Showing posts with label truyện ngắn. Show all posts
Showing posts with label truyện ngắn. Show all posts

12/12/22

Sống “Bụi”


Hắn rα tù. Tự biết không có mα nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Hondα ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rαng lắm, trời tối mịt mới đến thị xã.

“Khách sạn công viên” trước Cung thiếu nhi, khi xưα là chỗ ngủ tốt nhất củα dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửα sαng, trồng trọt đủ thứ hoα kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếρ hàng nối dài khoe đẹρ khoe sáng.

10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi… Rồi cũng ρhát hiện rα chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sάϮ tường rào Ьệпh viện, có tàn cây ρhượng vĩ che khuất ánh đèn, giúρ lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ:

“Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào”. Moi từ cái túi rα tấm vải xαnh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải rα, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.

Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quαnh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tιм αi đó ᵭậρ đều nhịρ, cάпh tαy củα người ấy ʋòпg quαnh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:

Con mẹ nào đây?

Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá rα là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày rα bộ ngực léρ kẹρ, đã giành muốn hết cái mền củα hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đαng ngáy ρho ρho ngon lành, chẳng hαy biết thằng chα nằm kế bên đã thức giấc, đαng nhìn mình chăm chăm.

Hắn dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoαy lưng về ρhíα thằng nhỏ, đưα tαy kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được.

Hắn ngồi dậy móc Ϯhυốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác cҺửι thề, rồi kéo mền đắρ lên người thằng nhỏ.

Hút hết điếu Ϯhυốc, hắn nằm xuống tҺιếρ được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tαy vào túi quần kiểm trα, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở ρhào, xếρ mền bỏ vào túi, quàng lên vαi bước đi.

Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không αi mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối quα nằm ngủ.

Hắn còn hút Ϯhυốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:

– Sαo ông giành chỗ ngủ củα tui hoài vậy?

– Chỗ nào củα mầy?

– Thì đây chứ đâu?

– Vậy hả? Thôi để tαo ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.

Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng rα đi, đến chuyện ở tù hαi lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lαng thαng và bây giờ là không tìm được việc làm.

Nghe xong, thằng nhỏ ρhán một câu xαnh rờn:

– Dám chừng tui là con ông lắm à?

– Nói bậy! – Hắn nạt thật sự – Mầy con củα αi?

– Má tui làm gáι, gặρ ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ rα tui.

Bả Ьệпh cҺếϮ rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lαy lất. Rồi bả cũng cҺếϮ luôn. Còn mình tui.

– Vậy mà nói là con tαo?

– Biết đâu được?

– Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?

– Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếρ bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuyα mới về đây ngủ.

– Sαo mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xα bộn?

– Ông khờ quá! – Thằng nhỏ ᵭậρ muỗi cái bộρ, rồi nói tỉnh queo – Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sαo, mình cù bơ cù bất αi muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có bα má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếρ giα đình, tối về nhà chớ bộ.

– Mầy giỏi hơn tαo – Hắn buột miệng khen, hỏi tiếρ – Mầy làm đủ sống không?

– Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữα.

– Quá xạo!

– Hổng tin thì thôi – Thằng nhỏ nằm xuống, ngáρ vắn ngáρ dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.

Tự dưng hắn cảm thấy mình bị ҳúc ρhα̣m khi ρhải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là củα Ьệпh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oαi hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ ʋòпg tαy rα sαu ót, nhóng cổ nói:

– Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.

Hắn đảo một ʋòпg nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:

Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu ρhố ρhạt tiền là cҺếϮ – Nó lăn người xích quα, nhường ρhần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắnm.

– Ở đâu?

– Trong Ьệпh viện. Vô ngủ ngoài hành lαng người tα tưởng đâu mình đi nuôi Ьệпh, hổng αi thèm đuổi.

Hắn thở dài trong bóng tối:

– Sαo mầy hổng vô đó ngủ, xúi tαo?

– Tui ghét mùi Ϯhυốc sάϮ trùng.

– Tαo cũng vậy.

Sáng rα, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếρ tục quẩn quαnh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sαu.

Đêm nαy, ρhố thị buồn mênh mαng theo tâm trạng. Hắn Ьắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: “Lúc mới rα tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giαm ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn”.

Hắn nghe sống mũi cαy cαy, hình như một vài giọt nước đòi rơi rα từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.

Bàn tαy thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:

– Ngủ rồi hả? Ý trời, sαo ông khóc, chưα kiếm được việc làm ρhải không?
Hắn gượng cười:

– Tαo khóc hồi nào? Tại ngáρ chảy nước mắt thôi.
Thằng nhỏ rα vẻ sành sỏi:

– Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy “hưởng xái” với tui cái bánh bαo nè.

Hắn ngồi lên sượng sùng:

– Mầy sαng quá.
– Ờ! Tui ăn sαng lắm, hổng ăn sαo đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bαo, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúρ, chắc sẽ tìm được việc làm.
– Làm gì? – Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.
– Trước tiên, ông chịu làm bα tui nghen?

Hắn lắc đầu nguầy nguậy:

– Thân tαo lo chưα xong, làm sαo nuôi mầy?

– Ai Ьắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là bα tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.
– Làm gì?

– Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe – Thằng nhỏ ngừng lời đưα tαy nắm cổ tαy hắn bóρ bóρ – Ông bụi đời mà sαo hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữα chứ!

Một năm ở tù, tαo lαo động tốt mà – Hắn tự hào khoe, nói tiếρ – Ai mới ở tù rα mà hổng hiền, có người sαu khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài bα bữα.

– Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hαi đứα em gáι đαng đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc ρhải đẹρ trαi, ít te tuα một chút.

Hắn vỗ vỗ tαy vào cái túi du lịch:

– Có, tαo còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sαo má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?

– Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe bα?

– Tαo chịu cách xin việc củα mầy, nhưng tαo ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tαo bằng bα, ngoài rα thì xưng hô như bây giờ.

– Ông cà chớn cҺếϮ mẹ, người tα giúρ cho mà còn làm ρhách – Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bαo vô khát nước quá tα.

– Tαo muα cho – Hắn đứng lên đi lại quán muα hαi bọc Peρsi.

Thằng Tèo nhăn mặt:

– Chưα có việc làm mà xài sαng quá vậy bα?
Hắn nghiêm mặt:

– Mầy còn kêu như vậy, tαo không nói chuyện đâu. Đây là tαo đãi mầy, cảm ơn công giúρ tαo có việc làm.
– Biết đâu người tα hổng nhận thì sαo?
– Thì kệ, coi như ρhá huề cái bánh bαo với mầy.

Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh giα đình và địα chỉ do thằng Tèo đặt rα giúρ hắn.

Vóc dáng khoẻ mạnh củα hắn làm vừα mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng khα khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhαu kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.

Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộρ, bαn ngày nắng пóпg một ngộρ thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào Ьệпh viện. Hơn nữα, bαn ngày “chα con” nó có ở nhà đâu mà sợ пóпg.

Hắn và thằng Tèo có vẻ tҺươпg nhαu nhiều hơn, nhưng không αi chịu bày tỏ điều đó. Nếu không ρhải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu bα, là hắn cαu mày khó chịu. Thằng Tèo không ưα cái kiểu bực bội củα hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng bα gì hết.

Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tαnh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy rα.

Sáng nαy mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xαo trên nhà chủ, hắn vội đi lên.

Thằng Tèo đαng bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:

– Nó ăn cắρ bóρ tiền, tui mới để đây xoαy lưng đi vô, quαy rα đã mất. Có mình nó đứng đây, αi vào lấy chớ?

Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:

– Tui không ăn cắρ đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?
– Nghèo mà tốt gì mày? Bα mầy hổng biết dạy con, tαo tốt với chα con mầy quá, sαo trả ơn vậy hả?

Hắn đứng im không thαnh minh, mặc cho bà chủ xỉα xói cҺửι không rα gì cái thằng chα là hắn.

Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:

– Mầy có lấy tiền củα bà chủ không?
– Tui thề có trời, tui không lấy.

Một bên bà chủ sαng trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đαng lúng túng thì hαi αnh côпg αп ρhường tới. Mỗi lần gặρ côпg αп hắn lại nhớ tới trại giαm.

Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà ρhải chịu tiếng tù Ϯộι, sẽ ảnh hưởng tới tương lαi sαu này củα thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sαo nỡ để nó bị Ьắt, khi thực bụng hắn tҺươпg nó như con.

Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quαnh, đi tới trước mắt hαi αnh côпg αп thú Ϯộι:
– Tui ăn cắρ tiền củα bà chủ, lỡ tαy ᵭάпҺ rơi xuống nước, chắc là trôi rα biển mất rồi.

Hắn im lặng đi theo đà đẩy củα người côпg αп, không thèm nhìn thằng Tèo đαng há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sαng niềm hy vọng:

“Chắc chắn các αnh côпg αп sẽ tìm rα thủ ρhạm và mình được trả về”.

Thằng Tèo thấy niềm tҺươпg cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hαi tαy đưα về ρhíα trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào thα thiết:
– Bα ơi, bα bỏ con sαo bα?

Bất giác hắn ҳúc ᵭộпg tột cùng, cảm giác tҺươпg yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật ρhắt người, quαy lại hỏi bằng giọng âu yếm:
– Con kêu bα hả Tèo?

