12/2/14

MẸ CHỒNG TÔI

Tác giả: Phương Lan

Tôi sanh con đầu lòng được hai tháng thì chồng tôi báo tin mẹ chàng ở Việt Nam sắp qua đoàn tụ với chàng. Bình vui mừng nói:

- "Thật là đúng lúc, mẹ sẽ trông con cho em đi làm."

Tôi giật mình lo sợ, biến cố này tôi chưa bao giờ nghĩ tới, mặc dù trước khi cưới, Bình có cho biết chàng đang làm thủ tục đón mẹ chàng qua. Bình và tôi lấy nhau đã bốn năm rồi, tôi chỉ biết về mẹ chồng qua những tấm hình và qua lời kể của Bình. Bà Thân, mẹ chàng là một thiếu phụ quê mùa, hiền lành, không may goá chồng từ năm chưa tới ba mươi tuổi, bà ở vậy, cực nhọc nuôi hai con ăn học nên người. Bình được đi du học bên Mỹ từ năm mười tám tuổi và ở lại luôn, sau biến cố 1975. Cô Thu, em Bình, năm nay hai mươi ba tuổi, trước đây vẫn ở với mẹ, nhưng cô mới lấy chồng là một Việt kiều, và theo chồng về Mỹ từ năm ngoái, ở khác tiểu bang với chúng tôi.

12/1/14

CÁO PHÓ

CÁO PHÓ

Chúng tôi đau đớn kính báo quý Thầy Cô và quý bạn Thân hữu, nhà tôi là

Têrêsa Trần Thị Bích Liên

vừa từ trần ngày 27 tháng 11 năm 2014

nhằm ngày 8 tháng 10 năm Giáp Ngọ

Thánh lễ an táng sẽ được cử hành lúc 14 giờ thứ tư 3 tháng 12 năm 2014

tại Vương Cung Thánh Đường Notre Dame de Paris do

Đức Cha Patrick Jacquin và Đức Ông Mai Đức Vinh chủ lễ

với sự đồng tế của nhiều vị linh mục

Sau đó, nghi lễ hỏa táng được cử hành tai

Crématorium du Père Lachaise (M° Gambetta)

Xin miễn vòng hoa và phúng điếu.

Lê Đình Thông

11/27/14

Cảm Thán

Nhân Lễ Tạ Ơn 2014

images

Một Lễ Tạ Ơn nữa đến rồi,
Đau buồn còn vướng mãi, than ôi!
Quan tài ướm thử chui chưa lọt,
Chén rượu mời lơi nuốt chẳng trôi.
Đất nước dập vùi cơn lửa bỏng,
Non sông tuyệt vọng cảnh dầu sôi.
Thương dân tôi sống trong tù ngục,
Khổ nhục bao giờ mới chịu nguôi?

Trần Văn Lương
Cali 11/2014

11/25/14

THÀ TA PHỤ NGƯỜI HƠN ĐỂ NGƯỜI PHỤ TA?

Chu Tất Tiến.

Có hai câu chuyện để suy nghĩ:

Chuyện thứ nhất: Ngày xưa, có một làng kia đang sống yên lành thì một bầy hổ dữ từ đâu kéo đến ăn thịt người hằng đêm. Dân làng bầy mưu chống lại nhưng vì bầy hổ đông quá, càng ngày càng nhiều người chết nên mới chạy sang làng bên, cầu cứu. Dân làng bên mới đầu cũng giúp hăng lắm, sau thì thấy dân mình cũng chết, nên chán nản, bỏ đi. Bầy hổ kia thấy thế càng hung tợn, làm cho một nửa số dân phải bỏ làng chạy sang làng bên, trú ngụ. Trong đám hổ dữ, có một con hổ con, hiểu được tiếng người, thấy gia đình hổ tham lam quá, bèn đứng giữa đường, can gián. Bầy hổ dữ kia thấy bị chặn đường, bèn xúm vào cắn hổ con gần đứt lìa chân. Hổ con buồn bã, lết sang làng bên, tưởng được trị thương. Đâu ngờ, dân làng cũ thấy hổ con bò vào làng, thì giật mình. Tuy biết là hổ con không cắn được mình, nhưng vì mối thù với cha mẹ hổ, nên kiếm đủ lý lẽ để hè nhau đập hổ con một trận thừa sống thiếu chết. Bầy hổ dữ ở nhà nghe tin hổ con bị đập, bèn cười lớn: “Đáng đời mi! Ai bảo dám chống lại ta, thì đi đâu cũng chết.”

11/22/14

Ông Nội và Cháu.

“Chồng tôi là lính VNCH. Thằng con tôi là lính của quân đội Hoa kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính,” tác giả kể. Bà sinh năm 1948. Quê quán: Biên Hòa Việt Nam, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975: Dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO. Bắt đầu viết từ năm 2010, có bài trên một số báo điện tử và các trang web: ngo-quyen.org; aihuubienhoa.com Hiện định cư tại Riverside, California. Bài mới kể thêm chuyện ông nội và cháu nội, trong một gia đình sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo.
* * *
imagesÔng nội là cựu đại úy Việt Nam Cộng Hòa, con trai là đại úy không quân Hoa kỳ, mấy người quen thân gọi đùa cháu là Captain junior. Có hôm buổi sáng ông nội ngủ dậy khệnh khạng bước ra phòng khách, thằng con đang ăn điểm tâm đứng phắt lại giơ tay lên chào "Good morning, Sir!". Ông nội giật mình đứng lại, không suy nghĩ ông nghiêm túc giơ tay lên chào. Miệng lẩm bẩm "Morning Sir!". Cả nhà cùng cười, thằng cháu nội cũng cười.
Bước ra xe, con dâu mang cái túi baby có tã, sữa, quần áo. Bà nội dìu ông nội ra, tay mang một cái giỏ. Con dâu hỏi "Mẹ mang theo gì đó?". Bà nội trả lời "Mang tã, nước và quần cho ba". Thằng con cười:
- Hai ông cháu thiệt giống nhau.