2/11/11
Nhân dân Ai Cập đã đạt được mong ước
VOA
Sau 18 ngày biểu tình phản kháng, ông Hosni Mubarak đã phải từ chức Tổng thống Ai Cập, chấm dứt gần 3 thập niên cai trị quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ả Rập.
Luis Ramirez | Cairo Thứ Sáu, 11 tháng 2 2011
Hình: AP
Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức và yêu cầu quân đội kiểm soát đất nước
18 ngày với các cuộc biểu tình đôi khi mạnh bạo đã buộc người từng cai trị nước này cả gần 30 năm phải bước xuống. Ngày thứ Sáu đã là ngày mà những người biểu tình phản kháng mong chờ. Tin từ chức đã được Phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước.
Ông Suleiman nói Tổng thống Mubarak đã từ chức và yêu cầu quân đội kiểm soát đất nước. Phó Tổng thống kết thúc bản tuyên bố với câu: “Xin Thượng Đế giúp đỡ tất cả mọi người.”
Hàng ngàn người đã tiến về quảng trường Tahrir tại thủ đô Cairo để nhập vào hàng ngũ hàng chục ngàn người đã có mặt tại đó. Anh Eman Saad nói:
“Phản ứng của tôi ư! Thật là một điều kỳ diệu! Tự do!”
Ngay tại quảng trường Tahrir, mọi người đều vui mừng hớn hở. Những người biểu tình nói rằng đây chính là ngày họ mong chờ từ bao nhiêu thập niên. Tình hình đón mừng trong những giờ khắc đầu tiên xảy ra trong ôn hòa, tuy nhiên người ta cũng nghe được tiếng súng lẻ tẻ tại trung tâm Cairo vào lúc chạng vạng tối thứ Sáu tại Cairo. Cùng ngày này, tin tức cho hay ông Mubarak đã đến Sharm el Sheikh, khu du lịch của Ai Cập bên bờ Hồng Hải.
Theo hiến pháp Ai Cập, chủ tịch quốc hội sẽ trở thành Tổng thống, nhưng với sự nắm quyền của quân đội, không rõ điều này có xảy ra hay không.
Tương lai chính trị của Ai Cập coi như vẫn còn mơ hồ.
Sau 18 ngày biểu tình phản kháng, ông Hosni Mubarak đã phải từ chức Tổng thống Ai Cập, chấm dứt gần 3 thập niên cai trị quốc gia đông dân nhất trong thế giới Ả Rập.
Luis Ramirez | Cairo Thứ Sáu, 11 tháng 2 2011
Hình: AP
Tổng thống Hosni Mubarak đã từ chức và yêu cầu quân đội kiểm soát đất nước
18 ngày với các cuộc biểu tình đôi khi mạnh bạo đã buộc người từng cai trị nước này cả gần 30 năm phải bước xuống. Ngày thứ Sáu đã là ngày mà những người biểu tình phản kháng mong chờ. Tin từ chức đã được Phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố trên đài truyền hình nhà nước.
Ông Suleiman nói Tổng thống Mubarak đã từ chức và yêu cầu quân đội kiểm soát đất nước. Phó Tổng thống kết thúc bản tuyên bố với câu: “Xin Thượng Đế giúp đỡ tất cả mọi người.”
Hàng ngàn người đã tiến về quảng trường Tahrir tại thủ đô Cairo để nhập vào hàng ngũ hàng chục ngàn người đã có mặt tại đó. Anh Eman Saad nói:
“Phản ứng của tôi ư! Thật là một điều kỳ diệu! Tự do!”
Ngay tại quảng trường Tahrir, mọi người đều vui mừng hớn hở. Những người biểu tình nói rằng đây chính là ngày họ mong chờ từ bao nhiêu thập niên. Tình hình đón mừng trong những giờ khắc đầu tiên xảy ra trong ôn hòa, tuy nhiên người ta cũng nghe được tiếng súng lẻ tẻ tại trung tâm Cairo vào lúc chạng vạng tối thứ Sáu tại Cairo. Cùng ngày này, tin tức cho hay ông Mubarak đã đến Sharm el Sheikh, khu du lịch của Ai Cập bên bờ Hồng Hải.
Theo hiến pháp Ai Cập, chủ tịch quốc hội sẽ trở thành Tổng thống, nhưng với sự nắm quyền của quân đội, không rõ điều này có xảy ra hay không.
Tương lai chính trị của Ai Cập coi như vẫn còn mơ hồ.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak từ chức
Biểu tình tại quảng trường Tahrir, thủ đô Ai Cập, ngày 11/02/2011
Reuters
Ngày 11/02/2011, đài truyền hình Ai Cập vừa đưa tin tổng thống Hosni Mubarak đã quyết định từ chức. Trong một thông điệp ngắn ngủi, phó tổng thống Suleiman thông báo tin trên vào lúc 16 giờ, giờ quốc tế. Hội đồng quân sự tối cao nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Ai Cập: Nghịch Lý của Cải Cách
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2011-02-09
Vụ khủng hoảng Ai Cập có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa về kinh tế.