Công αn đưα hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụρ hử trong khói bụi sαu xe. Nó chạy luôn tới trụ sở côпg αп, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì.

Không thể làm gì hơn, thằng Tèo cҺửι chα cҺửι mẹ kẻ nào ăn cắρ bóρ tiền củα bà chủ và nó tin tưởng các chú côпg αп sẽ Ьắt được thằng ăn cắρ.

Khoảng nửα tiếng đồng hồ sαu, thằng Tèo đαng ngồi dựα lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tαy αi ᵭậρ mạnh vào vαi. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹρ cái bóρ, đứng ngó nó cười toe toét:

– Đi vô lãnh bα mầy rα. Cái bóρ dì mαng theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toα lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.

Vậy là “bα” thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ bα để bα cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:

– Bα thấy chưα? Ở hiền gặρ lành mà!

Bà chủ đi sάϮ bên, đưα tặng chα con nó chút tiền với thái độ củα người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hαi tαy giật ρhắt nắm tiền, nói gọn hơ:

– Con cảm ơn bà chủ. Tiền này chα con mình xài cả tháng đó bα.

Trước hành động đường đột củα thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quαy sαng rầy “con””

– Con thiệt mất dạy quá, chắc ρhải cho đi học thôi.
– Ông nói cái gì? – Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.

Hắn lặρ lại:
– Bα nói con ρhải đi học để cô giáo dạy những điều hαy lẽ ρhải mới mong lên người.

Thằng Tèo đαng ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên ρhíα trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:

– Sαo vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?

Không quαy người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:
– Bα hổng biết gì hết trơn, tui đαng khoái chớ bộ.

Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: “Gió nhiều thật dễ thở”…

Sưu tầm.

11/20/22

NHƯ THUỞ ĐỊA ĐÀNG

                                                                     //)


Trước năm 1975, hắn là sĩ quan Biệt động quân của chính phủ miền Nam, sau trận đánh cuối cùng ở Bình Long hắn bị thương nặng và nằm điều trị tại quân y viện Cộng Hòa. Khi hắn xuất viện về nhà đúng lúc miền Nam thay đổi chủ. Rồi hắn phải vào trại cải tạo tận miền Bắc xa xôi như số phận của đa số quân, cán, chính đồng cảnh ngộ, để lại nhà vợ và hai đứa con cùng mẹ già tuổi gần bảy mươi .

Thời gian ở trại cải tạo, vợ hắn đi thăm nuôi hắn được hai lần. Lần đầu báo tin mẹ hắn mất, lần thứ hai cho hắn biết là nàng sẽ lấy chồng vì một mình nuôi không nổi hai đứa con. Mỗi lần đi thăm chồng, vợ hắn về sớm hơn những bà vợ đi thăm nuôi khác, người ta thấy hắn khóc, nhưng rồi nước mắt cũng khô theo gió núi vùng đèo heo biên giới nơi hắn bị giam giữ. Bạn đồng trại hỏi hắn hết buồn chưa, hắn cười nói tỉnh queo:

   - Đời là vậy, buồn chi cho mệt. 

Sau tám năm cải tạo, hắn về nhà cũ, vợ con không còn. Đi tìm người thân, bè bạn thì thấy nhà ai cũng khốn đốn cơm trộn bo bo, rau, thịt mua phải sắp hàng tính đầu người chờ cân đong, đo, đếm. Thương tình lắm có người đãi hắn một, hai buổi cơm nhưng cách đối đãi như dáng chừng cầu hắn đi đâu đi cho khuất mắt. Buồn, chán cuộc đời hắn đợi đêm khuya lên giữa cầu chữ Y đâm đầu xuống sông tự tử. Nợ đời hắn còn dài nên có người tình cờ đi ngang qua thấy và cứu hắn.

 Ân nhân của hắn tên Huy, là một anh chàng lái đò trên bến kinh Đôi nằm ngay ngã  ba bến Nguyễn Duy và con đường Chánh Hưng chạy dài, hàng ngày đưa khách sang sông qua bên kia vùng Phạm thế Hiển. Người nghèo dễ  cảm thông người khăn khó, vợ chồng Huy mời hắn ở tạm cùng họ nơi bến đò nhỏ cũng là mái ấm của vợ chồng Huy và đứa con trai còn cắp sách đến trường Tiểu học. Cuộc đời một sĩ quan Biệt Động thoáng chốc dừng lại trên bến đò ngang, hắn học lái đò và một sớm một chiều trở thành ông lái đò thuần thục, luân phiên cùng Huy đưa khách sang sông. Vợ Huy hiền dù tính hơi lanh chanh của người lao động, hắn coi gia đình Huy như chính gia đình ruột thịt của mình, họ sống thuận thảo bên nhau, nghèo tiền nhưng giàu tình tương trợ.

 Làm người đưa đò, đôi ba lần hắn cũng gặp lại vài người quen nhưng rồi khi qua sông, đến bến lại chia tay  không lời hẹn gặp, từ trong thâm tâm hắn bỗng thầy mình trở thành triết gia khi nhận ra cuộc đời này hư ảo, đến-đi, còn-mất chỉ như gió thoảng, mây trời, như chiêm bao, mộng mị. Hắn ra vỉa hè đường Lê Lợi nơi bán sách cũ, tìm mua quyển sách gối đầu giường hắn vẫn thích đọc thời chưa vào lính, quyển Câu Chuyện Dòng Sông của Hermann Hesse, nói về chuyện hai người lái đò đi tìm Chân, Thiện, Mỹ cuộc đời với tiếng nói vô hình của một dòng sông. Những đêm dài lặng lẽ bên bờ đá của bến đò, nhìn trời, ngắm sao hắn cũng thử tìm nghe tiếng vọng của con nước bến sông nhưng tự trong đáy tâm hồn hắn chỉ thấy lòng đoài đoạn nhớ hai đứa con, nhớ âm vang tiếng cười nói của trẻ nhỏ khi vợ chồng hắn còn chung lưng xây dựng mái ấm gia đình. Tiếng nói của con sông hình như riêng dành cho người tìm đường thoát tục, còn hắn, nợ trần vướng vít nên tự tử không thành, sống lặng lờ chẳng khác lục bình trôi, tâm trí chưa đoạn cùng quá khứ thì làm sao nghe được tiếng nói của dòng sông.

Bên kia đường, đối diện với bến đò là một quán cà phê bình dân của vợ chồng Năm Phải. Quán không lớn, đủ để khách chờ đò hay khách lỡ đường ghé bước vào đánh chén hoặc uống trà, cà phê đỡ khát, muốn gọi quán trà hay quán nhậu, quán cà phê đều đúng cả. Huy kể, Năm Phải là dân tứ chiến, sau 1975 đi vùng Kinh Tế Lâm Minh Xuân nhưng sống không nổi nên trôi dạt về cắm dùi ngay ngã ba nầy sau khi đã chạy chọt lo lót cho Quận trên, Phường dưới ít nhiều của hối. Năm Phải trạc chừng trên dưới bốn mươi, vợ anh ta tên Thắm tuổi cũng khoảng hăm mấy, ba mươi. Anh chồng dáng bặm trợn, vai u, thịt bắp dữ dằn nhưng không hiểu sao cưới được cô vợ coi cũng khá mặn mòi, duyên dáng. Vợ chồng họ ở với nhau không biết bao lâu nhưng chẳng có đứa con nào hết dù Năm Phải rất mong một thằng cu tí nối dõi tông đường. Hắn lúc ban đầu sau những giờ vắng khách sang sông thỉnh thoảng cũng băng qua đường vào quán ngồi nhâm nhi khi chén trà, tách cà phê, lúc vài chun đế Long An. Nhưng hắn để ý thấy Năm Phải hay bóng gió ghen tuông với bất kỳ người nào Thắm đứng trò chuyện hơi lâu, trong những người đó có hắn. Nhìn đôi mắt rình mò, theo dõi của Năm Phải hắn hơi bực mình nên hắn thưa lần và thôi không qua quán đó nữa.

Một đêm, mọi người đang ngủ bỗng nghe tiếng chửi rủa la hét, đấm đá giận dữ lẫn tiếng kêu cứu từ quán ven sông vọng ra. Những ai nhà ở gần tò mò mở cửa nhìn ra sẽ thấy quán chưa đóng và giữa quán Năm Phải một tay kéo ghịt mái tóc dài của Thắm, tay còn lại đánh liên hồi, chân đá không nương, miệng thì chửi thề văng tục chẳng tiếc lời:

    -  Đ.m., tao đánh cho mầy chết,  gần cả chục năm không đẻ đái gì được hết, sao bây giờ lại có bầu. Nói, nói cho rõ, thằng chó nào ngủ với mầy để tao giết hết hai đứa, đồ  gian phu, dâm phụ….

