10/30/15

Dân TQ ngại sinh thêm con dù đổi luật?

Carrie Cracie

Image copyrightReuters

Trong hơn ba thập niên qua, chính phủ Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát các chi tiết riêng tư nhất và sự lựa chọn cuộc sống của người dân.

Chính phủ cấp và không cấp phép sinh con, giám sát chu kỳ kinh nguyệt và ra lệnh phá thai.

Vì công ăn việc làm của cán bộ kế hoạch gia đình thường phụ thuộc vào việc giảm dân số, kết quả là đã xảy ra vi phạm nhân quyền ghê gớm kể cả cưỡng bức phá thai muộn và triệt sản.

Điều xảy ra là các cặp vợ chồng nông thôn cũng mong muốn có con trai để chăm sóc họ đến lúc tuổi già nên chính sách này đặc biệt tệ hại đối với bé gái, thiếu quan tâm tới con gái, giết trẻ sơ sinh và phá thai để chọn con theo giới tính mình muốn khi siêu âm và kỹ thuật lựa chọn giới tính khác trở nên phổ biến hơn.

Mặc dù nó thường được gọi là chính sách "một con", chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc là khá phức tạp.

Cha mẹ ở nông thôn và cộng đồng dân tộc thiểu số thường được cho phép có thêm con.

Và cũng có thể nói rằng trong khi ghét một số sự thái quá của chính sách và than phiền về các hậu quả đối với gia đình của mình, nhiều người Trung Quốc ủng hộ chính sách một con về nguyên tắc với lý do dân số quá lớn và việc cá nhân hy sinh là cần thiết vì lợi ích chung.

Nhưng khi tôi nghĩ về vô số những bi kịch cá nhân mà chính sách này đã gây ra thì những khuôn mặt và những câu chuyện đã làm tôi bận tâm.

Image copyrightReutersImage captionCon một chịu áp lực phải trông bố mẹ và ông bà khi họ già.

Tôi biết những cậu bé con chỉ sống chỉ vì siêu âm trước khi sinh hứa hẹn sẽ là con trai.

Tôi biết những gia đình có bé gái chết một cách bí ẩn. Tôi biết có những phụ nữ hiện đang bị bệnh phụ khoa cả đời vì họ trốn trong đồi núi khi họ sắp sinh con để tránh bị buộc phá thai dưới bàn tay của cảnh sát lưu động về kế hoạch hóa gia đình. Tôi biết cả gia đình khánh kiệt bởi các khoản tiền phạt vì sinh con ngoài kế hoạch.

Thế còn những đứa trẻ Trung Quốc đã may mắn được sinh ra trong ba thập niên rưỡi qua thì sao?

Đối với họ đó lại là áp lực tâm lý mà mỗi cá nhân phải đáp ứng trước sự mong đợi của hai cha mẹ và bốn ông bà đã dồn tiền của để cho họ ăn học…đó là chưa kể đến những áp lực kinh tế của con một phải chăm sóc cha mẹ và ông bà mình khi về già.

Image copyrightReutersImage captionChính sách con một được đưa ra từ thời Chủ tịch Mao Trạch Đông nhưng trở thành chính sách toàn quốc từ năm 1979.

Trung Quốc nói rằng các quy định về kế hoạch gia đình đã ngăn chặn hàng trăm triệu ca sinh nở và có thể mang lại sự kỳ diệu về kinh tế nhờ bằng giải phóng phụ nữ để họ có thể làm việc.

Nhưng giới phê bình luôn nói rằng tỷ lệ sinh con của Trung Quốc đã có thể giảm có hay không có chính sách một trong bối cảnh Trung Quốc dần dần công nghiệp hoá, và chỉ ra rằng các nước đang phát triển khác ở châu Á có thấy việc giảm dân số tương ứng mà không cần tới các chính sách hà khắc như vậy.

Và bây giờ Trung Quốc lại có vấn đề ngược lại - dân số già và một lực lượng lao động giảm.

Trung Quốc có thể già trước khi giàu có. Hoặc tệ hơn, gánh nặng của người già có thể thậm chí ngăn Trung Quốc không vượt quá nổi ngưỡng thu nhập trung bình.

Image copyrightReutersImage captionKhẩu hiệu tại Hà Bắc nói hãy chú ý chính sách con một và tìm kiếm cơ hội phát triển.

