Xin chào cả nhà và các bạn hiền xa gần.
Hôm nay Quỳnh-Mai xin được đưa các bạn hiền xa gần đi ..dạo mát trong một khu vườn hoa, một công viên đẹp ngay trung tâm thành phố Paris. Một nơi rất nổi tiếng trong sách vỡ & phim ảnh mà chúng ta vẩn thường nghe nhắc nhở đến vào những ngày tháng xa xưa bên quê nhà lúc chung ta còn rất trẻ, đó là Vườn Luxembourg (Vườn hoa Luxembourg) - Jardin du Luxembourg Paris !.
Không biềt cảnh thật thế nào..khung cảnh vườn hoa nầy đẹp ra sao..mà nghe mô tả qua báo chi, qua sách vở làm chúng ta ai cũng mong được một lần đặt chân đến đây để ngắm nghía và trầm trồ các bạn nhỉ ..
Trí tưởng tượng của chúng ta cũng rất phong phú.. nhất là xem các phim ảnh có cảnh các bà, các cô đầm mặc áo đầm "phùng xòe"..tay che dù "đìệu" đi thướt tha dạo mát trong khu Jardin du Luxembourg Paris !. Ôi đẹp làm sao..giống như cảnh người đẹp "Trà Hoa Nữ" yểu điệu dịu dàng..thướt tha.. nhẹ nhàng nhẹ bước trong vườn hoa nầy vậy !.(hì). Đúng là dân mê phim ảnh ..vào thời xa xưa !.
Quynh-Mai đã có chụp hình nơi nầy từ lâu khi sang Paris, nhưng cũng cố "lượm lặt" và tìm tòi rồi "lấp ráp" cho được đầy đủ hình ảnh về vườn Luxembourg nầy ..tuy mất rất nhiểu thì giờ để thực hiện chuyện hình ảnh..nhưng với hy vọng các bạn xem được đầy đủ và mãn nhản hơn. Tin tức thì thu thập thêm từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
http://www.discoverfrance.net/France/Paris/Monuments-Paris/Luxembourg.shtml
Bải cỏ trong vườn Luxembourg.
Luxembourg là một khu vườn lớn và nổi tiếng ở Paris, nằm tại Quận 6 của thành phố.
Với diện tích gần 23 hecta, Luxembourg là khu vườn quan trọng của Paris, nơi đi dạo, gặp gỡ của sinh viên, người dân Paris và cả khách du lịch. Được tạo ra từ năm 1612 theo lệnh của hoàng hậu Marie de Médicis, bên trong khu vườn còn có cung điện Luxembourg,
Cung điện Luxembourg
Cung điện Luxembourg nằm trong khu vườn cùng tên tại Quận 5 của Paris. Được xây dựng từ năm 1615, cung điện là dinh thự của nhiều quý tộc, vua chúa phong kiến Pháp. Sau đó nơi đây trở thành trụ sở của nhiều cơ quan quan trọng của nền Cộng hòa.
Nằm trong vườn Luxembourg thuộc khu phố La Tinh, cung điện là công trình quan trọng nhất của vườn. Phía trước cung điện là một bãi cỏ rộng dành cho người đi dạo cùng một hồ nhỏ hình bát giác, nơi trẻ em vẫn thường thả thuyền đồ chơi.
Như mục đích xây dựng ban đầu, cung điện Luxembourg có dáng vẻ của một dinh thự hơn là một công sở. Luxembourg mang nét kiến trúc của cung điện Pháp, các tòa nhà tạo thành một sân vuông, một sân chính và lối vào bên dưới vòm Tournon. Tòa nhà chính có hai bên đối xứng, cũng là một kiến trúc thường gặp.
Điểm mới của cung điện Luxembourg là tòa nhà chính giữa lớn hơn so với hai cánh bên và cả phần phía bên trong. Khác với Louvre, vốn có tòa nhà hai cánh rất dài, tòa nhà chính của Luxembourg là điểm nhấn của cung điện.
Tới sau thời kỳ cuộc Cách mạng Pháp ( chiếm ngục Bastille vào ngày 14 thang7 1798) thì vào năm 1792, cung điện Luxembourg được tuyến bố trở thành tài sản quốc gia, trở thành xưởng vũ khí.
Hình ảnh cuộc cách mạng Pháp, đốt ngục Bastille.
Đến thời kỳ Đốc chính năm 1795, nơi đây Cung điện Luxembourg được sử dụng làm nhà tù.
Tới năm 1799 thì cung điện được chuyển cho Thượng nghị viện. Trong khoảng thời gian 1799 tới 1805, kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin đã tu sửa lại cung điện để phù hợp với chức năng mới.
Hình ảnh mới về Cung điện Luxembourg - Thượng Nghị Viện
Hiện nay cung điện Luxembourg là trụ sở của Thượng Nghị Viện Pháp, cùng nhiều tượng đài và một vài công trình khác.
