Showing posts with label Phỏng vấn. Show all posts
Showing posts with label Phỏng vấn. Show all posts

2/10/14

Một nhà từ thiện phải đột ngột rời VN sau khi bị đe dọa và sách nhiễu

Trọng Khiêm/Hồ Quì

Lời mở đầu: " Hội từ thiện Măng Non (tên tiếng Pháp là Association Avenir, http://www.mangnon.free.fr/) thành lập tại Pháp hoạt động từ năm 1994 với mục đích giúp đỡ các sinh viên và học sinh nghèo tiếp tục theo học. Một cách đều đặn từ 18 năm qua cứ hai năm một lần hội tổ chức những chuyến du lịch Việt Nam để tặng quà cho các trường học và để các nhà hảo tâm có dip thăm viếng Việt Nam và gặp các em mà họ giúp đỡ. Cho tới nay các chuyến du lịch này diễn ra môt cách bình thường dù bị công an theo dõi rất sát nhưng lần này công an đổi thái độ và ra mặt sách nhiễu. Bà Lương Thị Hồ Quì, vợ ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những sáng lập viên của hội và cũng là chủ tịch hội trong những năm đầu, đã phải rời Việt nam đột ngột sau khi bị công an đe dọa an ninh nhân thân. Phái đoàn sau đó cũng bị sách nhiễu. Trọng Khiêm đã liên lạc với bà Hồ Quì sau khi bà về Pháp. Sau đây là phần chính cuộc phỏng vấn.hoquy1

Trọng Khiêm: Chào chị Quì, tại sao chị về Pháp cắt ngang cuộc thăm viếng Việt Nam?

Bà Hồ Quì: Tôi bị buộc phải rời Việt Nam vì bị công an đe dọa. Người chỉ huy công an nói với tôi rằng họ không trục xuất tôi nhưng nếu tôi không rời ngay Việt Nam thì họ sẽ không bảo đảm an ninh cho tôi và phái đoàn Măng Non đi đến đâu họ cũng không để yên.

11/15/13

Bức tường Berlin sụp đổ : Nhìn lại bài học lịch sử 1989

(16:59)

Bức tường Berlin bên phía tây, trước ngày bị sụp đổ

Bức tường Berlin bên phía tây, trước ngày bị sụp đổ

Jean-Claude Mouton

Tú Anh

Là sản phẩm của Chiến tranh lạnh và cũng là biểu tượng của thế giới lưỡng cực bên tự do tư bản bên độc tài Cộng sản, bức tường Berlin được phía Đông Đức xây dựng vào tháng 8 năm 1961 và sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Vì sao bức tường chia cắt không tồn tại được trăm năm như lãnh đạo Đông Đức Honecker tuyên bố trước đó vài tháng ?

11/13/13

Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982

Nhân dịp Tưởng Niệm 50 Năm Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng vị Bào Đệ Ngô Đình Nhu và Quân Dân Cán Chánh VNCH đã vị quốc vong thân, UBTTTADCSVN xin trân trọng phổ biến lại Video Cuộc Họp Báo Quốc Tế của Madame Ngô Đình Nhu vào năm 1982. Bản gốc Anh ngữ và video được lưu trữ ở website của Thư viện tại:

http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-1a3f8e-interview-with-madame-ngo-dinh-nhu-1982

Madame Ngô Đình Nhu đã chứng minh cho quốc tế thấy lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của dòng họ Ngô Đình. Phần dịch Việt ngữ do Khối Kỹ Thuật, UBTTTADCSVN, thực hiện.


Madame Ngô Đình Nhu, trả lời phỏng vấn 1982
- Screen captured by UB


Tóm Tắt

Là người em dâu của Tổng Thống Diệm, Madame Ngô Đình Nhu được xem như một đệ nhất phu nhân của Nam Việt Nam vào những năm cuối 1950s cho đến đầu 1960s. Đây là phần bà chứng minh cho thấy chính phủ Diệm là một chính phủ hợp pháp duy nhất ở Nam Việt Nam và rằng họ đã bị Mỹ phá hoại và rằng Mỹ, do đó, đã trả giá. Bà bàn luận về vụ Khủng Hoảng Phật Giáo năm 1963 và những kết quả của các Hòa Ước Paris. Bà nhận định cá tính của ông Ngô Đình Nhu và TT Diệm và danh tiếng của bà là một "Dragon Lady" của Việt Nam. Cuối cùng, bà mô tả những nổ lực ngoại giao của ông Ngô Đình Nhu đối với Bắc Việt Nam và sự kiêu ngạo của Mỹ trong vấn đề can thiệp vào.