Nhưng nếu tỷ lệ sinh nở được thúc đẩy chính bởi động cơ kinh tế chứ không phải là chính sách kế hoạch hóa gia đình thì nhiều khả năng là việc nới lỏng các chính sách sẽ không giải quyết vấn đề này.

Rốt cùng, Trung Quốc hiện nay là một xã hội đang đô thị hóa mạnh và tại các thành phố cha mẹ phải tính toán chi chi tiêu khi lựa chọn sinh con.

Trung Quốc cũng là một xã hội mà bố và mẹ đều đi làm.

Một gia đình lớn hơn có nghĩa là chi phí gia tăng và thu nhập giảm và bằng chứng cho đến nay cho thấy nhiều cha mẹ sẽ không quyết định có nhiều con.

Trong hai năm qua, khi có quyết định nới nỏng, cho sinh con thứ hai trong một số trường hợp thì chỉ có chưa tới 1 trên 10 triệu cặp vợ chồng quyết định nộp đơn sinh thêm, như thế ít hơn một nửa số đơn chính phủ dự kiến.

Ở các thành phố giàu có nhất, sự miễn cưỡng thậm chí còn rõ rệt hơn.

Lấy ví dụ tại Thượng Hải, Ủy ban Kế hoạch gia đình gần đây ước tính rằng 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở hội đủ điều kiện có thêm con thứ hai theo sửa đổi luật hồi 2013 nhưng chỉ có 5% phụ nữ nộp đơn.

Vì vậy, khi nhà nước cuối cùng đã thông báo kết thúc chính sách một con, điều trớ trêu cho chính phủ Trung Quốc là họ có thể sẽ phát hiện ra rằng chính sách này cũng chẳng giải quyết được việc gì.

Google phát sóng internet bằng khí cầu

Image copyrightOtherImage captionNhững khí cầu của Google trong dự án Loon đã bay hàng triệu km quanh Trái Đất

Với Dự án Loon, Google tin rằng mình đang trong quá trình tạo ra các khinh khí cầu phát internet từ tầng bình lưu, phủ sóng internet một phần trái đất trong năm tới.

Google cho BBC biết dự án này thử nghiệm dịch vụng cung cấp internet liên tục cho những người sống bên dưới đường bay của khí cầu.

Ba nhà mạng của Indonesia dự định sẽ thử nghiệm truyền dữ liệu với dự án Loon trong năm tới là XL Axiata, Indostat và Telkomsel.

Google cho rằng Dự án Loon sẽ đem đến giải pháp rẻ hơn cáp quang hoặc các cột thu phát sóng di động trên các đảo của Indonesia, vốn nhiều rừng và núi cao. Dự án có thể giải quyết tình trạng ở quốc gia 255 triệu dân này, hơn 100 triệu người vẫn chưa có kết nối internet.

Chris Green, một tư vấn kỹ thuật từ tập đoàn Davies Murphy cho biết: “Bất cứ quốc gia nào đang nỗ lực lắp đặt cáp hoặc hệ thống hạ tầng internet không dây trên mặt đất sẽ thấy vệ tinh hoặc các cơ chế cung cấp internet từ trên không là một giải pháp khả thi.”

Image copyrightGetty ImagesImage captionKhí cầu sẽ được bơm khí heli trước khi thả vào tầng bình lưu

Ưu thế của khí cầu internet so với vệ tinh đó là duy trì hệ thống này rẻ hơn rất nhiều – ít nhất là khi các thách thức công nghệ có thể vượt qua được.

Sri Lanka vừa ký một thỏa thuận riêng cho thấy họ muốn tham gia vào dự án khí cầu khổng lồ này.

Tốc độ internet tương đương 4G

Google công bố dự án khí cầu siêu áp lực lần đầu vào năm 2013, khi họ thả khoảng 30 khí cầu từ New Zealand.

Bên dưới các khí cầu nhẹ hơn không khí có treo các thiết bị:

  • Hai thiết bị thu phát sóng radio để để thu phát truyền dữ liệu, kèm theo một radio dự phòng
  • Một thiết bị định vị GPS và máy tính cho chuyến bay
  • Một hệ thống điều khiển độ cao, để di chuyển khí cầu lên xuống tìm luồng gió thích hợp để đưa khí cầu đến vị trí mong muốn
  • Tấm năng lượng mặt trời cung cấp pin cho tất cả

Ban đầu thiết bị có thể cung cấp đường truyền internet tương đương 3G, nhưng giờ nó có thể cung cấp đường truyền đến 10Mbit/giây cho thiết bị có ăng-ten trên mặt đất. So sánh tốc độ này, thì đường truyền 4G ở Anh có tốc độ 15Mbit/giây.