Vườn Luxembourg còn có tên gọi vui là Luco.
Vườn Luxembourg
Cũng như khu phố La Tinh, vườn Luxembourg là điểm ưu thích của cả sinh viên và khách du lịch. Đây cũng là khu đi dạo của người dân thành phố và các nhân viên văn phòng gần đó ra ngồi nghỉ trưa.
Những hình ảnh ngày xa xưa trong khu vườn Luxembourg.
Nằm trong khu phố La Tinh, vườn Luxembourg có diện tích 224.500 m², xung quanh bao bởi hàng rào sắt với mũi nhọn phủ một lớp mạ vàng. Khắp vườn, các bức tượng trang trí miêu tả những vị thần Hy Lạp hay các con thú được đặt trên bãi cỏ hay trong những không gian cây xanh.
Trong số đó có bức Nữ thần Tự Do được nhà điêu khắc Frédéric Auguste Bartholdi, cũng là tác giả phiên bản lớn tại New York, tặng cho bảo tàng vào năm 1900. Đến năm 1906 thì bức tượng được đem ra đặt ngoài vườn.
Cạnh cổng vào trên đại lộ Saint-Michel, một ki ốt âm nhạc dành cho những người chơi nhạc. Đài phun nước Médicis nằm sát hàng rào của vườn, cạnh con phố cùng tên. Cung điện Luxembourg nằm ở phía Bắc. Phía trước cung điện là bể nước hình bát giác cùng lối đi và bãi cỏ rộng. Đây là nơi trẻ em thả thuyền đồ chơi và kê các ghế sắt dành cho người đi dạo nghỉ chân.
Petit Luxembourg, dinh thự của Chủ tịch Thượng nghị viên nằm bên cung điện. Bảo tàng Luxembourg với các tác phẩm nghệ thuật đương đại cũng nằm trong một tòa nhà ở đây. Không gian phía Tây dành cho thể thao với sáu sân quần vợt, và những người chơi bi sắt trên nền đất.
Phía Đông của vườn, dinh thự Vendôme cũ, ngày nay là Trường Mỏ Paris, nằm quay mặt ra đại lộ Saint-Michel. Ngoài ra vườn Luxembourg còn có một nhà hát múa rối, một hiệu sách, quầy bán nước, không gian dành cho trẻ em...
Sau khi vua
Henri IV mất vào năm 1610, hoàng hậu Marie de Médicis trở thành nhiếp chính cho tới khi Louis XIII, lúc đó mới 8 tuổi rưỡi, trưởng thành. Không còn thích thú sống ở Louvre, Marie de Médicis dự định xây dựng một cung điện kiểu Ý, quê hương của mình. Năm 1612, Marie de Médicis mua lại dinh thự Petit Luxembourg từ người bạn là François, công tước Luxembourg. Trước đó, hoàng hậu cùng các con đã thường tới đi dạo trong khu vườn của dinh thự này.
Năm 1615, cung điện Luxembourg được xây dựng trong khu vườn và Marie de Médicis về sống ở đây từ năm 1625.
Ngay từ giữa thề kỷ 17, vườn Luxembourg đã đôi khi được mở cửa cho công chúng, tùy theo chủ nhân. Cung điện Luxembourg qua tay nhiều quý tộc, vua chúa, cho tới Cách mạng Pháp thì trở thành tài sản quốc gia, trở thành xưởng vũ khí, rồi nhà tù. Thời Đệ nhất đế chế, vườn Luxembourg được kiến trúc sư Jean-François-Thérèse Chalgrin cho bố trí lại, đặt thêm nhiều tác phẩm điêu khắc, tượng.
Cho tới Thế chiến thứ hai, khi Paris bị Quân đội Đức chiếm đóng, cung điện trở thành trụ sở bộ tham mưu Không quân Đức. Nhiều bức tượng bị đem nấu chảy và các lô cốt được đào ngay trong vườn. Khi Paris được giải phóng, các xe tăng đi ngang qua vườn trong các ngày từ 19 tới 25 tháng 8 năm 1944.
Là khu vườn lớn bên khu phố La Tinh và Saint-Germain-des-Prés nên có rất nhiều nghệ sĩ, nhà văn đã thường từng đi dạo trong vườn Luxembourg.
Từ các nhà văn thế kỷ 19 như Victor Hugo, Baudelaire, Balzac, Verlaine... cho đến những tên tuổi lớn của thế kỷ 20: Hemingway, Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir...
Trong tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm của Alexandre Dumas, D'Artagnan đã hẹn đấu kiếm với Athos, Porthos và Aramis tại vườn Luxembourg.
Hẹn gặp nhau vào DHTN 2012 tại Paris !