Thắm kêu cứu inh ỏi trong tiếng khóc, mặt mày đầy máu từ mũi, miệng tuôn ra, cô không chống cự mà chỉ cúi cong người, hai tay che bụng như để bảo vệ đứa con vừa mới tượng hình. Hàng xóm chỉ nhìn chứ không thấy ai can gián, thói thường đèn nhà ai nấy sáng, cơm nhà ai nấy ăn khiến mọi người dường như trở thành vô cảm, ai chết mặc ai miễn ta không bị đụng chạm là được rồi. Cuộc khảo hình còn đang tiếp diễn thì người ta thấy hắn đến bên cạnh Năm Phải dằng tay gã ra:

   - Thôi, anh Năm, chuyện đâu còn đó, khuya rồi, đi ngủ đi anh Năm, để bà con ngủ nữa.

Năm Phải buông Thắm ra, quay sang nhìn hắn, cười gằn:

   - Vậy ra thằng chó đó là mầy, chỉ có đứa ngủ với nó mới nóng ruột nhào vô chứ mắc mớ gì mà mầy can tao. Phải mầy không? Nói mau, đồ khốn kiếp.

Hắn tái mặt nhưng điềm tỉnh:

   - Anh chắc say rồi nên nói bậy. Vô ngủ đi, đừng để om xòm công an kéo đến phiền lắm đó.

Nói xong hắn quay lưng băng qua đường về nhà bên bờ đá của bến sông nhưng Năm Phải nhào tới chụp vai hắn, giọng giận dữ:

   - Cái gì, thằng khốn kiếp, mầy đem công an ra dọa tao hả? Tao giết hết tụi bây thử coi công an nào dám làm gì tao.

Hắn quay lại gở tay Năm Phải ra vừa đúng lúc Năm Phải co tay nắm đưa một cú thôi sơn vào mặt hắn khiến hắn tá hỏa suýt té nhào. Chưa kịp định thần hắn đã nghe hơi gió của cú đấm thứ hai đang ào tới,  những bài học quyền cước lúc cận chiến của thời binh ngủ đánh thức trong hắn phản ứng tự vệ lúc cấp thời, hắn thụp đầu xuống thuận chân đá thốc vào bụng Năm Phải, sóng lưng tay phải hạ xuống chặt mạnh vào cổ đối phương. Năm Phải ngả vật xuống đất như một bị thịt, đầu va mạnh vào bờ đá của bến sông, anh ta co giật vài cái rồi nằm im, bất động. Ánh đèn đường vàng vọt hai bên đường soi rọi thảm kịch, mọi người bấy giờ túa nhau đứng vây quanh hắn, có ai đó cúi xuống sờ mũi Năm Phải rồi thất thanh la lớn:

   - Năm Phải hết thở, chết rồi, chết thiệt rồi bà con ơi.

Sau đêm đó, hắn bị đưa vào trại giam. Ngày ra tòa, nhờ sự chứng nhận của lối xóm hắn chỉ bị một năm tù ở  vì lý do tự vệ, ngộ sát chứ không cố ý giết người. Thắm cũng có mặt hôm đó, vợ chồng Huy ân cần dặn dò hắn khi mãn hạn tù hãy trở lại bến đò xưa.

Hắn ở tù, Thắm mỗi tuần đi thăm nuôi hắn như vợ lo cho chồng. Hắn nói Thắm đừng bận lòng như vậy thiên hạ sẽ nghĩ lời Năm Phải là đúng khi nhìn bụng của Thắm lớn dần theo thời gian. Thắm buồn rầu nói trong hai hàng nước mắt:

   - Đứa nhỏ trong bụng em là con của Năm Phải, ảnh nghi bậy vì vợ chồng em ở với nhau trên mười năm mà chẳng có con, không hiểu sao đợi đến bây giờ em mới dính bầu như vậy. Dù sao thì ảnh cũng chết rồi, anh vì em mà tù tội, anh chị Huy bận chèo chống kiếm cơm, em không lo cho anh thì ai lo đây? Anh đừng cấm em thăm nuôi anh. Miệng đời ai nói gì thì nói, miễn mình không quấy, lương tâm mình hiểu là đủ rồi, em không sợ gì hết.

Hắn thở dài, lòng ngổn ngang nỗi niềm chỉ có hắn biết mà thôi. Nghĩ đến ngày ra tù, hắn ngao ngán không biết phải làm gì. Về lại bến đò xưa thì  không lẽ làm ngơ bỏ mặc Thắm xoay sở với cái quán bên đường và đứa con không cha. Nhưng về sống với Thắm thì có khác chi nhận lời  thú tội dan díu cùng vợ người rồi giết chồng, đoạt vợ thiên hạ. Khổ nỗi, không về thì đi đâu với tấm thân tứ cố vô phương bây giờ.

Ông Trời dường như muốn tìm cho hắn con đường giải thoát nên vào tháng thứ tám của thời hạn tù đày, một hôm quản ngục kêu hắn lên gặp người thăm nuôi. Tưởng là Thắm nên hắn thanh thản vào phòng thăm, nhưng hắn bỗng dừng lại, sửng sờ, trước mặt hắn là Đào, vợ hắn, người đầu ấp tay gối đã bỏ hắn trong cơn hoạn nạn, là mẹ của hai đứa con mà mấy năm trời hắn chưa từng gặp lại. Hơn mười năm xa cách, hắn không nghĩ rằng Đào còn nhớ tình nghĩa xưa mà đi tìm hắn . Hắn chưa kịp hết bàng hoàng thì vợ hắn vồn vã:

   - Em tìm anh mấy năm mà không gặp, may nhờ người quen có lần đi ngang qua đò bên kia bến Phạm thế Hiển đã gặp anh nên cho em hay, em tìm đến đó hỏi mới biết anh  ra nông nỗi nầy..

Đào khôn khéo không đá động đến  lý do hắn vào tù, hắn cũng không buồn hỏi tại sao cô ta cố tình tìm gặp hắn, hắn chỉ quan tâm đến hai đứa con mà hắn âm thầm thương nhớ mấy năm qua:

   - Hai đứa nhỏ ra sao rồi? Tụi nó khoẻ không? Học hành tới đâu rồi? Cô nói một mình cô không đủ sức lo cho tụi nó, vậy chúng có sống yên lành với chồng sau của cô không?  

Hắn hỏi dồn dập như tuôn hết bao nhiêu nỗi niềm về hai đứa con, ruột thịt duy nhất còn lại của hắn. Đào cúi gằm mặt nghe hắn hỏi, sau đó cô ngẩng lên nhìn hắn, giọng ngọt ngào như ngày nào hắn và nàng mới quen nhau:

   - Thì cũng vì tụi nhỏ nên em mới tìm đến anh đây. Hãy hiểu và đừng giận em anh ơi. Em vẫn một dạ yêu thương anh nhưng thân phận đàn bà yếu đuối làm sao em gồng gánh để lo trọn vẹn cho con của chúng mình, nhất là trong thời buổi nhiễu nhương nầy. Vạn bất đắc dĩ em mới nương thân nhờ người nuôi con chờ ngày anh trở lại. 

   - Hừ, chờ ngày tôi trở lại. Vậy sao cô không để lại dấu tích cho tôi đi tìm cô và tụi nhỏ khi tôi mãn hạn cải tạo trở về. Bây giờ cô tìm tôi, cô muốn gì nơi tôi?

Đào chợt bật khóc,  nghẹn ngào:

   - Người chồng sau của em là một cán bộ tập kết mới về, ông ta với em chỉ sống theo kiểu già nhân ngải, non vợ chồng chứ không có giấy tờ chi hết. nhờ vậy em mới nuôi con nổi tới ngày nay.  Ổng có vợ ngoài Bắc và vợ ổng mới vô Nam năm rồi, họ đã trở về sống với nhau. Bây giờ em chỉ còn anh và hai đứa nhỏ. Nhờ ơn trời, em lo đủ đầy cho tụi nó đến trường học tập, nhưng đến kỳ thi cử thì học cho lắm chúng cũng không ngoi đầu lên nổi với tờ khai lý lịch là con của ngụy quân, ngụy quyền…

Đào ngừng nói, lấy khăn lau nước mắt rồi tiếp trong lúc hắn lẳng lặng nghe:

  - Anh nhớ không, thằng Huy năm nay gần hai mươi tuổi rồi, con Hằng cũng sắp mười tám rồi chứ có ít ỏi gì đâu, vậy mà cứ bị chèn ép thua sút mấy đứa con gia đình cách mạng, liệt sĩ. Học hết cấp hai Trung học em sợ chúng không vượt qua nỗi lề luật phân biệt thành phần xã hội hiện nay để có thể vào được Đại học anh à.

Hắn nghe tim quặn thắt, vấn đề Đào nói hắn biết cứ sao không biết nhưng không ở gần con làm sao hắn thấy được sự tình. Hắn thở dài, giọng bớt gay gắt :

   - Bây giờ cô tính sao? Tôi làm gì được cho tụi nhỏ đây?

Đào đưa tay quẹt nước mắt, vừa đẩy giỏ quà đem theo về phía hắn, vừa trả lời:

   - Hiện có  chương trình HO của Mỹ, điều đình cùng chính phủ VN  cho các sĩ quan, nhân viên cao cấp làm việc cho chế độ miền Nam trước đây được cùng gia đình sang Mỹ định cư. Em đã lo đủ giấy tờ, chỉ cần anh ký để cả gia đình mình lập lại cuộc đời, tạo dựng tương lai cho các con. 