AFP photo
Người dân Ai Cập biểu tình chống chính phủ trước cửa Quốc hội hôm 09/2/2011.
Nhưng chính là nỗ lực cải cách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế có khi lại dẫn tới biến động và khủng hoảng chính trị càng gây khó khăn kinh tế cho quốc gia này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về nghịch lý đó qua phần trao đổi sau đây của Việt Long với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
2011-02-09
Vụ khủng hoảng Ai Cập có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa về kinh tế.
AFP photo
Người dân Ai Cập biểu tình chống chính phủ trước cửa Quốc hội hôm 09/2/2011.
Nhưng chính là nỗ lực cải cách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế có khi lại dẫn tới biến động và khủng hoảng chính trị càng gây khó khăn kinh tế cho quốc gia này. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về nghịch lý đó qua phần trao đổi sau đây của Việt Long với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Từ Tunis đến Cairo, cả một hệ thống chế độ toàn trị hấp hối
Thứ năm 10 Tháng Hai 2011
Quảng trường Tahrir, Cairo, trung tâm của cuộc nổi đậy của người dân Ai Cập đòi lật đổ chế độ toàn trị.
REUTERS/Asmaa Waguih
Tú Anh
Chính sách toàn trị, độc quyền lãnh đạo, thâu tóm quyền lợi kinh tế trong suốt 30 năm qua đã dẫn đến tình trạng bế tắc ở các nước A Rập. Hậu quả là giới trẻ phải lên tiếng đòi quyền sống. Theo các chuyên gia trong khu vực thì không một cản lực nào có thể ngăn chận « hương hoa lài » và cứu vãn được số phận của những chế độ toàn trị đang hấp hối.
Phong trào phản kháng tại Ai Cập lan rộng sau 16 ngày tranh đấu với khẩu hiệu và cũng là mục tiêu tối hậu : « chấm dứt 30 năm chế độ Mubarak ». Cách nay đúng một tháng, vào ngày 13/12/2010, tại Doha, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton , không rõ vô tình hay cố ý, đã đưa ra một lời cảnh cáo mang tính tiên tri « các chính quyền Trung Đông phải đáp ứng khát vọng tự do và dân chủ của người dân ».
Bốn ngày sau, một thanh niên Tunisia có học thức nhưng thất nghiệp đi bán hàng rong tự thiêu để phản đối hành động bức hiếp của công an. Ngọn lửa phẩn uất này đã châm ngòi cho « cách mạng hoa lài ».
Khi "cách mạng hoa lài" thành công tại Tunisia rồi tiếp đến là biểu tình tại Ai Cập, ngoại trưởng Mỹ nhắc lại nội dung lời tuyên bố tại Doha và nói rằng không phải bà đe dọa mà thật ra bà nói lên tâm tư của xã hội công dân Ả Rập tiếp xúc với ngoại trưởng Mỹ và nhờ bà chuyển lại cấp lãnh đạo quốc gia.
Theo kinh tế gia Lahcen Achy thuộc Trung tâm nghiên cứu Carnegie khu vực Trung Đông, thì « nếu domino Ai Cập sụp đổ thì không ai có thể chận đứng hệ quả lây lan ». Vấn đề là « các chính quyền khác trong vùng có khả năng thích nghi đến đâu cải cách kịp thời trước khi dân chúng nổi dậy ».
Trung Quốc , Ấn Độ .. lo ngại
Theo nhà kinh tế này thì cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ả Rập là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội đầu tiên của các nước « đang trỗi dậy ». Do đó cuộc nổi dậy của dân chúng tại Tunisia và tại Ai Cập được chính quyền Bắc Kinh, New Dehli cũng như ở Nam Phi và Brazil theo dõi rất sát.
Theo Samir Ata, chủ tịch câu lạc bộ kinh tế gia Ả Rập thì « sai lầm » của các chính quyền trong khu vực « là đặt chính trị lên trên kinh tế ». Họ tóm thu hết ưu quyền đặc lợi rồi xây dựng một hệ thống « bè phái » và « cha truyền con nối ».
Giáo sư chính trị người Liban, ông Ghassan Salamé, nguyên là cố vấn của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, hiện nay là nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Paris nhận định : Cuộc nổi dậy hiện nay là hành động vùng lên của « đạo lý », của quyết tâm « đập tan chế độ toàn trị và tham ô ».
Chuyên gia Liban cảnh báo là những ai chưa chịu hiểu là khi nói đến « chính trị » là nói đến « đạo đức » thì sẽ không bao giờ hiểu tại sao người dân Trung Đông nổi dậy. Trung Đông đang bước vào một thời đại mới.
Để tìm hiểu thêm về bài học « cách mạng hoa lài » và những viễn ảnh bất trắc về địa lý chính trị trong khu vực, RFI đặt câu hỏi với giáo sư quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris Nanterre.
Giáo sư Lê Đình Thông : « Chế độ toàn trị không cho người dân có cơ hội phát triển và có ý kiến. Khát vọng dân chủ của người dân Ai Cập đã được Tổng tư lệnh quân đội công nhận là chính đáng. Tương lai chính trị của
Gs.Lê Đình Thông-ĐH Paris Nanterre
10/02/2011
Ai Cập sẽ tùy thuộc vào cách giải quyết của người dân , tùy thuộc vào tương quan lực lượng tại quốc hội tương lai…..Cách mạng hoa lài sẽ lan đến những nơi nào có cùng hoàn cảnh chính trị kinh tế như Ai Cập và Tunisie đó là độc tài, tham ô, nghèo khó và thất nghiệp…lời kêu gọi của ngoại trưởng Mỹ tại Doha là bài học rút gọn để các chế độ toàn trị suy nghĩ ».
Quảng trường Tahrir, Cairo, trung tâm của cuộc nổi đậy của người dân Ai Cập đòi lật đổ chế độ toàn trị.
REUTERS/Asmaa Waguih
Tú Anh
Chính sách toàn trị, độc quyền lãnh đạo, thâu tóm quyền lợi kinh tế trong suốt 30 năm qua đã dẫn đến tình trạng bế tắc ở các nước A Rập. Hậu quả là giới trẻ phải lên tiếng đòi quyền sống. Theo các chuyên gia trong khu vực thì không một cản lực nào có thể ngăn chận « hương hoa lài » và cứu vãn được số phận của những chế độ toàn trị đang hấp hối.
Phong trào phản kháng tại Ai Cập lan rộng sau 16 ngày tranh đấu với khẩu hiệu và cũng là mục tiêu tối hậu : « chấm dứt 30 năm chế độ Mubarak ». Cách nay đúng một tháng, vào ngày 13/12/2010, tại Doha, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton , không rõ vô tình hay cố ý, đã đưa ra một lời cảnh cáo mang tính tiên tri « các chính quyền Trung Đông phải đáp ứng khát vọng tự do và dân chủ của người dân ».
Bốn ngày sau, một thanh niên Tunisia có học thức nhưng thất nghiệp đi bán hàng rong tự thiêu để phản đối hành động bức hiếp của công an. Ngọn lửa phẩn uất này đã châm ngòi cho « cách mạng hoa lài ».
Khi "cách mạng hoa lài" thành công tại Tunisia rồi tiếp đến là biểu tình tại Ai Cập, ngoại trưởng Mỹ nhắc lại nội dung lời tuyên bố tại Doha và nói rằng không phải bà đe dọa mà thật ra bà nói lên tâm tư của xã hội công dân Ả Rập tiếp xúc với ngoại trưởng Mỹ và nhờ bà chuyển lại cấp lãnh đạo quốc gia.
Theo kinh tế gia Lahcen Achy thuộc Trung tâm nghiên cứu Carnegie khu vực Trung Đông, thì « nếu domino Ai Cập sụp đổ thì không ai có thể chận đứng hệ quả lây lan ». Vấn đề là « các chính quyền khác trong vùng có khả năng thích nghi đến đâu cải cách kịp thời trước khi dân chúng nổi dậy ».
Trung Quốc , Ấn Độ .. lo ngại
Theo nhà kinh tế này thì cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ả Rập là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội đầu tiên của các nước « đang trỗi dậy ». Do đó cuộc nổi dậy của dân chúng tại Tunisia và tại Ai Cập được chính quyền Bắc Kinh, New Dehli cũng như ở Nam Phi và Brazil theo dõi rất sát.
Theo Samir Ata, chủ tịch câu lạc bộ kinh tế gia Ả Rập thì « sai lầm » của các chính quyền trong khu vực « là đặt chính trị lên trên kinh tế ». Họ tóm thu hết ưu quyền đặc lợi rồi xây dựng một hệ thống « bè phái » và « cha truyền con nối ».
Giáo sư chính trị người Liban, ông Ghassan Salamé, nguyên là cố vấn của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, hiện nay là nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Paris nhận định : Cuộc nổi dậy hiện nay là hành động vùng lên của « đạo lý », của quyết tâm « đập tan chế độ toàn trị và tham ô ».
Chuyên gia Liban cảnh báo là những ai chưa chịu hiểu là khi nói đến « chính trị » là nói đến « đạo đức » thì sẽ không bao giờ hiểu tại sao người dân Trung Đông nổi dậy. Trung Đông đang bước vào một thời đại mới.
