Showing posts with label Lá Thư Hàng Tháng. Show all posts
Showing posts with label Lá Thư Hàng Tháng. Show all posts

9/2/15

Tiếng Chuông Năng Tĩnh - Tháng Ngày Thụ Nhân

L á T h ư P a r i s

clip_image002

Thụ Nhân Paris có truyền thống kính thầy, mến bạn. Trong mấy tháng qua, vì có nhiều anh chị Thụ Nhân ở xa đến thăm, chúng tôi nấn ná ở lại Paris. Bạn bè đi rồi, Thụ Nhân Paris phân tán mỗi người một ngả, đi nghỉ hè. Tôi lưu lạc đến miền núi Pyrénées-Orientales lạnh lẽo, có thung lũng buồn và hồ nước mênh mông. Nghe văng vẳng tiếng chuông chiều ngân nga. Xa nhà đã lâu, làm sao mà nghe lại ‘‘Tiếng chuông Thiên Mụ’’ để hình dung cảnh chiều hôm ‘‘canh gà Thọ Xương’’. Hồi chuông đổ dồn khiến tôi nhớ lại ‘‘tiếng chuông Năng Tĩnh’’ để nhớ lại ‘‘tháng ngày Thụ Nhân’’ vừa qua.

11/21/11

Ngày giỗ mười năm


Lê Đình Thông

image007

Bích chương 10 năm ngày giỗ Đức Ông Nguyễn Văn Lập
do anh Chung Thế Hùng thực hiện
Thi hào Victor Hugo (1802-1885) coi phạm vi của thơ không có bến bờ. Ngoài thế giới hiện thực còn là thế giới duy tâm, nhà thơ dệt nên những cung tơ trầm tư, lắng đọng. Những vần thơ Thụ Nhân nói về tình cha con xe kết bởi tơ vương nhẹ nhàng. Vì vậy, Thụ Nhân Paris lấy ‘‘Vần thơ Tưởng niệm’’ làm chủ đề cho ngày giỗ 10 năm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (19/12/2011 - 19/12/2011), cố Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, cử hành tại Hội trường Giáo Xứ ngày 18/12 sắp tới.

10/21/11

Lá Thư Hàng Tháng - ‘‘Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ ’’ Tưởng Niệm Người Du Ca Muôn Thuở

Lê Đình Thông

clip_image001

Có hai anh khóa 1 CTKD đều có tên là Nguyễn Đức Quang. Muốn phân biệt chỉ có cách đặt cho mỗi người một biệt danh : Quang Du Ca và Quang Già Cơ. Quang Già Cơ thế nào cũng sống đến già. Quang Du Ca theo cung nhạc rày đây mai đó. Trước đây chỉ là Ba la yết đế (Vượt qua bờ bên kia) rồi lại quay về chốn cũ. Tháng ba năm nay mới thực sự là Ba la tăng yết đế: anh đã vượt hẳn qua bờ tử sinh, bỏ lại người thân, bỏ bạn bè. Tuy anh đã ‘‘yết đế’’ mà vẫn còn ‘‘yết ma’’. Cái nghiệp du ca của anh còn đến muôn thuở. Tháng ba năm nay, anh đi biền biệt để trở nên Người Du Ca Muôn Thuở.

9/29/11

Lá Thư Hàng Tháng - LỬA TRẠI THỤ NHÂN


Lê Đình Thông

clip_image002
Lâu đài Jambville rộng 52 hécta, nằm giữa công viên quốc gia Vexin, cách lâu đài Versailles 40 cây số. Công trình kiến trúc cổ này có từ thế kỷ XIII bao gồm cả một di tích Hy Lạp. Vào thế kỷ XVII, vua Henri IV cho xây thêm một phần lâu đài. Jambville có rừng thông bá dương (cèdres) miền Hy mã lạp sơn, đường rừng tilleuls (cây đoạn), rừng phong (érabes) Canada, tần bì (frênes) và nhiều kỳ hoa dị thảo khác. Trại họp bạn Thụ Nhân do hai khóa 8 và 11 tổ chức trong hai ngày 17 và 18/9/2011, nhờ cảnh trí viễn phương làm tăng thêm tình thân hữu Thụ Nhân. Trại họp bạn gồm ba phần : Sinh hoạt Hội Hữu, Hội luận Về nguồn, Lửa Trại Thụ Nhân.

8/19/11

Lá Thư Hàng Tháng - Anh Cả Phúc

Lá Thư Hàng Tháng
--------------------------
Anh Cả Phúc
Lê Đình Thông
(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 8-2011)

  • ‘‘Thành kính phân ưu cùng chị Phúc và tang quyến. Nguyện cầu Linh Hồn anh cả Đặng Hữu Phúc’’. Nguyễn Thị Xuân Phương khóa 7 gọi Phúc là anh cả. Khi Đặng Hữu Phúc ‘‘xếp bút nghiên theo việc đao cung’’, Xuân Phương còn học trung học. Xuân Phương cũng như nhiều khóa đàn em gọi khóa 1 là anh cả, coi nhau như trong một gia đình. Phan Bá Phi khóa 4 thì viết: ‘‘Xin hai anh Trực hay anh Thông chuyển dùm những lời trên đến chị Phúc’’.

