6/11/09

Đức Ông Nguyễn Văn Lập « Sinh Viên Là Lẽ Sống Của Tôi »

GS Lê Hữu Mục

clip_image0022Tôi được biết Cha Lập vào khoảng cuối năm 1952, khi ngài còn làm Cha sở họ Phanxicô, nơi có ngôi nhà thờ Gothic rất đẹp mà thiên hạ thường gọi là nhà thờ nhà nước. Nhưng quê quán của ngài là Quảng Trị, một tỉnh nằm về phía bắc Thừa Thiên, nơi có những truyền thống lâu đời và một lịch sử anh hùng bất khuất.Con người Quảng Trị là con người có tinh thần chiến đấu cao, có ý chí mạnh và có lòng nhẫn nại làm việc gì cũng làm đến cùng. Khi tôi được biết ngài, Cha Lập đã du học ở Pháp lâu năm, đỗ cử nhân Sử học và đang dạy Sử tại trường Quốc Học và Thiên Hựu (Providence), và sau đó là trường Bình Minh, ngôi trường tư thục mà Cha đã vận động nhóm trí thức Công giáo Huế chúng tôi đồng thành lập. Ai đã tiếp xúc với ngài và nhất là đã học với ngài đều công nhận rằng óc của Cha Lập là óc Sử gia cho nên ngài nói điều gì cũng có chứng cớ lịch sử, ý kiến được trình bày một cách mạch lạc, tân tiến và đầy tính cách thuyết phục. Các bài giảng của ngài ở nhà thờ cũng có tính cách ấy, nghĩa là bố cục chặt chẽ, lý luận vững vàng và chi tiết cụ thể. Tôi còn nhớ như in những bài giảng của ngài về lễ Phục Sinh. Chúa bị hành hạ như thế nào, mão gai được kết bằng loại gai gì, Chúa chết vì lý do gì, vào lúc ấy có ai chứng kiến và Chúa đã sống lại trong trường hợp cụ thể nào… Nhờ các chứng kiến lịch sử, bài giảng trở nên linh động và dễ gây cảm xúc cho người nghe. Tôi chắc rằng những ai được nghe Cha giảng đều thích như tôi… Được như vậy, vì cha là một người gốc Quảng Trị (nơi người ta phát âm chữ "ông" là "ôông" một cách kính trọng).

6/10/09

Vĩnh biệt gia trưởng

GS Vũ Quốc Thúc

clip_image0021Trong buổi lễ cầu hồn hôm nay, tôi xin phép nói đến một việc mà tôi coi là sự thành công ngoạn mục nhất của Đức Ông Nguyễn Văn Lập trong thời kỳ Ngài điều khiển Viện Đại học Dalat, với tư cách Viện trưởng của Viện Đại Học này. Đó là việc nêu cao khẩu hiệu “Thụ Nhân”, biến ý niệm cổ kính này thành một tôn chỉ, một tinh thần, có thể nói là một quan niệm triết lý để hướng dẫn toàn thể các giáo sư và sinh viên, không những trong khuôn khổ học trình của Viện mà còn cả ngoài đời nữa.

Trước khi nhận làm giảng viên môn Kinh tế học ở Trường Chánh Trị Kinh Doanh, tôi thành thực tưởng rằng Viện Đại học Dalat cũng chẳng khác gì các Viện Đại học Hà Nội (cũ) và Saigon là những nơi tôi rất quen thuộc. Những nơi ấy chỉ là những cơ sở giảng dạy, nhằm đào tạo chuyên viên để sau này phục vụ trong các ngành hoạt động như : hành chính, tư pháp, kinh tế, y tế, giáo dục v.v. Do đó, giữa Ban Giám đốc, các giáo sư và sinh viên, sự liên lạc có tính cách hành chính nhiều hơn là tình cảm : điều này thật rõ ràng ở những trường như Luật khoa hay Văn khoa, trong đó giáo sư hàng ngày giảng bài trước hàng trăm sinh viên, ít khi có cơ hội đàm đạo với mỗi học trò của mình. Nhà trường điều hành như một nhà máy, để phổ biến kiến thức, rồi khảo thí và cấp bằng… Vấn đề tôn chỉ hay triết lý không bao giờ đặt ra. Sau khi mãn khoá, giữa các sinh viên đồng khoa có thể tồn tại phần nào một mối quan hệ thân hữu vì họ đã gặp nhau trong mấy năm liền, nhưng giữa các giáo sư và cựu sinh viên, quả thực là mỗi người một ngả, không còn liên lạc nữa.

5/30/09

Nguyên nhân và giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu

DC&PT - Thời Sự 2009


Tổng thống Đức H. Köhler


Âu Dương Thệ lược dịch
LTS: Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ra đời Cộng hòa Liên bang Đức, ngày 23.5 ông Horst Köhler đã vừa đắc cử Tổng thống Đức nhiệm kì thứ hai ngay trong vòng bầu cử đầu tiên. Ngày 24.3, ít ngày trước dịp Hội nghị Cấp cao của 20 nước công nghiệp và đang phát triển đã họp ở London vào đầu tháng 4 để tìm giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế thế giới tồi tệ nhất từ 80 năm qua, Tổng thống Công hòa Liên bang Đức Horst Köhler đã đọc một diễn văn quan trọng trong một ngôi nhà thờ ở Berlin đã từng bị tàn phá trong Thế chiến II. Ông Köhler đã kể về kinh nghiệm của ông khi còn là Giám đốc Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và đưa ra một số ý kiến về nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế hiện nay cũng như đề nghị các cách giải quyết nó để Đức và thế giới có thể tìm được con đường mới xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân loại. Bài diễn văn quan trọng này được dư luận đánh giá là có giá trị cao trong suốt nhiệm kì Tổng thống đầu tiên của ông H. Köhler.