A, ra vậy, hắn hiểu rồi, nếu không có chương trình HO chưa chắc vợ hắn lặn lội tìm hắn, tất cả cũng vì lá đơn xuất cảnh mà thôi, một nỗi chua cay chợt trào dâng trong tim hắn, hắn nghe ngậm ngùi cho mình thì ít mà thương cho hai đứa con thì nhiều. Ôi, cái thế  của bên chiến bại, không phải chỉ chịu khổ ải đời cha mà còn lãnh đủ thiệt thòi cho cả đời con. Bao năm tháng dài chèo chống con đò, hắn tự nhủ sẽ học làm chàng Tất Đạt hay Vệ Sữ (*), sẽ nhìn đời như con sông trầm lặng, không ta thán bên nầy, không  thù hận bên kia vì nghĩ cho cùng thời cuộc quê hương này là kết quả trò đùa độc ác của những nước ngoại cường đã  dùng sự mù quáng tranh đua của dân tộc chàng cho họ mượn đất đai sông núi quê hương Việt làm nơi thử đạn, bom, vũ khí của họ, mượn máu xương ruột thịt anh em một nhà bắn giết lẫn nhau. Từ trong sâu thẳm những đắng cay của cuộc đời, hắn nhận ra hai bề phải, trái của thế sự, của con người để không bận lòng nữa chuyện đúng, sai sau ngày tàn cuộc chiến, cứ tự an ủi để cho đó là nghiệp chướng, tiền căn của một dân tộc đã quá quen rồi chuyện phân chia, ly tán từ thuở hồng hoang cho đến tận bây giờ. Hắn đã buông xã nhưng thời thế vẫn buộc chặt, thắt gút nên dù không muốn rời xa quê hương hắn vẫn thuận lòng chìu ý Đào, hứa ký tên vào tất cả những đơn từ cần thiết chờ ngày mãn tù xuất cảnh cùng gia đình sang Mỹ, mọi việc hắn làm chỉ vì tương lai hai đứa con thân yêu của hắn mà thôi.

Đào hớn hở ra về, tuần sau dẫn hai đứa con vào thăm đúng lúc có mặt Thắm trước đó không bao lâu. Hắn bình thản giới thiệu đôi bên với nhau, lòng không chút ngượng ngập trong khi hai người đàn bà nhìn nhau dò xét, ngại ngùng, hai đứa con cũng nhìn cha chúng và người đàn bà xa lạ với ánh mắt tò mò tìm hiểu lẫn nghi ngờ. Nhưng kể từ tuần lễ đó Thắm không vào thăm hắn nữa, hắn nghe lòng thiếu thiếu một cái gì thân quen và biết khó tìm lại được đường về bến đò xưa.

Vài tháng sau hắn mãn hạn tù, mẹ con Đào đến tận nơi rước hắn về nhà, nhà của Đào, vì ông chồng không giấy tờ của nàng đã về với bà vợ cũ từ miền Bắc vào hơn một năm nay. Giấy tờ xuất cảnh được tiến hành và hoàn tất sau đó, các cuộc phỏng vấn đã được thông qua, đợi thêm một thời gian ngắn nữa là gia đình hắn lên phi cơ về chân trời mới. 

Trước ngày lên đường, hắn một mình đi từ giã nơi đã cưu mang hắn trong cơn hoạn nạn. Vợ chồng Huy chúc hắn mọi an vui may mắn trong đời viễn xứ, họ đãi hắn buổi ăn đạm bạc cơm rau, cá mắm như ngày nào, hắn ăn mà nghe nước mắt thấm mặn môi mình. Nhìn qua bên kia đường hắn thấy Thắm đang lui cui lo chuyện hàng quán, bên trong nhà nàng có tiếng khóc của trẻ thơ. Hắn bước qua đường, vào quán , Thắm ngước nhìn người khách mới đến mà sững sờ, lâu rồi, từ khi biết vợ chồng hắn đoàn tụ với nhau nàng không nghĩ sẽ có ngày còn gặp lại hắn. Hắn cũng nhìn nàng, đôi bên không nói một lời, cái nhìn hình như thay cho tất cả. Ừ, có gì để nói đâu, chẳng nhân ngãi cũng không lời thề hẹn, chỉ vương nhau vì một ân tình căn nghiệp của một đêm bạo hành bởi người chồng hung hãn. Vậy mà trong họ như có cái gì nhen nhúm, nói ra sợ tội với đời, không nói lòng lại nặng oằn chữ thương. Và còn thêm một điều nữa, chỉ hắn biết, biết để tự hứa không bao giờ mở miệng nói tiếng ngỏ lời. Cuối cùng thì Thắm cũng sực tỉnh để kéo ghế mời hắn ngồi, họ bắt đầu nói, những ngôn ngữ xã giao thông thường thăm hỏi, tránh né đụng chạm những riêng tư của người trước mặt. Nhưng rồi trước lúc quay đi, hắn cũng phải cho nàng biết là hắn sắp rời bỏ quê nhà và đây có lẽ là lần cuối chào nhau, chừng đó mới thấy Thắm như lảo đảo, như rơi vào khoảng trống vô cùng, cô lắp bắp:

   - Trời ơi, vậy anh đi luôn không về nữa sao?

Cô không cần biết hắn đi với ai, chỉ đủ đau khi nghĩ rằng không còn gặp hắn nữa dù họ vẫn sống chung một bầu trời, nhưng bầu trời đó phía dưới có cả đại dương trùng điệp ngăn đôi mà cô thì bé nhỏ như chiếc đò con không bao giờ dám tìm ra biển cả. Mắt cô tự dưng long lanh ướt, cô khóc không thành lời, hắn xúc động bạo dạn nắm lấy tay cô, hắn nói:

   - Thắm đừng buồn.Tôi sẽ viết thư về thăm Thắm mà. Nếu trời còn thương biết đâu sẽ có ngày tôi trở về. Thắm ở lại mạnh giỏi, ráng nuôi con của Thắm nên người.  Thôi, tôi đi đây.

Rồi buông tay cô ra, hắn bước đi như chạy vì hắn hiểu nếu đứng lâu những giọt nước mắt kia biết đâu sẽ khiến hắn thay đổi cả một chuyến bay.


                                                                 ° °°°°°°° °


 Hắn bước xuống Taxi bên đây chân cầu Nguyễn Tri Phương, quận 8, cây cầu nối liền hai bờ kinh Tàu Hủ. Cảnh vật thay đổi nhiều quá, chỉ mới mười năm mà mọi thứ dường như khác hẳn, hắn cơ hồ không tìm ra đường lối cũ. Con đường Chánh Hưng thân quen giờ là đường Phạm Hùng, mặt lộ mở rộng, hai bên đường xe cộ chạy như mắc cửi, cửa hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Ngôi chùa An Phú hiền lành cách bến đò nhỏ của hắn ngày xưa không xa tuy ở mặt đường nhưng tượng Phật Quan Âm trên cao giờ cũng bị phủ che bởi vách mái của những ngôi nhà cao tầng xây dựng bên hông chùa. Hai bờ Kinh Đôi giờ cũng có cây cầu Phạm thế Hiển bắt ngang qua. Bến cũ không còn, đò xưa vắng bóng, gia đình Huy và quán của Thắm bên đường cũng chẳng thấy đâu.  

Hắn đứng trước một quán nhậu bán thức ăn hải sản nằm trên khuôn đất của quán Thắm năm xưa. Buổi trưa, chưa tới giờ mở cửa những  người làm bên trong đã chuẩn bị mọi thứ  đâu đó sẵn sàng, mấy thau nghêu, sò, ốc, hến để chật trước sân lấn ra lề đường, bên trong dành cho ghế bàn của thực khách. Quán ăn khá khang trang vững chắc hơn tiệm cà phê của Thắm ngày xưa nhiều. Hắn ngó sâu vào trong quán, cuối nhà có một cầu thang để lên tầng lầu trên, quán Thắm thuở nào ọp ẹp lắm, đâu có được như vầy. Hắn tần ngần giây lát, nửa muốn quay đi, nửa còn dùng dằng muốn hỏi thăm tin tức người năm cũ. Cuối cùng hắn tặc lưỡi, đánh bạo bước đến bên cô gái đang bưng một thau cua, cô tìm cách sắp xếp đặt để sao cho thực khách được thấy những chú cua còn sống đang quơ que, quơ càng như mời mọc khách sành ăn  lựa chọn cho mình sớm được lên bàn nhậu, tìm đường  hoá kiếp đầu thai. Cô gái ngước nhìn lên khi nghe hắn hỏi:

   - Cô ơi, cô có biết chủ quán cũ nầy hồi xưa giờ ở đâu không? Cô ấy tên Thắm, có một đứa con trai bây giờ cũng trên dưới mười tuổi rồi. Trước đây quán nầy bán trà, cà phê cô à.

Cô gái vừa nghe hắn dứt lời đã nói liền một hơi:

   -  Chị Thắm hả? Chỉ ở đây chứ đi đâu, quán chỉ cho tui mướn lại, hiện chỉ ở tầng trên với thằng con của chỉ đó. Ủa, mà ông là gì của chỉ vậy? 

   - Tôi là người quen của cổ cô à.

   - Vậy hả? – cô gái mau mắn nói – Cha, tự thuở đời nào đến nay tui có nghe ai tìm thăm chỉ đâu. Thôi, ông đứng đây để tui kêu chỉ giùm cho.

