nhà thơ Trung Quốc cũng trải qua mấy chiều tàn nắng nhạt, trong tiết thu đìu hiu, làm phai tàn lá ngô đồng. Cảnh vật tương tự như mùa thu viễn xứ vào lúc này. Thời gian tuy có chia lìa, đông tây cách biệt thăm thẳm. Nhưng mùa thu vẫn muôn thuở với bấy nhiêu tâm sự mà các thi nhân gieo vần, nói hộ.
*
Bộ Toàn Đường Thi tập hợp trên hai ngàn thi nhân, với gần năm chục ngàn bài thơ, là một công trình đồ sộ. Trong số báo này, mùa thu Trung Quốc được gom lại trong vài trang giấy qua ba thi hào thời Thịnh Đường (713-766): Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Như vậy là bỏ qua được ba thời: Sơ Đường (618-713), Trung Đường (766-835) và Vãn Đường (836-905). Thời Thịnh Đường tuy ngắn hơn ba thời Sơ, Trung, Mạt, nhưng lại dài hơn bất cứ thời kỳ nào trong văn học Trung Quốc, có chiều dài “vạn trượng": vượt thời gian; vượt tới hai lần không gian. Vì ngoài không gian địa lý, thi ca Thịnh Đường lắng sâu tận cõi lòng.
Subscribe to:
Posts (Atom)