Phó chủ tịch dự án Loon Mike Cassidy trả lời BBC: “Ban đầu, khí cầu chỉ bay được bảy đến 10 ngày. Nhưng giờ chúng tôi đã có những quả bay được đến 187 ngày.”

“Chúng tôi đã cải tiến quy trình thả khí cầu. Ban đầu phải có 14 người để thả trong một đến hai giờ , bây giờ với một trục tự động, chúng tôi có thể thả một quả khí cầu trong 15 phút chỉ với hai hoặc ba người.”

“Chúng tôi cần khoảng 300 khí cầu hoặc hơn để tạo ra một vòng mạng liên tiếp vòng quanh trái đất. ”

“Khi một khí cầu bay theo gió ra khỏi quỹ đạo, một quả khác sẽ bay vào thế chỗ nó.”

“Chúng tôi hi vọng năm tới có thể tạo ra vòng mạng liên tục đầu tiên vòng quanh thế giới, và có thể có mạng thông suốt ở một số khu vực nhất định.”

“Và nếu mọi thứ ổn, sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu có những khách hàng thương mại thử nghiệm đầu tiên.”

Vì mỗi quả khí cầu chỉ có thể cung cấp kết nối internet cho một khu vực đường kính khoảng 40km trên mặt đất, vòng kết nối ban đầu có thể giới hạn trong một khu vực nhỏ trên Trái Đất vì nó bao quanh một khu vực ở Nam Bán Cầu.

Khí cầu siêu áp lực làm bằng nhựa dán kín, có thể bơm vào loại khí áp lực cao nhẹ hơn không khí bình thường. Nó có thể bay lâu và duy trì độ cao ổn định, không bị giảm độ cao khi nhiệt độ xuống thấp.

Loại khí cầu này được không quân Hoa Kỳ phát triển vào thập niên 1950. Cho đến nay đã có 88 quả được thả, quả bay lâu nhất là 744 ngày. NASA cũng thử nghiệm để một ngày nào đó có thể dùng khí cầu này trong bầu khí quyển Sao Hỏa.

Google cũng đang phát triển một dự án khác với tên gọi Titan, dùng tấm năng lượng mặt trời bay được để cung cấp internet cho các vùng không được kết nối trên thế giới.

Facebook cũng đang phát triển một dự án tương tự dựa trên thiết bị bay.

Ông Ban Ki-moon có gốc gác Việt Nam?

Image captionHình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện

Sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.

Tòa trọng tài 'sẽ xử vụ kiện Trung Quốc'

(Tin BBC)

Image copyrightREUTERSImage caption Đảo Pagasa (Thị Tứ) thuộc Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát.

Tòa Trọng tài quốc tế hôm 29/10 phán quyết rằng họ có đủ thẩm quyền để xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, đã bác luận điểm của Trung Quốc rằng đây là tranh chấp về chủ quyền và vượt ra ngoài thẩm quyền của tòa.

Đội quân ảo của Bắc Kinh

Anh Vũ (RFI)

Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 16:18


REUTERS/Edgar Su/Files

Đó là tựa đề bài phóng sự dài trên Le Figaro hôm nay với ghi nhận : « Hôm 25/09/2015 Obama và Tập Cận Bình đã ký một thỏa thuận bất tương xâm về tin học, nhưng hàng nghìn tin tặc (hacker) đỏ , hay còn gọi là những « hồng khách » ( Honker) vẫn rất tích cực trên tuyến đầu. Họ là những kẻ thù ảo của Mỹ và Nhật Bản. Cuộc chiến trong bóng tối được tiến hành nhân danh tinh thần yêu nước ! ».

10/29/15

Thủ tướng Đức đề nghị Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông tại tòa án quốc tế

Thụy My (RFI)

Đăng ngày 29-10-2015 Sửa đổi ngày 29-10-2015 14:05

media

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và thủ tướng Đức Angela Merkel (T) trong cuộc họp báo chung tại Bắc Kinh ngày 29/10/ 2015.REUTERS/Kyodo News/Muneyoshi Someya/Pool

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay 29/10/2015 bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng sau việc Hoa Kỳ cho chiến hạm đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Biển Đông. Bà Merkel đề nghị Bắc Kinh nên nhờ các tòa án quốc tế giúp giải quyết tranh chấp.