7/25/11

Lá Thư Hàng Tháng - Khuyên Tròn Khóa 8

(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 7/2011)

Lê Đình Thông

clip_image002

Ÿ Nhân buổi họp mặt tại quán Léon ở Montparnasse (Paris) để mừng anh Lưu Văn Vi và chị Ngọc khóa 8 đến từ quê nhà, tôi cho rằng khóa 8 được tượng hình bởi hai vòng khuyên nối kết, là đôi mắt xích giao duyên, kết lại thành một con số 8. Cũng vì sự ngẫu hứng này, anh Vi yêu cầu tôi khai triển ý nghĩa khuyên tròn. Lá thư tháng này chưa có đề tài. Tôi xin viết bài này để gửi anh Lưu Văn Vi ở phương nam, anh Võ Thành Xuân ở phương tây. Còn lại phương đông phương bắc, xin gửi bè bạn bốn phương.

6/20/11

CHIẾC HỘP DIÊM KỲ LẠ

Lá Thư Hàng Tháng

Lê Đình Thông

!cid_image001_jpg@01CC2EDF

Giáo sư Vũ Quốc Thúc

(hình chụp ngày 19-6-2011)

Chiều ngày 19-6-2011, tôi đón thầy Vũ Quốc Thúc đến nhà luật sư Lê Trọng Quát ở Saint-Christophe (Cergy). Tuy đã là mùa hè, khí hậu mát dịu như chớm thu. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có gió mát.

4/25/11

Lưu Thị Bích Đào

Lá Thư Hàng Tháng
-------------------------
Lưu Thị Bích Đào
(trích Diễn Đàn Thụ Nhân, tháng 5/2011)

Lê Đình Thông

‘‘Hoan nghênh Thông vô cùng. Vì theo ý tôi, đó là cái chết bi đát nhất, thảm khốc nhất, mà danh sách những nạn nhân của cộng sản luôn luôn thiếu chị. Tôi nhớ có một bài viết rất hay về cái chết đó, mà lâu quá quên rồi. Và cũng cần hình của chị.’’ (Hoàng Ngọc Nguyên, Diễn đàn Thụ Nhân 1-2, ngày 22 tháng 4 năm 2011).

Theo Hoàng Ngọc Nguyên, cái chết của chị Lưu Thị Bích Đào là bi đát nhất, thảm khốc nhất. Tôi biết chị Bích Đào ở Saigon, trước khi chị lên Đà Lạt học Văn khoa. Chị thường mặc áo dài trắng, để tang mẹ mới qua đời. Chị Bích Đào quê quán Hội An (Quảng Nam). Trong những ngày học đệ nhất ở Saigon, chị ở nhà người anh cả là nhà văn Lưu Nghi, trong con hẻm nhỏ đường Lê Văn Duyệt, quận 3 Saigon, đối diện Chợ Đũi. Anh Nghi sinh năm 1924, hơn chị Bích Đào 18 tuổi, viết báo Bách Khoa, Nhân Loại, chủ trương nhà xuất bản Trùng Dương. Anh là tác giả tập truyện Đêm Trăng Mùa Hạ và Gió Trên Đồi.
Năm 1969, chị Bích Đào kết hôn với dược sĩ Trần Xuân Chiểu, làm việc ở quân y viện Cần Thơ. Chị Đào tốt nghiệp cử nhân Việt-Hán, là giáo sư trường trung học Phan Thanh Giản (Cần Thơ).
Sau tháng tư đen, vợ chồng anh Chiểu, chị Bích Đào và ba cháu Chi, Tý và Kim vượt biên. Chiếc ghe 12 blocks máy nhổ neo ở Vũng Tầu, vào một đêm không trăng sao để khỏi bị lộ. Công an biên phòng tuần tra rất gắt, chiếu đèn pha vào chiếc ghe có bầu đoàn thê tử người trung úy dược sĩ. Đó là hồi I của tấm thảm kịch bi lụy mang tên Bích Đào.
Vì đồn công an biên phòng không còn chỗ giam người, gia đình anh chị có con nhỏ nên được phóng thích. Anh chị bồng bế con về Cần Thơ. Vợ chồng dành dụm được 15 lượng vàng thì đã nộp hết cho chủ tầu. Trước nhà có công an cầm súng tịch biên. Họ trở thành tứ cố vô thân. Anh chị đi ngang qua nhà mình mà như nhà vô chủ, lặng lẽ đến nương náu nơi người em họ. Đó là bi kịch Bích Đào, hồi thứ II.
Ngày hôm đó, gia đình chị Bích Đào nương náu ở miệt vườn, cách Cần Thơ mấy chục cây số. Hồi kết cuộc của thảm kịch diễn ra lặng lẽ trong đêm thâu. Anh Chiểu chích cho vợ và các con liều thuốc cyanur, rồi tự chích độc dược. Sáng hôm sau, bà Sáu chủ nhà phát giác chị Bích Đào ôm chặt cháu út, nằm cạnh hai cháu Chi và Tý, cả bốn mẹ con đều đã qua đời. Năm 1980, hài cốt chị Bích Đào và các cháu Chi, Tý và Kim được đem về mai táng ở quê chồng ngoài Huế.
Anh Chiểu được cứu sống. Tám năm sau cũng chết trong trại giam Cần Giờ.
Tấm hình đen trắng của chị Lưu Thị Bích Đào chụp ở phi trường Liên Khương (Đà Lạt), phía sau là dãy núi Lâm Viên. Vì chị học Văn khoa, tôi xin làm bài thơ ngũ ngôn, thay cho năm nén nhang, viết vào mùa hoa đào hải ngoại, thắp lên để tưởng nhớ anh Chiểu, chị Bích Đào và các cháu Chi, Tý và Kim, tất cả là năm người.
Anh Chiểu, chị Bích Đào,
Các con chết anh hào.
Thắp nén nhang tịnh độ,
Hồn thiêng cõi thanh cao.