4/5/15

VIỆT NAM KÉM MAY HƠN AFGHANISTAN

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

clip_image003

Thứ ba tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã thông báo quyết định duy trì khoảng 9.800 lính Mỹ ở Afghanistan ít nhất cho đến cuối năm nay. Quyết định này một phần là nhằm tăng cường những nỗ lực chống khủng bố của Mỹ ở nước Hồi giáo Nam Á này, tăng cường khả năng của Cơ quan Tình báo Trung ương CIA thực hiện những cuộc tấn công bí mật từ những phi cơ không người lái cùng những hoạt động bán quân sự từ những căn cứ quân sự Mỹ. Quyết định đạt được, hay được thông báo, sau khi ông Obama đã trải qua một ngày dài đón tiếp và thảo luận với tân Tổng thống Ashraf Ghani đến từ Kabul. Cả hai nhà lãnh đạo nói rằng đây là một biện pháp cần thiết nhằm chống lại những hoạt động nổi dậy, khủng bố và tấn công, phá hoại của Taliban mà những nhà quân sự ước tính rằng sẽ bùng lên mạnh khi mùa xuân đang tới.

BÀI HỌC SINGAPORE

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001

clip_image003 clip_image005

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba vừa mới qua đời vào ngày thứ hai 23-3 vừa qua. Mô tả ông là một cựu thủ tướng đương nhiên chưa được đầy đủ. Ông là vị “cha già dân tộc” – founding father - của một nước “thịnh vượng nhất, ít tham ô nhất” của châu Á (wealthiest, least corrupt), như cách nói của nhiều người. Chẳng những là người lãnh đạo nước non trẻ này từ ngày lập quốc, ông đã đưa Singapore từ năm 1959 (năm ông 36 tuổi được đắc cử làm thủ tướng đầu tiên) từ một bến cảng nghèo nàn, trông điêu tàn trở thành một nước “ốc đảo thuộc Đệ nhất Thế giới nằm giữa một vùng Đệ tam Thế giới mênh mông” (First World oasis in a Third World region) – như nhiều người trước đây vẫn quen mô tả.

Ghi Lại Một Phần Đời

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của cô là chuyện về một bé gái thuyền nhân chào đời trên con thuyền giữa đại dương.

* * *

Trên tường, lẫn trong nhiều bức hình rất đẹp được chụp từ một ống kính chuyên nghiệp là tấm hình của chiếc ghe mong manh, nhỏ bé, bồng bềnh trên đại dương. Trên khoang ghe, các thuyền nhân Việt Nam (những boat people đã đánh động lương tâm thế giới vào những năm 70s và 80s) mặt mày ngơ ngác mệt mỏi nhưng mắt sáng lên hy vọng. Đó là món quà tặng cho BS HQM từ một thuyền nhân cùng tàu vượt biển năm xưa.

Hạnh phúc… nằm ở ruột già!

BS Đỗ Hồng Ngọc

Khi còn trẻ, ta dễ thấy cái “ăn” là quan trọng, khi về già mới biết cái “chuyện lớn” kia càng quan trọng hơn! Triết gia Lâm Ngữ Đường bảo: “Hạnh phúc ư? Rất đơn giản. Nó nằm ở ruột già! Ruột già mà điều hòa thì ta hạnh phúc, còn không thì ta khổ sở. Chỉ có vậy thôi!” (Sống đẹp, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).

Ngụy

Tiểu Tử

Tiểu sử
Họ tên : Võ Hoài Nam
Sanh năm : 1930
Nguyên quán : Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh )
Bút hiệu : Tiểu Tử
- Tốt nghiệp Kỹ sư, Marseille năm 1955.
- Dạy lý hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.
- Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.
- Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) :1979/ 1982.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.
- Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Ðời " của nhựt báo Tiến.
- Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire.
- Tập truyện " Những Mảnh Vụn " ( Làng Văn Toronto xuất bản ) là tập truyện đầu tay.

Tiểu Tử là một nhà văn miền Nam điển hình, con đường nối dài của những Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam. Văn của ông là lối kể chuyện của người miền Nam, bình dị nhưng duyên dáng, duyên dáng bởi vì bình dị, tự nhiên. Tiểu Tử không ‘’ làm văn ‘’ . Ông kể chuyện ; không có chữ thật kêu, không có những câu chải chuốt. Với cách viết, với ngôn ngữ chỉ có những tác giả miền Nam mới viết được. Không hề có cường điệu, không hề có làm dáng. Người đọc đôi khi có cảm tưởng tác giả không mấy ưu tư về kỹ thuật viết lách. Ông viết với tấm lòng.
Tiểu Tử, hiện sống ở ngoại ô Paris, nhưng văn của ông không lai Tây một chút nào. Rất Việt nam, đúng ra rất Nam Việt, với lối viết như người ta kể chuyện bên ly la de, bên tô hủ tíu, với những chữ nghen, chữ héng, chữ nghe..."Cần gì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà..." Dưới ngòi bút của một tác giả người Bắc, người Trung, gọi người đàn bà là con Huê, con Nhàn có vẻ hỗn, ở Tiểu Tử, nó chỉ có sự thân ái.

4/4/15

Làn sóng ‘bất tuân dân sự’ lan tới Việt Nam?

VOA

Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.

Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.


VOA Tiếng Việt

Những cuộc xuống đường rầm rộ, đẩy chính quyền ở cả nam lẫn bắc vào thế buộc phải thương lượng những ngày qua, đã khiến giới quan sát lạc quan nhiều hơn về một làn gió mới từ xã hội dân sự ở Việt Nam.