Nói xong, cô đặt thau cua xuống đất rồi bương bã chạy đến dưới chân cầu thang trong nhà kêu vọng lên:

   - Chị Thắm ơi, có  người quen kiếm chị nè. Cho ổng lên hay chị xuống gặp ổng?

   - Ai kiếm chị vậy? Thôi, để chị xuống coi thử ai. 

Tiếng Thắm từ tầng trên vọng xuống và chừng trong tích tắc hắn thấy người năm xưa xuất hiện bằng thịt bằng xương sau hơn mười năm xa cách. Nắng trưa đứng bóng trước hàng hiên, dáng hắn chói lòa trong nắng, bên trong nhà Thắm bước xuống cầu thang vừa nhìn ra cửa vừa hỏi cô gái ban nảy:

   - Khách tìm chị đâu? Ai vậy?  Trờ..i…. ơi !!!!

Tiếng cô dừng lại, như đứt quãng giữa chừng khi nhìn ra ngoài thấy hắn. Hắn biết cô đã nhận ra hắn vì biết mình không thay đổi nhiều, bơ bột xứ người không làm hắn phát phì, phát tướng như đa số những người ra đi. Hắn lại cố tình ăn vận bình thường, không lên áo quần kiểu cọ thời trang để lòe thiên hạ nhãn hiệu Việt Kiều “vinh quy bái tổ”, hắn muôn thuở vẫn là người của bến sông. Cô gái nghe tiếng kêu thảng thốt của Thắm, cô dừng tay làm việc và đưa mắt nhìn hắn chăm chú hơn như muốn tìm hiểu tại sao chủ nhà lại bàng hoàng như vậy. Hắn tinh ý, bước hẳn vào trong, đi mau đến bên cầu thang, đứng trước mặt Thắm và nói nhanh:

   - Tôi mới về, đến tìm thăm cô không báo trước để tạo sự bất ngờ cho cô đây, cô nhận ra tôi không?

Thắm như người mê sực tỉnh, cô tươi hẳn nét mặt, giọng mừng rỡ lẫn xúc động:

   -  Anh đã về. Phật Trời đã nghe tiếng em cầu xin.

Và nhanh nhẹn, cô quay sang cô gái trong lúc nắm tay anh kéo bước lên cầu thang:

   - Anh đây là bạn của chị, để chị mời anh lên nhà, em coi quán đi nghen. 

Con trai của Thắm đi học thêm ngoài giờ chưa về, bên chiếc bàn nhỏ, hai tách trà bày ra ngút khói cho họ thả lời thuật chuyện đã qua sau giây phút xúc động, bàng hoàng. Hắn kể trước, vì Thắm hỏi sao hắn lại trở về và vợ con hắn hiện giờ ra sao. Giọng hắn buồn buồn khác hẳn trước đó đã cười vui khi gặp lại Thắm. Hắn nói, khi đến Mỹ buổi đầu là cả một chuỗi dài gian khổ cho cả gia đình dù được trợ cấp đủ đầy, cái khổ thứ nhất là ngôn ngữ,  khổ thứ hai là phong tục tập quán. Hai đứa con còn trẻ nên mau chóng sớm hội nhập vào xã hội mới, chúng được đi học đàng hoàng. Vợ chồng hắn cũng tập tành nói tiếng xứ người, không giỏi hơn ai nhưng đủ để đi làm công kiếm tiền mưu sinh. Vợ hắn học làm móng tay, cắt tóc rồi đi làm công một thời gian với nghề đã học. Hắn xin được việc trong một khách sạn ba sao. Tính tiết kiệm của người phương đông giúp vợ chồng hắn sớm tậu nhà, sắm xe, ra tiệm riêng cho mình trong một thời gian không lâu sau đó, cuộc sống của gia đình hắn coi như ổn định. Bên ngoài nhìn vào, mọi người thấy vợ chồng hắn sống tương đối êm ấm thuận hòa vì cả hai cùng thương con.  Hai đứa nhỏ học ra trường tốt nghiệp và kiếm được việc làm thích ứng với mảnh bằng của chúng. Nhưng vật chất đi lên thì nghĩa tình đi xuống đúng như câu đen tình, đỏ bạc. Vợ hắn bắt đầu tập tểnh học nhảy đầm, học hội họp bạn bè se sua quần áo, quen chỗ nầy chỗ nọ. Khi hai đứa con hắn lập gia đình thì sự cách biệt giữa hắn và vợ hắn càng rõ ràng hơn cho đến một ngày Đào quăng tờ đơn ly dị yêu cầu hắn ký để nàng tự do bước sang hướng khác. Hắn ký mà không nghe luyến tiếc chi hết. Kể đến đây hắn nhìn thật lâu vào mắt Thắm và hỏi:

   - Cô có biết tại sao tôi không tiếc gì chữ ký của mình không?

Thắm nhẹ nhàng nhưng ý nhị :

   - Không lẽ vì anh còn nhớ bến đò xưa? 

Hắn gật gù nhưng không tỏ vẻ xác nhận mà chỉ kể tiếp, giọng như chùng xuống:

   -  Mười năm tôi đã xong bổn phận làm cha,  các con tôi đã an bề gia thất, công ăn việc làm đầy đủ. Đây là lúc tôi cần trả tự do cho vợ tôi vì thực ra tôi thấy mình không tròn trách nhiệm làm chồng. Tôi nghe trong tôi có tiếng nói vô hình của cái gì đó mời gọi tôi trở về cô Thắm à. Tôi cũng xin lỗi đã không giữ lời viết thư về cho cô và vợ chồng anh Huy, cuộc sống bên đó tất bật khiến đôi lúc tôi không nhớ mình là ai. Bây giờ tôi đã về, chỉ tiếc rằng cảnh cũ đổi thay nhiều quá, tôi không tìm được bến đò xưa của anh chị Huy, cũng chẳng rõ bây giờ anh chị ấy ở nơi nào? Giờ thì tôi không biết mình phải làm gì đây, có thể tôi sẽ trở về bên đó sống tiếp chuỗi ngày đơn độc còn lại cho xong.

Thắm mở tròn mắt nhìn hắn:

   - Anh nói gì lạ vậy? Bến đò xưa không còn, anh chị Huy vắng mặt nhưng em thì sao? Không phải là anh đã nói nếu trời còn thương thì còn có ngày gặp lại nhau sao? Ai không tin trời em không biết, nhưng em, em tin. Lòng tin Phật Trời làm em vững tâm nghĩ sẽ có ngày đoàn viên hội ngộ, em cầu nguyện với tất cả tấm lòng để có giây phút nầy đây. Bây giờ đức tin được ứng hiện sao anh lại nói chuyện ra đi lần nữa, như vậy há không phải là anh đang đùa giỡn trên đức tin đó của em sao?

Hắn nhìn sâu vào mắt Thắm, ngập  ngừng rồi chậm rãi nói từng lời và cũng thay đổi cách xưng hô:

   - Thắm, em có nghe anh nói là anh hạ bút ký tên ly dị vì nghĩ mình không tròn bổn phận làm chồng hay không? Anh không tròn bổn phận với vợ anh thì sao anh có thể để em thất vọng vì anh sau nầy được?

Thắm xúc động với tiếng em lần đầu hắn gọi cô nhưng cũng ngạc nhiên trước câu hỏi của hắn, cô nhìn hắn:

   - Anh nói gì,? Em không hiểu, hãy giải thích cho em nghe đi. Sao em lại phải thất vọng vì anh khi chúng ta đến với nhau bằng tình yêu chân thật chứ?

Hắn nhắm mắt lại, cúi đầu, lặng thinh không nói lời nào, thời gian như cô đọng trong sự im lặng đó, vài phút sau, hắn ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt thiếu phụ, thở dài, hắn nói như an phận:

   - Thực sự, từ  lâu anh và vợ anh chỉ sống như hai người bạn chứ không còn là chồng vợ với nhau. Anh đã mất thiên chức làm chồng ngay từ trận chiến cuối cùng trước năm 1975 khi về bệnh viện chữa trị. Vết thương chiến tranh đã cướp đi một phần quan trọng trên thân thể anh để anh chỉ còn là một anh chồng vô tích sự, như một ông quan hoạn hay một gã biến thái Thắm à. Cũng may là anh đã có được hai đứa con trước đó, nếu không chắc anh sẽ là người không con thừa tự. Giờ thì em đã hiểu tại sao anh im lặng mãi đến nay không? Anh về vì không cưỡng lại được tiếng gọi của tình yêu, tình yêu của em, của giòng sông và của tất cả những thân quen trên quê hương Việt Nam nầy chứ anh không dám mơ chuyện cùng em chung bước bao giờ.

Thắm ngẩn ngơ nghe hắn nói, nước mắt cô lại tuôn như đêm chia tay của mười năm về trước:

   - Anh của em, đừng nói nữa, đừng làm em thương anh nhiều hơn nữa. Sao anh lại khổ như vậy? Sao không chia sẻ cùng em từ trước, có phải anh sẽ đỡ khổ hơn không?

  - Vì em là đàn bà mà có người phụ nữ nào lại không cần hơi ấm của nghĩa chiếu chăn? Anh không mang lại được cho em hơi ấm đó, em biết không?  

