10/28/18

Một Tấm Lòng Nhân Hậu

Vào một ngày hè oi ả, tôi đang cặm cụi với công việc bề bộn trong tiệm may. Nghe tiếng người lao xao trước cửa, tôi vội bước ra, thì thấy hai người tuổi tầm trung niên, mới ở Việt Nam qua, đến xin việc.

Tôi mời ông bà vào văn phòng. Qua câu truyện trao đổi, tôi thông cảm cho hoàn cảnh của ông bà. Tiệm lại đang cần thêm thợ, nên tôi nhận hai người luôn. Lúc đó bà hơn tôi cả chục tuổi, nên tay chân chậm chạp, phải mất thời gian dài kiên nhẫn, tôi mới hướng dẫn cho bà cách may ráp quần áo nhanh hơn. Còn ông thì được xếp vào chân nhặt chỉ và phụ với nhóm kiểm hàng.

10/26/18

Cuối Thu


Cuối Thu

Gió Bắc đem màu đỏ lẫn vàng,
Tô điểm đường mòn duỗi mang mang.
Thổi buốt nấm khô đang run rẩy,
Cuốn lá sầu đắp đêm giá băng.

Em lên đồi vắng ngắm mây mù,
Phủ đám cỏ hồng chốn hoang vu.
Gặp nai hỏi lối, nai ngượng ngập:
Đã lạc bao ngày chuyến viễn du!

Ai hát vang giữa vùng âm u?
Giọng hạc khàn trầm góp lời ru.
Thiên nga khuấy động trên hồ vắng,
Gục tìm trăng kể giấc mơ Thu.

Em tìm về lại phố sương mờ,
Dốc tình thiếu nắng thấm hơi mơ.
Nụ hôn môi lạnh xưa không đủ,
Làm ấm tay người thuở ngu ngơ!

Rêu phong ẩm ướt níu thông xanh,
Nhờ nhắn lời reo tiễn nắng hanh.
Thu đến rồi đi trong chốc lát,
Em ngồi đếm kiếp lá phù sinh.
Trần Bá Lộc - Michigan, Thu 2018


10/25/18

Chuyện chú A Tỷ và Tiểu Thanh

Một câu chuyện rất ly kỳ, chỉ có thể xy ra tại Việt Nam

ĐCV:

Đỗ Mười, cha đẻ của cải tạo tư sản Miền Nam vừa mới qua đời. Đâu đó trên mạng, người ta gọi ông là bồ tát. Chiến dịch đánh tư sản miền Nam đã khiến hàng trăm ngàn người khốn đốn, nhiều người thiệt mạng ở các vùng kinh tế mới hoặc trên đường vượt biên mà phần nhiều hệ lụy từ đây mà ra.

Chính sách của ĐCS mà ‘bồ tát’ Đỗ Mười trực tiếp chỉ huy thực hiện đã đẩy lùi nền kinh tế của miền Nam và qua đó là của cả Việt Nam lại hàng chục năm.

Dưới đây là một bài viết về văn học, nhưng thực tế những năm sau 75 và thập niên 80s thậm chí còn nhiều mảnh đời ngang trái, éo le hơn nhiều.

Chúng tôi xin đăng lại nhân lúc những tranh cãi về Đỗ Mười công và tội đang sôi nổi.

———————————-

Hồi mới vô Sài Gòn, tôi thuê căn nhà nhỏ trên kênh Nhiêu Lộc ở cùng với mấy người bạn. Đầu hẻm ở mặt tiền đường có một tiệm tạp hoá của một gia đình người Hoa. Có người gọi là tiệm chạp phô. Chắc là gọi theo tiếng Quảng..