Dưới đây là phần lược dịch bài diễn văn này. Tựa là của Tòa soạn.


5/26/09

NGUYỄN NHƯ CƯƠNG, NHỮNG LỜI PHẢI NÓI TỪ TRƯỚC


Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002
Thời tiết trong Mùa Memorial của Mỹ thường rất ảm đạm tại Salt Lake City, trời mưa nhẹ trong đêm, ban ngày nắng không lên nổi, gió lạnh khó chịu khi phải ra đường. Tin qua đời tại nước Đức của Giáo sư Nguyễn Như Cương, người thầy của hàng ngàn, hàng vạn sinh viên trường Luật, trường Quốc gia Hành chánh, trường Chính trị Kinh doanh Dalat… đến trong điện thư, chỉ vỏn vẹn có hai dòng.

5/25/09

PHÂN-ƯU

portrait2.jpg GS Nguyen Nhu Cuong picture by t1442132
Di-ảnh Cố Giáo-Sư Tiến-Sĩ NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
August 01-1925 - May 22-2009



Vô cùng thương-tiếc nhận được tin buồn
Tiến-Sĩ NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
Giáo-sư Trường Chánh-Trị Kinh-Doanh
(Viện Đại-Học Đà-lạt)
Giáo-sư Trường Đại-Học Luật-Khoa
(Viện Đại-Học Sài-Gòn)
Giáo-sư Luận-Học và Xã-Hội Học
(Viện Đại-Học Cần Thơ)
Giáo-sư Trường Kinh-Tế Thưong-Mại
(Viện Đại-Học Minh-Đức)
Giáo-sư Học-Viện Quốc-Gia Hành-Chánh
Giáo-sư Trường Cao-Đẳng Quốc Phòng
đã tạ-thế ngày 22 tháng 05 năm 2009
tại Aachen, Cộng-Hòa Liên-Bang Đức
Hưởng thọ 85 tuổi
Xin thành-kính phân-ưu cùng Cô và đại tang-quyến.
Nguyện-cầu hương-linh Giáo-sư được sớm tiêu-diêu nơi miền lạc-cảnh.
Hội Ái-Hữu Cựu Sinh-Viên
Viện Đại-Học Đà-Lạt
Vùng Hoa Thịnh Đốn

Thành Kính Phân Ưu

!cid_image001_jpg@01C9DD81 Trong niềm thương tíếc vô hạn, các cựu giáo sư và sinh viên Chánh trị Kinh Doanh Đại Học Đà Lạt tại Đức và Pháp vừa được tin :

Giáo Sư NGUYỄN NHƯ CƯƠNG
Giáo sư Phát triển Kinh tế
Trường Chánh trị Kinh Doanh Đà Lạt

mệnh chung ngày 22 tháng năm 2009 (28 tháng Tư năm Kỷ Sửu), hưởng thọ 85 tuổi.

Trong hồi ký Khơi Giòng Kỷ Niệm, cố Giáo sư viết về buổi diễn giảng đầu tiên tại Trường CTKD như sau : ‘‘…Tôi được chính Linh mục Viện trưởng dẫn tới giảng đường giới thiệu với các sinh viên. Trong giảng đường cao, rộng, số sinh viên hiện diện trên 100. Sau khi Viện trưởng rời khỏi giáng đường, tôi bắt đầu nói qua về môn Phát Triển Kinh tế’’ (tr. 161).

Chúng tôi thành kính chia buồn cùng tang quyến.
Nguyện cầu hương linh cố Giáo sư sớm về miền Tây phương Cực lạc.

GS Vũ Quốc Thúc, GS Vương Văn Bắc, GS Nguyễn Phú Đức, GS Trần Thanh Hiệp, GS Trần Văn Ngô.


Thụ Nhân tại Đức Quốc :
1)- Huynh Thoảng & Ngọc Anh (k1), Thạch Lai Kim (k1), Tôn Quang Tuấn (k1), Trần Hữu Lượng (k1), Âu Dương Thệ (k1), Trần Phúc Hưng (k1), Nguyễn Ngọc Quang (k1), Trần Quốc Toản (K4), La Hữu Tân (k9), Võ Trung Thư (k1)

Thụ Nhân tại Pháp Quốc :
Dương Tấn Hải (k1), Nguyễn Ngọc Thương (k1), Lưu Văn Dân (k1), Nguyễn Khánh Chúc (k1), Mai Văn Thái (k1), Lê Thị Hảo (k1), Từ Thị Hoàng (k1), Lê Thạch Trúc (k1), Lê Đình Thông (k1), Trần Văn Bảng, Thân Văn Điển, Phạm Trọng Khoát, Hứa Huệ Sang, Trần Thị Diệu Tâm, Đoàn Trần Nghị. Trần Thị Liên Hương.