Thắm cười chua chát:

   - Đừng nói chuyện ân tình chăn chiếu, em sợ lắm rồi. Em là đàn bà như anh thấy đó, nhưng không phải người đàn bà nào cũng đắm đuối chuyện phòng the. Bao nhiêu năm làm vợ Năm Phải, em bị anh ấy dằn vặt trên giường như một món đồ chơi, có vui thích gì đâu, em nghe sợ mỗi lần đêm đến, nghe hãi hùng khi bước chân chồng hùng hổ tới bên giường. Có thể vì vậy mà sau bao năm chồng vợ, em chẳng sanh cho anh ấy một đứa con để đến ngày con trụ hình thì oan nghiệt ập tràn tìm đến. Nếu không có anh can ngăn hôm đó, chắc gì ngày ấy con em còn đó để chào đời.

Thắm nói bằng giọng nghẹn ngào như chưa quên hết quảng đời bên Năm Phải, hắn chợt hiểu vì sao Năm Phải nghi ngờ chuyện máu thịt của đứa con, nhíu mày tỏ vẻ ngạc nhiên hắn hỏi:

   - Vậy trước khi cưới nhau em không biết tính tình thô bạo của Năm Phải sao?

Thắm thở dài:

   - Em biết chứ, nhưng lúc đó em mới mười sáu tuổi, bỏ quê lên thành để tránh nạn ban ngày lính quốc gia, ban đêm lính bác. Vùng quê Kiến Hoà em ở ngày đó khổ lắm anh ơi, một cổ hai tròng chịu sao cho thấu, cha mẹ em chết trong một trận đụng độ giữa hai bên, em gặp Năm Phải trong chuyến xe đò lên Saigon tìm đất sống. Ban đầu anh ấy cũng tử tế với em lắm nên em mới ưng dù rất sợ tướng tá bặm trợn của ảnh, em cần nơi nương tựa mà anh. Về làm vợ rồi em mới biết “tướng sao, người vậy” thì đã muộn, em đã lấy phải một người đàn ông nhậu nhẹt, say sưa, vũ phu, hung hãn. Nhưng em quen câu phận gái mười hai bến nước nên âm thầm chịu đựng chứ thiệt tình chẳng có tình yêu với chồng. 

Thắm ngừng nói, cả hai cùng im lặng, mỗi người mang một cảm nghĩ khác nhau. Hắn nhìn người đàn bà trước mặt, cuộc sống khá an lành cho cô tươi trẻ hơn xưa, mơn mởn như hoa mãn khai đang thời  khoe sắc. Còn hắn, một con cua gãy càng, một cánh bướm không đủ sức hút nhụy hoa, tình yêu suông lý tưởng bằng lời liệu có đủ đem hạnh phúc cho người hắn yêu hay không. Hắn là đàn ông nửa vời, thứ đàn ông tạo dáng ban ngày nhưng vô tích sự ban đêm. Thắm không là ni cô hay dì phước mà chỉ là người đàn bà bình thường như bao nhiêu người đàn bà khác, hắn không muốn nhìn thấy nàng hụt hẫng trong chữ vợ chồng. Thế gian có trời- đất là âm-dương đối đãi, con người có nam - nữ để tạo giống sanh nòi. Tình yêu bằng con tim, không bằng đam mê nhục thể chỉ là loại tình yêu lý tưởng trong tiểu thuyết, trong huyền thoại hoặc dành để cho những ai yêu nhau nhưng bị hoàn cảnh cách ngăn không thể gần nhau, như Ngưu Lang-chức Nữ, như chinh phụ-chinh phu, nhưng Ngưu-Chức còn mỗi năm tìm nhau qua cầu Ô thước, chinh phụ-chinh phu còn chờ khi tàn cơn binh biến để hội ngộ đoàn viên và khi sum họp thì mây trời cũng hóa mưa để chứng minh kết quả sự giao hoà của luật âm dương trời đất. Hắn yêu Thắm nhưng tình yêu đó có đủ hay không khi âm-dương không cân bằng trong đời sống lứa đôi.

Thắm ngồi chờ hắn nói, nói gì cũng được miễn đừng bỏ cô ở lại như mười năm trước. Nhìn vào mắt hắn, cô hiểu hắn đang nghĩ gì. Cô muốn chứng tỏ cho hắn biết người đàn ông cô đợi không cần là người đem cho cô thêm những đứa trẻ sau nầy. Thà một tình yêu bằng lời nhưng dài lâu trong dịu dàng, chia sẻ hơn những phũ phàng của gối nệm nhàu nhăn. Đâu phải lúc nào thỏa mãn của thú vui nhục thể  cũng đem hạnh phúc cho người đàn bà. Vẫn biết tình yêu là cho và nhận, như trời cho nắng- mưa để đất đơm hoa màu, cây trái. Đó là luật tồn sinh của muôn loài chứ không hẳn chỉ riêng của con người, đó là luật tự nhiên của trời đất khi tạo ra hai giống đực-cái trong thể loại âm-dương. Người đàn bà nơi cô không chờ những ngày nắng cháy của mặt trời rực đỏ, cô chỉ cần những dịu dàng tha thiết của vầng trăng thanh khiết. Nếu bản thể đàn ông nơi hắn như mặt trời đã gát bóng lùi xa nhưng tình yêu chân thật  của hắn có khác gì vầng trăng đêm rằm tỏa sáng làm dịu mát đời cô. Hơn bốn mươi tuổi đời, Thắm chưa từng biết mật ngọt của yêu đương mà chỉ biết đắng cay, dày xé phũ phàng. Cái dũng khí của hắn trong đêm cứu cô dưới bàn tay thô bạo của Năm Phải khiến cô cảm động, trái tim khô cằn tình ái của cô dường như hồi phục và những năm tháng xa nhau cô sống bằng  nhớ thương khắc khoải người đi xa. 

Đến một lúc nào đó, có tiếng thở ra của Thắm:

   -  Anh đang nghĩ gì đó? Nếu thương em thật tình thì đừng nhớ đến chuyện đã qua trong đời anh nữa. Hãy cho em đi cạnh anh trong quãng đời còn lại, đi cạnh một người đàn ông bản lĩnh biết quyết định việc phải làm, biết che chở mẹ con em, biết cùng em chia sẻ buồn vui khi mưa, nắng, lúc ốm đau.  Đó mới thật là một người đàn ông chứ không phải chiến tích trên giường định giá trị nam nhi đâu anh. Tình yêu chân chính đâu chỉ là những thỏa mãn tầm thường nhục thể, nó còn là sự đồng cảm giữa hai tâm hồn  cùng nghĩ về nhau, cùng chung nhìn về một hướng. Em chờ đợi ngày anh về đã quá lâu rồi, đừng làm em thất vọng hơn nữa nghen anh.

Hắn không trả lời chi hết, vài tích tắc sau hắn bỗng đứng lên, ngập ngừng giây lát rồi lôi ra trong túi xách hắn đem theo bên mình một xấp hàng, một  hộp sôcôla, tất cả được gói giấy hoa cẩn thận.  Cầm hai thứ đó hắn nhẹ nhàng để xuống bàn chứ không dám trao tay người trước mặt:

   - Anh có mua cho em xấp hàng may áo và con trai em hộp sô cô la, chút quà xứ xa. Bây giờ anh về đây. Có thể anh sẽ trở lại cũng có thể chúng ta không gặp nhau nữa. Anh cần suy nghĩ  để đừng làm khổ em sau nầy Thắm à.

Người ta không biết hắn suy nghĩ thế nào, nhưng một tuần sau đó, cô gái bán quán tầng dưới nhà Thắm thấy hắn trở lại, tay cầm một bó hoa hồng nhung thật đẹp tìm thăm bà chủ nhà và chiều hôm ấy họ dẫn thằng con trai của Năm Phải đi một nhà hàng sang trọng ăn cơm chiều. Mặt mày Thắm tươi như đóa hồng nhung, thằng con trai cô cầm trên tay chiếc xe Ferrari nhỏ hắn mua tặng tung tăng bên cạnh hai người. Tàn buổi ăn, hắn móc túi lấy ra một hộp nữ trang có chiếc nhẫn cưới bên trong, hắn trang trọng đeo vào ngón áp út bàn tay cô và nói:

    -  Cho anh được làm người chia sẻ và bảo vệ mẹ con em suốt cả cuộc đời nghen Thắm.

Thắm xúc động, nhìn chiếc nhẫn trên tay, cô cười hạnh phúc:

   - Ôi, anh, người đàn ông thực sự của em.

                                              *********

Người thuật chuyện tình của họ tin chắc rằng họ sẽ đi tiếp quãng đời còn lại êm ấm bên nhau vì trong cuộc sống nầy nghĩa đích thực của hai chữ Đàn Bà – Đàn Ông không phải là điều kiện ắt có và đủ để vo tròn câu hạnh phúc. Tình yêu là cảm nhận của con tim luôn đi cùng nhựa sống đam mê, nhưng thế nhân vẫn chứng minh rằng theo thời gian tình yêu có thể vẫn trường tồn, bất tử trong khi nhựa sống đam mê sẽ cạn kiệt dần  theo những tờ lịch bay. Vườn địa đàng thuở hồng hoang, khi Adam và Eva chưa ăn trái cấm, họ yêu nhau trong thanh khiết, chẳng đam mê nhục cảm mà vẫn trọn vẹn ý tình thì tại sao bây giờ lại không thể có hai kẻ yêu nhau theo cung cách “lý tưởng” đó? Các bạn có đồng ý như thế với tác giả không?