Chúc cả nhà vá các bạn gần xa luôn an khang.
Best regards
Quynh-Mai
5/23/11
5/21/11
Thư mời họp
Thời gian : 12 giờ trưa ngày chúa nhựt 29/05/2012
Địa điểm : 12 rue Roger Grosman
95190 GOUSSAINVILLE
Điện thoại : 0664538849
Thay vi:
Thời gian : ((12 giờ trưa ngày chúa nhựt 29/05/2012 ))
12 giờ trưa ngày chúa nhựt 29/05/2011 !!!!!!
Địa điểm : 12 rue Roger Grosman
95190 GOUSSAINVILLE
Điện thoại : 0664538849
4/25/11
Lưu Thị Bích Đào
Lá Thư Hàng Tháng
-------------------------
Lưu Thị Bích Đào
(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 5/2011)
Lê Đình Thông
‘‘Hoan nghênh Thông vô cùng. Vì theo ý tôi, đó là cái chết bi đát nhất, thảm khốc nhất, mà danh sách những nạn nhân của cộng sản luôn luôn thiếu chị. Tôi nhớ có một bài viết rất hay về cái chết đó, mà lâu quá quên rồi. Và cũng cần hình của chị.’’ (Hoàng Ngọc Nguyên, Diễn đàn Thụ Nhân 1-2, ngày 22 tháng 4 năm 2011).
Theo Hoàng Ngọc Nguyên, cái chết của chị Lưu Thị Bích Đào là bi đát nhất, thảm khốc nhất. Tôi biết chị Bích Đào ở Saigon, trước khi chị lên Đà Lạt học Văn khoa. Chị thường mặc áo dài trắng, để tang mẹ mới qua đời. Chị Bích Đào quê quán Hội An (Quảng Nam). Trong những ngày học đệ nhất ở Saigon, chị ở nhà người anh cả là nhà văn Lưu Nghi, trong con hẻm nhỏ đường Lê Văn Duyệt, quận 3 Saigon, đối diện Chợ Đũi. Anh Nghi sinh năm 1924, hơn chị Bích Đào 18 tuổi, viết báo Bách Khoa, Nhân Loại, chủ trương nhà xuất bản Trùng Dương. Anh là tác giả tập truyện Đêm Trăng Mùa Hạ và Gió Trên Đồi.
Năm 1969, chị Bích Đào kết hôn với dược sĩ Trần Xuân Chiểu, làm việc ở quân y viện Cần Thơ. Chị Đào tốt nghiệp cử nhân Việt-Hán, là giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ).
Sau tháng tư đen, vợ chồng anh Chiểu, chị Bích Đào và ba cháu Chi, Tý và Kim vượt biên. Chiếc ghe 12 blocks máy nhổ neo ở Vũng Tầu, vào một đêm không trăng sao để khỏi bị lộ. Công an biên phòng tuần tra rất gắt, chiếu đèn pha vào chiếc ghe có bầu đoàn thê tử người trung úy dược sĩ. Đó là hồi I của tấm thảm kịch bi lụy mang tên Bích Đào.
Vì đồn công an biên phòng không còn chỗ giam người, gia đình anh chị có con nhỏ nên được phóng thích. Anh chị bồng bế con về Cần Thơ. Vợ chồng dành dụm được 15 lượng vàng thì đã nộp hết cho chủ tầu. Trước nhà có công an cầm súng tịch biên. Họ trở thành tứ cố vô thân. Anh chị đi ngang qua nhà mình mà như nhà vô chủ, lặng lẽ đến nương náu nơi người em họ. Đó là bi kịch Bích Đào, hồi thứ II.
Ngày hôm đó, gia đình chị Bích Đào nương náu ở miệt vườn, cách Cần Thơ mấy chục cây số. Hồi kết cuộc của thảm kịch diễn ra lặng lẽ trong đêm thâu. Anh Chiểu chích cho vợ và các con liều thuốc cyanur, rồi tự chích độc dược. Sáng hôm sau, bà Sáu chủ nhà phát giác chị Bích Đào ôm chặt cháu út, nằm cạnh hai cháu Chi và Tý, cả bốn mẹ con đều đã qua đời. Năm 1980, hài cốt chị Bích Đào và các cháu Chi, Tý và Kim được đem về mai táng ở quê chồng ngoài Huế.
Anh Chiểu được cứu sống. Tám năm sau cũng chết trong trại giam Cần Giờ.
Tấm hình đen trắng của chị Lưu Thị Bích Đào chụp ở phi trường Liên Khương (Đà Lạt), phía sau là dãy núi Lâm Viên. Vì chị học Văn khoa, tôi xin làm bài thơ ngũ ngôn, thay cho năm nén nhang, viết vào mùa hoa đào hải ngoại, thắp lên để tưởng nhớ anh Chiểu, chị Bích Đào và các cháu Chi, Tý và Kim, tất cả là năm người.
