2/21/16

Thuỷ Tạ Dalat nhìn từ trên cao

Chung Thế Hùng

khắc in tình nhớ




Em đứng hững hờ xem máy chạy
Thấy lòng ray rứt nhớ bâng khuâng
Sáng ra xe buồn thương tê tái
Đời em sao chẳng có mùa xuân...

Chị ơi! Em đứng làm trong hãng
Mắt nhớ tìm về kỷ niệm xưa
Đâu thể dễ dàng em quên lãng
Chuyện tù chuyện tội thuở giông mưa...

2/18/16

Son Hằn Trên Tóc Bạc

Dạo:
         Vết son trên tóc còn hằn,
Phất phơ một thoáng ăn năn muộn màng.


Cóc cuối tuần:


     Son Hằn Trên Tóc Bạc

     Vết son đỏ hằn trên tóc bạc,
     Đôi mắt già dáo dác láo liên,
          Bần thần tiếc nuối không yên,
Mỉa mai ngọn gió bên hiên xầm xì.

     Thầm nghĩ mình ngu si quá đỗi,
     Đi tin người đáng tuổi cháu con,
          Mày ngài, má phấn, môi son,
Lại thương ông lão đã non thất tuần.

2/17/16

Ngân Hàng AIIB của Trung Quốc sẽ bị chìm vì tranh chấp Biển Đông ?

Trọng Nghĩa (RFI)








Liệu Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á – tên quốc tế là AIIB – một ngân hàng do Trung Quốc chủ trương, có bị vạ lây trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ phán quyết về Biển Đông của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sắp tới đây hay không ? Trang mạng nghiên cứu của Mỹ Eurasia trong một bài phân tích công bố hôm nay 16/02/2016 đã không ngần ngại cho rằng AIIB rất có thể sẽ là nạn nhận đầu tiên của các yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo ghi nhận của tác giả bài phân tích, Ngân Hàng do Trung Quốc sản sinh này dự trù sẽ cung cấp các khoản vay đầu tiên vào giữa năm 2016 này. Đó cũng là thời điểm mà một tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc ở La Haye dự trù sẽ ra phán quyết định về việc Philippines kiện các yêu sách lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Nếu bác bỏ phán quyết của tòa án và thẩm quyền của một định chế quốc tế được công nhận giải quyết vấn đề Biển Đông, theo Eurasia, Trung Quốc có nguy cơ bị phản đòn dữ dội.

Theo Eurasia, lý do rất đơn giản : khi chính Bắc Kinh tạo ra tiền lệ coi thường một cơ chế trọng tài quốc tế, những quốc gia con nợ của Trung Quốc trong tương lai, những nước sẽ vay tiền của Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á, hoàn toàn có thể vin vào đó để không trả nợ.

Bắc Kinh lúc đó sẽ khó có thể cầu viện nơi các cơ chế trọng tài quốc tế để nhờ giải quyết hay áp đặt các biện pháp trừng phạt vì chính Trung Quốc đã tự mình bác bỏ những phán quyết từ những định chế có uy tín trong việc giải quyết các tranh chấp đa phương.

Đối với Eurasia, vấn đề đối với Trung Quốc sẽ rất hệ trọng vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội trong nước.

Trong nhiều thập niên trước đây, Trung Quốc chủ yếu là nước nhận đầu tư từ nước ngoài trên quy mô lớn. Trong tư cách đó, Bắc Kinh đã có thể viết ra - và tùy tiện thay đổi – các quy tắc.

Thế nhưng, trong những năm tới đây, Trung Quốc sẽ ngày càng trở thành nước đi đầu tư, nhờ vào kho dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ đô la mà họ tích lũy được trong thời gian qua.

Ngân Hàng AIIB, theo Eurasia được tạo ra chính là để sử dụng kho dự trữ đó, vào mục tiêu duy trì được công ăn việc làm cho người Trung Quốc, chủ yếu là tại hai đại tập đoàn trong lãnh vực hạ tầng là công ty Điện Quốc Gia và tập đoàn Đầu Khí Hải Dương CNOOC.

Hiện nay, nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ sở tại Trung Quốc phần lớn đã bão hòa, các doanh nghiệp nhà nước này do đó cần hợp đồng ở nước ngoài để tránh sa thải nhân công gây mất ổn định chính trị. Thế nhưng khi đầu tư ra nước ngoài, họ phải thay đổi tư duy và cung cách làm ăn.

Hiện nay, Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng là - hoặc nên là - một phần mở rộng của Trung Quốc, nơi áp dụng các quy định của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo Eurasia, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là một biểu hiện của điều này. Nó được đặt trên hai giả định mang tính chất hồi tố : khẳng định không chứng từ là chủ quyền Trung Quốc đã có từ thời xa xưa, và tuyên bố cũng không chứng từ rằng đấy là chủ quyền không thể tranh cãi.

Đối với Eurasia, con nợ tiềm tàng của AIIB không thể không tự hỏi là liệu các tiêu chuẩn tương tự có thể được áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các khoản vay của AIIB hay không, liệu đất đai ở các nước thứ ba, dùng trong các công trình hạ tầng xây bằng tiền vay của AIIB có bị tuyên bố là thuộc chủ quyền « không thể chối cãi » của Trung Quốc – một cách hồi tố - hay không ?

Tóm lại, bài phân tích của Eurasia cho rằng các khách hàng tương lai của AIIB phải tính đến các rủi ro kể trên khi làm ăn với Ngân Hàng Trung Quốc.

HRW kêu gọi Obama thúc đẩy bầu cử tự do ở Việt Nam

Thanh Phương (RFI)
























Trong một bài viết đăng trên tờ Washington Post ngày 15/02/2016, ông Brad Adams, giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch( HRW ), kêu gọi tổng thống Barack Obama thúc đẩy bầu cử tự do ở Việt Nam.

Ảnh vệ tinh mới nhất: Tên lửa Trung Quốc tại Hoàng Sa

Trọng Nghĩa (RFI)

Vào lúc các lãnh đạo Mỹ và ASEAN thảo luận về cách ngăn chặn việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận : Bắc Kinh vừa triển khai một hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa. Đài truyền hình Mỹ Fox News vào hôm qua, 16/02/2016 đã công bố ảnh vệ tinh mà họ vừa có được, cho thấy các giàn phóng tên lửa địa đối không Hồng Kỳ HQ-9 trên đảo Phú Lâm.