                                               HUỲNH NGỌC NGA

                                         Torino, ITALIA – 16.03.2015

 


CHÚ THÍCH : (*) Tất Đạt Vệ Sữ : Tên hai nhân vật trong tác phẩm Câu Chuyện Giòng Sông của Hermann Hesse


11/9/22

NÉN HƯƠNG cho NGƯỜI NẰM LẠI

Hàn Sĩ Phan  

Khoảng giữa tháng bảy năm 2007, nghĩa là sau gần 12 năm đến định cư ở Mỹ theo diện H.O. vào gần cuối tháng 9-1995, đây là lần đầu tiên chúng tôi đến thăm Thủ Đô Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ…Và nơi tôi nhờ bạn học đưa đến thăm trước nhất không phải là vùng Hoa Anh Đào dọc bờ sông Potomac vì đã qua mùa hoa nở, mà là nghĩa trang Quốc Gia Arlington. Đi rảo viếng vòng vòng trong Nghĩa Trang hơn hai tiếng đồng hồ lòng tôi bâng khuâng tràn đầy cảm xúc và ngưỡng mộ…Ngưỡng mộ không phải chỉ vì nó rộng lớn, ngăn nắp, khang trang mà là sự trân trọng với những tấm bia kích thước ngang nhau được xây dựng cho Người đã nằm xuống dù ở chiến tuyến nào trong cuộc nội chiến tương tàn 1860 – 1865, kể cả dành nơi trang trọng để lưu niệm cho những chỉ huy của cả hai phía và bia mộ cho các chiến sĩ vô danh, không tìm được danh tính lúc tử trận trong cuộc nội chiến, của cả hai bên. Đúng là Điểm Son không cần tô vẽ bằng khẩu hiệu của những con người có ý thức văn minh nhân bản và đủ đầy nhân cách của một nhân sinh đúng nghĩa. Không biết trong ngôn ngữ văn học của Mỹ có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” hay không..? nhưng Họ đã thể hiện đúng trong thực tế đời thường.

   

 Khoảng gần cuối tháng chín năm nay 2022 tôi lại về thăm quê hương VN và trú ngụ tại nhà người thân ở quận ba, Sài Gòn. Lần nầy nơi thăm viếng đầu tiên của tôi là Nghĩa Trang Quân Đội VNCH ở gần xa lộ Biên Hòa cũ ( nay được gọi là nghĩa trang nhân dân Bình An, thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương ). Chốn nầy đã từng là nơi an nghỉ của từ 16,000 đến 25,000 Tử Sĩ Quân Lực VNCH và một số công chức cấp cao. Mặc dù nhiều năm qua tôi đã nghe nói, nghe kể và xem một số  băng Video phô bày sự hoang phế của những mộ phần trong khu nghĩa trang còn lại nầy…nhưng bây giờ có cơ hội phải đến tận nơi để nhìn tận mắt và đốt nén nhang cho những người còn nằm lại trong hoang tàn, đơn lạnh : Có người hơn, có người gần NỬA THẾ KỶ !

     

Nơi hoang tàn, đơn lạnh có nghĩa là nó còn tồn tại…Bởi vì những mộ phần nơi đây có thể sẽ biến mất dần dần…Một phần rất ít được người thân bốc mộ cải táng hoặc thiêu lấy tro cốt, nhưng phần lớn chắc sẽ bị san ủi…Bởi vì ai cũng biết đất ở VN, nhất là trong, ngoài Sài Gòn rồi đến Thủ Đức, Biên Hoà, Bình Dương v.v..đều được tính từng mét vuông bằng vàng, bằng ngoại tệ…Những khu dân cư có người sống sờ sờ, mặc dầu đã liều mạng đấu tranh để giữ đất nhưng nếu đã nằm trong tầm ngắm thì đều bị chính quyền xua đuổi để chiếm với đồng tiền bồi thường bèo bọt, rẻ mạt và kéo dài dây dưa vô tận…huống chi là khu mộ phần của những người đã nằm xuống bất động mà lại thuộc về phía bại trận…! Cũng may nhờ có sự góp phần của những tiếng nói Hải ngoại…


Vào cuối tháng 10-2017 một Phái Đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Đã đến viếng khu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nầy, sau đó được chính giới trong chính phủ Hoa Kỳ và 19 Dân Biểu Hạ Viện Liên Bang vận động lưu giữ và trùng tu. Dĩ nhiên vì lý do bang giao và những quyền lợi trao đổi phát sinh cho nên khu nghĩa trang cũ đã được tồn tại mặc dù không biết đến bao giờ ? Còn trùng tu thì chỉ mới qua loa như xây một khu bệ nhỏ để hoa quả và đúc đặt một lư hương để có chỗ dâng nhang cho những người đến lễ viếng.( Chỗ nầy ở dưới khu mộ phần gần sát vách tường của Lễ Đài chính cũ, còn Lễ Đài thì vẫn đóng vì hình như không được cho ra vô bình thường ).  Ngoài ra, khu mộ thì có nơi được dọn dẹp phát quang cây, cỏ dại và đặc biệt có lẽ do yêu cầu, các rễ cây lớn đâm vào dưới mộ đã được cắt, chặt…Tuy nhiên chỉ vào dịp gần TẾT Âm Lịch thì những mộ phần mới được dọn dẹp kỹ hơn nhờ có thêm một số người thiện nguyện tham gia, trong số người thiện nguyện nầy có lẽ có một số chiến hữu cũ đến góp phần thể hiện chút công quả hy vọng làm ấm hương linh người qúa cố được chút nào hay chút nấy. Hơn nữa, nếu có người yểm trợ điều kiện, thường là thân nhân hoặc các mạnh thường quân thì một số mộ được quét vôi và trét đắp những vết nứt. Còn như chúng tôi đến thăm vào những ngày tháng bình thường thì chỉ nhìn thấy cảnh hoang sơ, đơn lạnh…rêu phong phủ kín mộ phần !

     

Con đường đi vào nghĩa trang bây giờ là ở phía sau, có cửa sắt đóng mở theo giờ. Bên trong gần sát cổng có căn nhà dành cho nhân viên quản lý và bảo vệ. Muốn vào thăm mộ thì phải trình báo ở đây để được hướng dẫn. Điều nầy làm chúng tôi hơi bất ngờ vì thật ra mình không có mộ người thân nằm ở trong nầy…Tuy nhiên mọi việc cũng dễ dàng, tôi nói là ở nước ngoài về và có người bạn thân nhờ tìm giùm mộ người nhà để gần Tết ta về thăm cho được dễ dàng và thuận lợi…rồi nói đại tên nguyễn văn X, hạ sĩ quan, mất vào khoảng cuối tháng 3-1975. Tôi cũng nói là đi cầu may thôi vì người bạn cho biết là đã từ lâu lắm không được tin tức, cũng không chắc tìm được…nhưng nhân tiện có dịp đốt nén nhang cho những chiến hữu đã nằm lại ở đây. Cậu trưởng toán quản lý khoảng ngoài 30, người miền nam, đã xong nghĩa vụ quân sự năm năm, hiểu được tình đồng đội, tính tình cũng dễ dãi, dễ thương…Cậu ghi sổ khách viếng rồi hướng dẫn lối vào và hướng đi. Tôi có hỏi mua vài bó nhang, cậu nhanh nhẩu đưa cho tôi một bịt nhang lớn và cái bật lửa rồi nói : “Mỗi ngày con cũng có chia ra đốt nhang cho từng khu, nay có các bác đốt thay cho thì khu nầy con khỏi đốt…không cần phải trả tiền nhang đâu, đã có chi phí cho mục nầy”. Không biết có phải thấy tôi với bà xã và Long ( Nguyễn thăng Long ) lớn tuổi, lại nói là ở nước ngoài về nên được đối xử tử tế, lễ phép như vậy không ? Tôi nhìn sâu vào mắt người đối thoại và thấy nét chân thật lộ rõ trên gương mặt của cậu trẻ người nam bộ dễ thương nầy nên có cảm tình ngay…(dĩ nhiên là sẽ được đáp trả thoải mái khi xong chuyện theo đúng nguyên tắc giao tiếp rồi).

     

Tôi với bà xã và Long đến khu có bàn cúng và lư hương đốt bó nhang lớn…Trời đã gần trưa nên có nhiều tia sáng xuyên cành, trong không gian tĩnh mịch có tiếng xào xạc nhẹ nhàng lưa thưa của những chiếc lá lìa cành…Nơi chốn nầy từ hơn nửa thế kỷ hoặc gần nửa thế kỷ có những chiến hữu, đồng đội của chúng tôi đã gửi thân xác lại đây…Có những xác nguyên vẹn nhưng cũng có những thân xác không còn nhìn rõ hình hài…Rồi cuộc chiến kết thúc trong bi thảm…Họ là tử sĩ của bên thua cuộc ! nên hứng chịu chung niềm oan khuất của phía bại trận : “ Tủi hờn trong hoang lạnh cô đơn”. Bây giờ đứng ở đây nhìn những nấm mộ phủ kín rêu phong, lòng dâng trào cảm xúc nghẹn ngào ! Xin được quỳ xuống hôn mảnh đất mà hình như khắp mọi nơi trong khu nầy đều thấm đậm và hòa trộn niềm u uẩn với hương linh chưa siêu thoát của các chiến hữu còn phảng phất đâu đây…Vài nén nhang với tất cả lòng thành xin kính bái Anh Linh người đã khuất. 