Anh Chiểu, chị Bích Đào,
Các con chết anh hào.
Thắp nén nhang tịnh độ,
Hồn thiêng cõi thanh cao.
-------------------------
Lưu Thị Bích Đào
(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 5/2011)
Lê Đình Thông
‘‘Hoan nghênh Thông vô cùng. Vì theo ý tôi, đó là cái chết bi đát nhất, thảm khốc nhất, mà danh sách những nạn nhân của cộng sản luôn luôn thiếu chị. Tôi nhớ có một bài viết rất hay về cái chết đó, mà lâu quá quên rồi. Và cũng cần hình của chị.’’ (Hoàng Ngọc Nguyên, Diễn đàn Thụ Nhân 1-2, ngày 22 tháng 4 năm 2011).
Theo Hoàng Ngọc Nguyên, cái chết của chị Lưu Thị Bích Đào là bi đát nhất, thảm khốc nhất. Tôi biết chị Bích Đào ở Saigon, trước khi chị lên Đà Lạt học Văn khoa. Chị thường mặc áo dài trắng, để tang mẹ mới qua đời. Chị Bích Đào quê quán Hội An (Quảng Nam). Trong những ngày học đệ nhất ở Saigon, chị ở nhà người anh cả là nhà văn Lưu Nghi, trong con hẻm nhỏ đường Lê Văn Duyệt, quận 3 Saigon, đối diện Chợ Đũi. Anh Nghi sinh năm 1924, hơn chị Bích Đào 18 tuổi, viết báo Bách Khoa, Nhân Loại, chủ trương nhà xuất bản Trùng Dương. Anh là tác giả tập truyện Đêm Trăng Mùa Hạ và Gió Trên Đồi.
Năm 1969, chị Bích Đào kết hôn với dược sĩ Trần Xuân Chiểu, làm việc ở quân y viện Cần Thơ. Chị Đào tốt nghiệp cử nhân Việt-Hán, là giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ).
Sau tháng tư đen, vợ chồng anh Chiểu, chị Bích Đào và ba cháu Chi, Tý và Kim vượt biên. Chiếc ghe 12 blocks máy nhổ neo ở Vũng Tầu, vào một đêm không trăng sao để khỏi bị lộ. Công an biên phòng tuần tra rất gắt, chiếu đèn pha vào chiếc ghe có bầu đoàn thê tử người trung úy dược sĩ. Đó là hồi I của tấm thảm kịch bi lụy mang tên Bích Đào.
Vì đồn công an biên phòng không còn chỗ giam người, gia đình anh chị có con nhỏ nên được phóng thích. Anh chị bồng bế con về Cần Thơ. Vợ chồng dành dụm được 15 lượng vàng thì đã nộp hết cho chủ tầu. Trước nhà có công an cầm súng tịch biên. Họ trở thành tứ cố vô thân. Anh chị đi ngang qua nhà mình mà như nhà vô chủ, lặng lẽ đến nương náu nơi người em họ. Đó là bi kịch Bích Đào, hồi thứ II.
Ngày hôm đó, gia đình chị Bích Đào nương náu ở miệt vườn, cách Cần Thơ mấy chục cây số. Hồi kết cuộc của thảm kịch diễn ra lặng lẽ trong đêm thâu. Anh Chiểu chích cho vợ và các con liều thuốc cyanur, rồi tự chích độc dược. Sáng hôm sau, bà Sáu chủ nhà phát giác chị Bích Đào ôm chặt cháu út, nằm cạnh hai cháu Chi và Tý, cả bốn mẹ con đều đã qua đời. Năm 1980, hài cốt chị Bích Đào và các cháu Chi, Tý và Kim được đem về mai táng ở quê chồng ngoài Huế.
Anh Chiểu được cứu sống. Tám năm sau cũng chết trong trại giam Cần Giờ.
Tấm hình đen trắng của chị Lưu Thị Bích Đào chụp ở phi trường Liên Khương (Đà Lạt), phía sau là dãy núi Lâm Viên. Vì chị học Văn khoa, tôi xin làm bài thơ ngũ ngôn, thay cho năm nén nhang, viết vào mùa hoa đào hải ngoại, thắp lên để tưởng nhớ anh Chiểu, chị Bích Đào và các cháu Chi, Tý và Kim, tất cả là năm người.
Anh Chiểu, chị Bích Đào,
Các con chết anh hào.
Thắp nén nhang tịnh độ,
Hồn thiêng cõi thanh cao.
3/31/11
Xin Chúc Mừng Quí Thầy Cô & quí Anh Chị:
Năm Mới Tân Mão gia đạo bình an, sức khỏe dồi dào, mọi việc tốt lành.
Subscribe to:
Posts (Atom)