Để tìm hiểu thêm về bài học « cách mạng hoa lài » và những viễn ảnh bất trắc về địa lý chính trị trong khu vực, RFI đặt câu hỏi với giáo sư quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris Nanterre.
Giáo sư Lê Đình Thông : « Chế độ toàn trị không cho người dân có cơ hội phát triển và có ý kiến. Khát vọng dân chủ của người dân Ai Cập đã được Tổng tư lệnh quân đội công nhận là chính đáng. Tương lai chính trị của
Gs.Lê Đình Thông-ĐH Paris Nanterre
10/02/2011
Ai Cập sẽ tùy thuộc vào cách giải quyết của người dân , tùy thuộc vào tương quan lực lượng tại quốc hội tương lai…..Cách mạng hoa lài sẽ lan đến những nơi nào có cùng hoàn cảnh chính trị kinh tế như Ai Cập và Tunisie đó là độc tài, tham ô, nghèo khó và thất nghiệp…lời kêu gọi của ngoại trưởng Mỹ tại Doha là bài học rút gọn để các chế độ toàn trị suy nghĩ ».
2/10/11
Bao Giờ Việt Nam Có Tự Do ?
Nguyễn Quang Duy
Thế giới ngày nay là thế giới tự do và dân chủ. Nói thế không sai vì càng ngày càng nhiều dân tộc đứng lên giành lại lại quyền làm người, quyền tự quyết dân tộc. Chỉ còn sót lại vài quốc gia độc tài hay cộng sản, ở đó giới cầm quyền lại luôn bị bao vây bởi đại khối quần chúng sẵn sàng đứng lên làm cách mạng dân quyền.
2/9/11
Cuộc nổi dậy của nhân dân Ai cập
DC&PT - Thời Sự 2011
Cuộc nổi dậy của nhân dân Ai cập
là một cảnh báo nghiêm khắc chế độ Cộng sản VN,
nhưng cũng lưu ý người dân chủ chúng ta phải làm gì!
* Một anh hùng dân tộc đã trở thành thủ lãnh độc tài, một đảng cách mạng đã biến thành phản cách mạng chỉ tập hợp những phần tử phản động và xôi thịt!
* Phải biết chuẩn bị kịp thời để hợp sức nhân dân loại bỏ độc tài và kiến tạo dân chủ, phú cường và văn minh!
Âu Dương Thệ
Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” đã diễn ra ở Tunesien vào cuối tháng 12.2011 và đã đẩy được nhà độc tài Tổng thống Ben Ali ra khỏi nước sau trên hai thập niên cai trị độc tài và gia đình trị, coi Tunesien như tài sản riêng của gia đình. Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” cũng đang bung ra ở nhiều nước của thế giới Ả rập. Cao điểm hiện nay là Ai cập. Trong hai tuần qua hàng triệu nhân dân Ai cập đã xuống đường đòi Tổng thống Husni Mubarak phải từ chức. Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” ở Ai cập không chỉ làm lung lay chế độ Mubarak, mà còn làm rung động cả thế giới Ả rập, lo lắng cho Do thái, bàng hoàng cho cả Mĩ lẫn Âu châu và tạo xúc động sâu sắc trong giới trẻ và những người tiến bộ trên thế giới.
Cuộc nổi dậy của nhân dân Ai cập
là một cảnh báo nghiêm khắc chế độ Cộng sản VN,
nhưng cũng lưu ý người dân chủ chúng ta phải làm gì!
* Một anh hùng dân tộc đã trở thành thủ lãnh độc tài, một đảng cách mạng đã biến thành phản cách mạng chỉ tập hợp những phần tử phản động và xôi thịt!
* Phải biết chuẩn bị kịp thời để hợp sức nhân dân loại bỏ độc tài và kiến tạo dân chủ, phú cường và văn minh!
Âu Dương Thệ
Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” đã diễn ra ở Tunesien vào cuối tháng 12.2011 và đã đẩy được nhà độc tài Tổng thống Ben Ali ra khỏi nước sau trên hai thập niên cai trị độc tài và gia đình trị, coi Tunesien như tài sản riêng của gia đình. Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” cũng đang bung ra ở nhiều nước của thế giới Ả rập. Cao điểm hiện nay là Ai cập. Trong hai tuần qua hàng triệu nhân dân Ai cập đã xuống đường đòi Tổng thống Husni Mubarak phải từ chức. Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” ở Ai cập không chỉ làm lung lay chế độ Mubarak, mà còn làm rung động cả thế giới Ả rập, lo lắng cho Do thái, bàng hoàng cho cả Mĩ lẫn Âu châu và tạo xúc động sâu sắc trong giới trẻ và những người tiến bộ trên thế giới.
Subscribe to:
Posts (Atom)