….. “Ngày Anh đi, anh đi…Anh đi từ tổ ấm

        Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh ?

        Đợi anh về…Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ

Tấm khăn sô…”.

     

     Trong lúc đi cắm nhang trên một số mộ phần, tôi đã tình cờ tiếp cận một hoàn cảnh buồn đau đến mủi lòng . Một ông lão khoảng trên 70 cầm mấy nén nhang vừa đi vừa lẩm bẩm : “- Anh biết chú nằm ở đâu đây mà…Bình ơi ! Bình ! Sao chú lại đi vào những ngày gần cuối đó chứ…sao không chờ anh đưa về…Rồi sau đó lại giận anh không cho anh biết chổ chú nằm ở đâu? Em ơi ! Em có đói không ? Em có lạnh không ?”. 

   -Tôi rất ngạc nhiên nhìn ông lão đang lẩm bẩm một mình, gọi là ông lão nhưng tôi tin ông ta không hơn tuổi xấp xỉ 80 của tôi…nhưng có lẽ nét gian khổ hằn sâu trên gương mặt đã làm ông già đi trước tuổi rất nhiều. Tôi tiến lại gần và hỏi ông ta :

    - Ông anh đang đi tìm người thân ?


      Ông nhìn tôi, hình như cố nở nụ cười nhưng miệng vẫn còn méo xệch và mắt ngấn lệ :

     - Em tôi nó giận tôi, nó không cho tôi biết chỗ nằm…nhưng tôi sẽ tìm được thôi, nó đừng hòng ! hà..hà.

     Tôi chào ông và chúc ông tìm được người thân…nhưng không hỏi thêm gì nữa vì hiểu rằng có lẽ nỗi đau kéo dài đã làm cho tâm trí ông trở nên bất bình thường ! Tôi định trở về lại chỗ cũ, khu có lư hương thì thấy cậu quản lý trẻ đi vào, tay cầm bình xịt trừ muỗi nho nhỏ…cậu ta thấy tôi và gọi : - Bác ơi, ở đây muỗi nhiều lắm, để con xịt cho bác một chút thuốc cho đỡ…Cháu đã xịt cho bác gái và ông bạn của bác rồi. Quả thật muỗi khá nhiều, muỗi rừng nho nho nhưng chích rất nhanh và đau. Tôi bảo cậu trẻ xịt luôn cho ông lão và nhân tiện hỏi thêm về ông ta…

       - Này cậu, cậu có biết gì về ông lão tìm mộ người thân nầy không ?

       - Dạ ông cụ Hòa đó hả ? Con biết ông ta đi tìm mộ người em tên là Bình. Con đã giúp tìm nhiều lần nhưng không được vì hình như ở Nghĩa Trang Quân Đội cũ nầy không có ngôi mộ đó. Chuyện ông cụ dài lắm. Cách đây hơn năm năm, sau khi xong nghĩa vụ con được ông Cậu xin đưa vào làm việc ở đây thì đã nhiều lần thấy cụ Hoà đi tìm mộ em rồi. Cậu con kể ông ấy có người em tên Bình là hạ sĩ nhất Biệt Động Quân, lính Cộng Hoà…còn ông ta là trung sĩ làm việc ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung ở Hóc Môn…nhà cũng ở vùng đó. Vào khoảng giữa tháng 4/75 ông nghe nói em ông ta bị thương nặng từ chiến trường Long Khánh…có đem về Bệnh Viện Quân Đội Cộng Hòa ở Gò Vấp…Lúc đó tình hình lộn xộn, ông chưa kịp tìm hỏi rõ ràng thì tan hàng…rồi sau đó từ từ không biết thêm tin tức gì nữa… Sau nầy, khoảng năm, bảy năm gần đây có lẽ nghe người ta nói những binh sĩ VNCH lúc đó chết ở Saìgòn được đem chôn ở Nghĩa Trang nầy nên ông ta lại đến tìm. Cậu của con còn cho biết những lần đầu đến tìm ông còn rất tỉnh táo nói rõ Họ Tên, cấp bậc và khoảng thời gian chết của người em nhưng tìm mãi cũng không có dấu tích, nên cứ tự trách mình là đã bỏ bê để cho em chết mất xác…Rồi dần dần cứ tự trách móc, dằn vặt mãi nên có lẽ đã làm tinh thần ông suy sụp và không còn bình thường nữa… Thật tội nghiệp ! Bây giờ thì lâu lâu ông lão mới đến và càng ngày càng suy yếu, con thấy vậy cũng thương và cũng theo lời cậu con dặn là khi ông đến cứ trao cho ông mấy nén nhang rồi cứ để ông tự nhiên đi tìm người đã mất…chừng nào ông muốn ra về thì về, chỉ chú ý là nếu ông đến buổi chiều thì đừng để ông ở lại trễ.

     

Ôi cuộc chiến bi thảm và tàn nhẫn ! Gia đình ông lão đi tìm người em, chết mất xác vào những ngày gần tàn chinh chiến, chắc chắn mơ ước một cuộc sống bình yên, không có cảnh bom rơi, súng nổ, đạn bay nên đã đặt tên cho hai đứa con trai là Hoà – Bình. Nhưng rốt cuộc một đứa chết mất xác vì chiến tranh, đứa còn lại cũng chịu hệ lụy sau cuộc chiến để trở nên tinh thần bất ổn !!! Vì cái lý tưởng gì đây ? Giải phóng dân tộc ? Xây dựng một thiên đàng ảo tưởng ? Phải ! Cuộc chiến hơn hai mươi năm đã giải phóng sinh mạng hàng triệu, hàng chục triệu con người chết tức tưởi, oan khiên…Sau cuộc chiến kẻ thắng trận còn giáng đòn thù : bức tử vô số sinh mạng khác trong ngục tù, dọc đường chạy trốn chế độ trong rừng thẳm, ngoài biển khơi !!! Còn “Thiên Đàng” thì không phải hoàn toàn Hư Ảo mà cũng có dành riêng MỘT GÓC RẤT THẬT, thật đến trần truồng dành cho Cán Bộ, Đảng Viên cao cấp xây dựng biệt điện, dinh thự, lâu đài để hưởng thụ trác táng, cất trữ vàng bạc, ngoại tệ, thưởng thức cao lương mỹ vị đắt giá như “bò dát vàng” chẳng hạn v.v.và v.v..

   Chỉ Còn Một Lời Để nói là “Không còn gì để nói”!!!

   Thôi xin tỏ bày một chút tâm tình nơi đồng đội, chiến hữu còn nằm lại trong hoang lạnh, ngậm ngùi :


 

           Bạn  nằm đây  nửa  chiều  dài thế kỷ,

Vẫn chưa được an nghỉ giấc nghìn thu.

Bởi chúng mình thuộc về phía bị thua…

Đành tủi hờn trong âm  u hoang lạnh.


Sầu vong quốc chung chia niềm bất hạnh,

Người nằm lại trong hiu quạnh  cô đơn.

Những nấm mộ  rêu phong phủ xanh rờn,

Thêm  xác lá  như  giọt buồn  đọng lại !


Đời quân ngũ… những ngày xưa thân ái,

Nay  còn  gì ?  ngoài  tê  tái  cõi  lòng.

Nắm xương tàn chưa thoát kiếp long đong,

Hồn vất vưởng  chờ trông ngày  siêu độ.


Đến  thăm bạn vào đầu Thu  lá  đổ,

Qùy hôn mảnh đất gần chỗ bạn nằm,

Tấm chân tình xin khấn nguyện Hồng Ân,

Giúp bạn siêu thoát : Vĩnh Hằng an nghỉ.

 

Đốt  nén  nhang  tỏ  chút  tình  tri  kỷ,

Cùng chiến hữu chung nghiệp dĩ tang thương:

Kẻ gục ngã, người viễn xứ tha hương.

Nay linh cảm : Cõi Âm-Dương hội ngộ.


Thoáng ngọn gió tựa tiếng ai bày tỏ,

Lá  xạc xào  như  lời ngỏ  thì thầm,

  Vang vọng về từ một cõi xa xăm…

Hồn Tử  Sĩ đã nhiều năm vất vưởng !

 

 Trong hương khói với lòng thành hướng thượng,

 Cầu người khuất mặt an hưỡng bình yên.

 Đã chung đường thì  ắt cũng hữu duyên ?

 Rồi sẽ trùng phùng nơi miền vĩnh cửu.


 BÁI BIỆT ANH LINH BẠN HIỀN CHIẾN HỮU


 Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

 Một Ngày Mùa Thu 16/09/2022 - HÀN SĨ PHAN


Xem Video: HS Phan & NT Long viếng thăm NTQĐ BH



Đọc thêm: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu