7/30/11
ĐỊNH LÝ SAU CÙNG FERMAT
Kính thưa quý Giáo sư Tiến sĩ, quý anh chị cùng các bạn trẻ
Tuổi tác càng cao sức khỏe, trí nhớ càng kém, một ngày không xa, trí nhớ cuả mình sẽ trở về con số không, như một đứa trẻ, không ai tránh khỏi đều nầy, ông bà ta có câu “một già một trẻ bằng nhau”, chẳng nhẻ ở tuổi xế chiều chúng ta cứ im lặng, ngồi chờ đến ngày đoàn tụ với ông bà là xong chuyện? Thời gian qua tôi đã bỏ ra nhiều công sức, giải quyết những vấn đề tồn đọng hàng trăm năm, như Định sau cùng cuả Pierre de Fermat, thậm chí hàng ngàn năm, như những Diophantinne Equations từ 500 năm trước Công nguyên đến nay, các nhà toán học chưa tìm ra phương pháp chung nào để giải quyết, bỏ qua thì uổng quá, chia xẽ thì mang tiếng là khoe khoan, khoác lác, nhưng tôi không nghỉ như vậy phải chạy đua với thời gian, gôm góp những bài viết, có thể nói là một vài thành quả, lưu lại cho con cháu mai sau, thành quả nầy không phải là tiền tài, vật chất, mà là thành quả về khoa học toán, nói đến toán thì vô cùng rộng lớn, mà sự hiểu biết của tôi mới chỉ là hạt cát trong sa mạc, do vậy có gì không đúng, không ổn mong quý vị rộng lượng tha thứ cho.
7/29/11
Sĩ phu Bắc Hà và phiên phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ (2/8/2011)
Cù Huy Hà Vũ trước phiên xử hôm 4/4/2011. Ảnh AP
“Sĩ phu Bắc Hà”, một danh xưng được quần chúng dành cho một tầng lớp, một giới người, với đầy kính trọng. Danh xưng đó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng chắc từ lâu lắm, cùng với sự hình thành Thủ đô Bắc Hà Ngàn Năm Văn Vật. Nhưng trong nhiều thập niên qua, giới trí thức Việt nói chung và giới “Sĩ phu Bắc Hà” nói riêng đã vì hoàn cảnh “không sống xứng đáng với niềm kính trọng” đó của dân chúng. Tình trạng đó đang giảm bớt và cần phải được thúc đẩy chấm dứt càng sớm càng tốt.
Kỹ Nghệ nuôi cá Hồi (Salmon) của Việt cộng
July 27, 2011 · Filed Under Bình Luận · By PhuocLy
By: Đức H Vũ
CÁ HỒI (SALMON)
Trước hết, để tránh mọi ngộ nhận, xin nói ngay rằng đây là chuyện của cá hồi, và chỉ riêng có cá hồi mà thôi. Nói theo tiếng Mỹ là cá hồi only. Chớ còn cá chim, cá chuồn, cá chép, cá chốt, cá lóc, cá lạt, cá lìm kìm, cá mập, cá mú, cá măng, cá cơm, cá cam, cá cờ, cá trê, cá trích, cá trẻm, cá heo, cá hương, cá hố, cá lù đù, cá lìm kìm, cá lia thia, cá đổng, cá đối, cá đèn cầy, cá bè, cá bẹ, cá bống – bất kể là bống kèo hay bống đá – hoặc bất cứ một loại cá thổ tả nào khác đều hoàn toàn (và tuyệt đối) không có dính dáng gì tới vụ này.
7/28/11
Lối Về Tuổi Dại
Đường về tuổi dại xa xăm,
Một phen cách biệt, trăm năm lỗi thề.
Cóc cuối tuần:
Lối Về Tuổi Dại
Trăng Mường Mán buồn đan rêu cổ tháp,
Đường Phú Hài vấp váp tiếng ve kêu,
Nắng Bình Hưng tai tái loãng sương chiều,
Biển Thương Chánh đìu hiu đêm sóng vỡ.
Gót chân đất thơm thơm mùi sách vở,
Mắt trong xanh bỡ ngỡ tuổi học trò,
Má ửng hồng không một nét âu lo,
Bàn tay nhỏ bo bo ghì áo mẹ.
Mỹ Quốc: Chỉ Hai Năm Nưã Thôi Sao?
Nguyên văn: America: Only Two More Years?
Tác giả Robert Morley
Đừng làm lơ với những lời cảnh báo! Những nhà quan sát tin tường cho rằng một nước Mỹ nghiện vay nợ sẽ học được những bài học đắt giá từ những đế quốc đã sụp đổ.
Hai năm nưã thôi, đó là thời gian còn lại để nước Mỹ giải quyết những khó khăn cuả mình - hoặc bị sụp đổ bất thình lình. Đó là kết luận đáng giật mình cuả Niall Ferguson, một sử gia tại ĐH Havard. Và kết luận đó đã từ sáu tháng về trước rồi. Haỹ nhìn nước Hy Lạp - thế giới đã chứng kiến chuyện gì xảy ra khi những nhà đầu tư mất lòng tin vào việc điều hành ngân sách cuả một quốc gia.
Gạo thơm Thái, gạo thơm Mỹ, gạo nào hơn?
Kính thưa quí vị, với thói quen ăn uống, người Việt và các sắc dân Á châu tại Hoa Kỳ hằng năm tiêu thụ rất nhiều gạo, phần lớn là loại gạo thơm nhập khẩu từ Thái Lan, cho dù gạo sản xuất tại nước Mỹ không phải là ít. Nhưng mới đây một loại gạo thơm được trồng ngay trong nước đã bắt đầu được đưa ra thị trường nội địa sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Ban Việt ngữ đài VOA đã tiếp xúc với giáo sư Xueyan Sha, thuộc đại học Louisiana, và ông Tony Trần, thuộc công ty Cajunland SeaFood để tìm hiểu về loại gạo có thể trở thành đối thủ đáng ngại của gạo thơm Thái Lan và có thể giúp một phần nào cho kinh tế nội địa Hoa Kỳ. Mời quí vị theo dõi trong Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay với Lan Phương.
Gạo Jazzman được trồng tại Hoa Kỳ, bang Louisiana