10/9/13

Hoa Kỳ Đóng Cửa, Rồi Sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng RFA

...dân Mỹ đang tìm lại truyền thống cần kiệm của họ.

Bước vào quý bốn của năm nay, dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ đang gây hứng khởi cho các thị trường thế giới thì việc Quốc hội Mỹ không ngăn nổi một vụ tạm đóng cửa bộ máy công quyền liên bang lại khiến thế giới giật mình. Diễn đàn Kinh tế đi xa hơn những bất trắc trước mắt để tìm hiểu về những thay đổi lớn của kinh tế Hoa Kỳ cho nhiều năm tới.

10/1/13

VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa

 

2

Đôi lời: Dưới đây là trích đoạn viết về Việt Nam, trong cuốn sách “One Man’s View of the World“ của ông Lý Quang Diệu, Nhà xuất bản SPH Singapore, 2013, được độc giả NTS có nhã ý dịch và gửi tới, với lời bình:

“… Vừa rồi Vietnam và Singapore mới kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao bằng việc khánh thành VSIP thứ 5 với sự có mặt của thủ tướng và quan chức 2 nước và những lời lẽ ngoại giao chúc tụng.  Hãy thử đọc đoạn đánh giá về VN của Lý Quang Diệu xem người Singapore thực sự nghĩ gì về chúng ta (cụ thể là giới lãnh đạo, bằng thái độ khinh thường+ mỉa mai)”.

Thế nhưng, khi thử tìm trên mạng về cuốn sách này, thì có một số bài báo giới thiệu một cuốn “tương tự” đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Tuy hình bìa có khác, nhưng lướt qua nội dung có vẻ như đúng là cuốn sách được đề cập dưới đây. Có điều, trong các bài báo viết khá kỹ về cuốn sách thì không có chút thông tin nào cho thấy nội dung có nói về VN. Phải chăng nhà xuất bản đã “tự kiểm duyệt”, cắt bỏ đi phần rất “nhạy cảm” này? Mời tham khảo một bài tóm lược công phu của tờ Doanh nhân Sài Gòn: Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.

Nhưng tìm thêm trên mạng thì có lẽ có 2 cuốn khác nhau. Cuốn mà NXB Thế giới dịch là đây: Lee Kuan Yew by Graham Allison Robert D. Blackwill Henry A. Kissinger Ali Wyne.

Lý Quang Diệu

8/17/13

Phương Uyên: Tôi yêu Tổ quốc, nhưng xin đừng đánh đồng với Đảng

Nỗi vui mừng khi Nguyễn Phương Uyên vừa được ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013.

Nỗi vui mừng khi Nguyễn Phương Uyên vừa được ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013.

FB

Thụy My

Vừa được trả tự do tại tòa phúc thẩm ở Long An chiều nay 16/08 (giờ Việt Nam), trong vòng tay vui mừng khôn tả của người thân, bạn bè và những người ủng hộ, đến tối sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã có mặt ở Saigon tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nơi diễn ra một buổi liên hoan nho nhỏ để chào đón Uyên.

Trong không khí đầy xúc động này, Nguyễn Phương Uyên đã vui lòng dành thì giờ trả lời RFI Việt ngữ.

Nguyễn Phương Uyên - TP Hồ Chí Minh

16/08/2013
by Thụy My

Nguyễn Phương Uyên - TP Hồ Chí Minh

(06:44)

 

RFI: Thân chào Phương Uyên và xin chúc mừng bạn! Uyên có nghĩ mình sẽ được trả tự do hôm nay không?

Nguyễn Phương Uyên: Dạ không, tại vì rất là khó khăn, rất là khắt khe. Bởi vậy mà em không nghĩ là giờ này em được tiếp xúc với mọi người như thế này. Cảm giác rất là khó tả, vì bị giam đã mười tháng hai ngày, em mới được tiếp xúc với một bầu không khí khác với trại giam, một bầu không khí của sự tự do!

6/11/13

Phỏng vấn giáo sư Vũ Quốc Thúc về quan hệ Việt-Trung

Tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự 19.3.12

(17:07)

Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012.

Giáo sư Vũ Quốc Thúc trả lời phỏng vấn RFI ngày 08/03/2012.

Thanh Phương

Thanh Phương

Giáo sư Vũ Quốc Thúc là một nhà trí thức đã từng trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc Việt Nam. Tốt nghiệp tiến sĩ Luật và thạc sĩ đại học Kinh tế Pháp, ngoài việc giảng dạy ở đại học suốt từ những năm 1950, ông cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng dưới hai nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Cố vấn Phủ Tổng thống, Quốc vụ khanh phụ trách tái thiết và phát triển... Tên tuổi của giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng gắn liền với Kế hoạch Hậu chiến Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968).

2/14/13

Đức Giáo hoàng Benedicto 16 : dũng cảm nhưng lực bất tòng tâm

RFI phỏng vấn Giáo sư Lê Đình Thông từ Paris

14/02/2013

Giáo sư Lê Đình Thông từ Paris
(14:35)

Giáo sư Lê Đình Thông, đại học Paris, với tư cách là một tín đồ Công giáo đã có nhã ý trả lời các câu hỏi của RFI.

RFI : Xin giáo sư cho thính giả RFI biết qua về nhân cách của Đức Bênêdictô XVI.

GS Lê Đình Thông : Nhân cách của Đức Bênêdictô XVI được thể hiện không những qua lời nói, việc làm mà qua cả âm nhạc Mozart nữa.

Vị giáo hoàng người Đức từng trải qua những ngày kinh hoàng dưới chế độ Đức Quốc Xã. Ngài thường xua tan bóng tối bằng tiếng đàn dương cầm. Nếu tâm trí ngài đong đầy lời Chúa, trái tim của vị giáo chủ chắp lại bằng nốt nhạc, nhất là nhạc Mozart. Trong số hơn 600 tác phẩm đủ loại của Mozart, nổi tiếng hơn cả là dạ khúc Petite musique de nuit. Sự chọn lựa âm thanh thể hiện nhân cách dịu hiền : mến Chúa, yêu người.

Giáo triều Rôma truyền tụng câu chuyện sau đây : Sau khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Bênêdictô XVI trở về nhà cũ, đàn dương cầm khúc nhạc Mozart. Ngài muốn mang theo đàn dương cầm trong phòng riêng giáo hoàng. Nhưng cầu thang thì quá hẹp, căn phòng lại quá cao, không thể đưa đàn qua cửa sổ. Sau cùng, đàn piano được gỡ ra từng mảnh rồi ráp lại. Tự cổ chí kim, ngài là vị giáo hoàng duy nhất sử dụng dương cầm trong phòng riêng ở điện Vaticanô.

Ngoài đàn dương cầm, nhạc tính trong cấu trúc tiếng Đức góp phần uốn nắn nhân cách Đức Bênêdictô XVI. Khác với tiếng Pháp, Đức ngữ bắt đầu bằng tiểu tiết rồi mới đến điều thiết yếu. Đặc tính này phần nào được thể hiện qua nhân cách của Đức Bênêdictô XVI.

Nhân cách của Đức Bênêdictô XVI còn được thể hiện qua vài sự việc xẩy ra vào lúc khởi đầu và kết thúc triều đại giáo hoàng.

- 8 năm trước đây, vào 17 giờ 56 ngày 19/04/2005, mái nguyện đường Sixtine tỏa khói trắng báo tin đã có vị giáo hoàng (habemus papam). Vị giáo hoàng thứ 265 ban phép lành cho kinh thành muôn thuở và toàn thế giới (Urbi et orbi), ngỏ lời như sau : ‘‘Anh chị em thân mến, sau đức giáo hoàng Gioan-Phaolô thật là vĩ đại, tôi chỉ là người thợ đơn sơ và khiêm hạ trong vườn nho của Chúa.’’

Trong buổi triều yết ngày 27/04/2005, ngài giải thích ý nghĩa niên hiệu Bênêdictô XVI : ‘‘Tôi chọn niên hiệu Bênêdictô để nhớ đến Đức Bênêdictô XV đã lèo lái con thuyền Giáo hội trải qua thời buổi nhiễu nhương của Thế chiến thứ I. Theo chân ngài, tôi muốn làm hòa và tạo sự hòa hợp giữa con người với nhau và giữa các dân tộc. Danh hiệu Bênêdictô còn là tên thánh lập dòng Biển Đức chiêm niệm nữa.’’

- 8 năm sau, trong hội nghị hồng y ngày 11/02/2013, Đức Bênêdictô đã xin tất cả thứ tha cho ngài mọi lỗi lầm.

Các lời nói và việc làm kể trên thể hiện tấm lòng cao cả của Đức Bênêdictô XVI.

RFI : Giáo sư có thể cho các thính giả RFI biết những thành quả của triều đại giáo hoàng của Đức Bênêdictô XVI, từ 04/2005 đến 02/2013 ?

GS Lê Đình Thông : Đức Bênêdictô XVI có công cải cách giáo triều Roma. Ngài giảm bớt số Thánh bộ và Hội đồng. Tôi xin đơn cử một trường hợp : chủ tịch Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa đồng thời là chủ tịch ủy ban đặc trách các di sản văn hóa và khảo cổ của Giáo hội. Năm 2010, ngài thiết lập Hội đồng Tòa thánh về Tân Phúc âm hóa. ĐHY Tarcisio Bertone, nguyên tổng thư ký Thánh bộ Đức tin, được bổ nhiệm Quốc vụ khanh Tòa thánh. Ngài còn bổ nhiệm nữ tu Nicoletta Vittoria Spezzati làm thứ trưởng ủy ban đặc trách các dòng tu. Đây là vị nữ tu đầu tiên trong Giáo triều Rôma.

Ngày 29/05/2006, Đức Bênêdictô XVI viếng thăm lò thiêu người Do thái của Đức Quốc Xã ở Auschwitz (Ba Lan). Tháng 02/2008, ngài quyết định tái lập kinh cầu cho người Do thái trong bộ lễ Missa bằng tiếng la tinh vào thứ sáu Tuần thánh.

Ngày 12/09/2006, trong diễn văn đọc tại Đại học Ratisbonne, ngài lấy làm tiếc về những bạo động vì lý do tôn giáo. Ngài nói : ‘‘Xin cho tôi biết Mahomet đã mang lại điều gì mới mẻ hay chỉ là những điều xấu xa phi nhân ?’’

Ngày 01/01/2006, nhân ngày Thế giới Hòa bình, ngài kêu gọi Liên Hiệp Quốc đổi mới tư duy, làm thăng tiến công lý, cổ võ liên đới và hòa bình trên thế giới.

Năm 2006, ngài công bố thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là tình yêu) nhằm giải nghĩa ý nghĩa tình yêu theo Phúc âm. Thông điệp này được phổ biến khá sâu rộng.

Năm 2007 là thông điệp Spe Salvi (ơn cứu độ nhờ lòng cậy trông), triển khai thư của thánh Phaolô gửi tín hữu Roma (Rm 8,24).

Năm 2009, trong thông điệp Caritas in Veritate (Tình yêu trong Chân lý), ngài đê cập đến các vấn đề xã hội, việc phát triển con người toàn diện, tình huynh đệ, phát triển kinh tế trong khuôn khổ xã hội dân sự và vấn đề môi sinh.

RFI : Theo ý giáo sư, đâu là các sứ mạng chính yếu của Đức Bênêdictô XVI ?

GS Lê Đình Thông : Đức Bênêdictô XVI là vị giáo hoàng chuyển tiếp. Sau triều đại của Đức Gioan-Phaolô II kéo dài 26 năm, Đức Bênêdictô đã làm công việc của thánh Gioan Tiền hô : ‘‘Có tiếng kêu trong sa mạc. Hãy dọn đường, sửa lối cho thẳng’’. (Ga, 1,19-28)

Ngài thẳng thắn trực diện với các vấn đề nhức nhối. Ngài tuyên bố rất đau lòng vì một số các linh mục phạm tội thiếu nhi tình dục. Ngài đến Mỹ và đảo Malte để xin lỗi các nạn nhân.

Theo ý ngài, tha thứ là dự phần vào việc tình yêu Thiên Chúa. Ngài cũng sẵn lòng tha thứ cho người khác. Đầu năm 2009, Đức Bênêdictô XVI quyết định tha vạ tuyệt thông (excommunication) cho bốn giám mục ly khai. Ngài có nhiều cử chỉ tỏ lòng tôn trọng người Hồi giáo và người Do thái. Trước lễ Giáng sinh vừa qua, ngài vào trại giam ở Roma tha thứ Paolo Gabriele vì những lỗi lầm đã phạm.

Là vị giáo hoàng chuyển tiếp, ngài coi mình là bản lề chuyển từ triều đại Đức Gioan-Phaolô II sang triều đại kế tiếp chỉ. Thời gian chuyển tiếp chỉ vỏn vẹn 8 năm.

32 năm trước đây, ngày 25/11/1981, Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm ngài làm bộ trưởng Thánh bộ Đức tin. Tông hiến Pastor Bonus nói rõ nhiệm vụ của Thánh bộ Đức tin nhằm làm thăng tiến và bảo vệ đức tin để học thuyết và tập tục phù hợp với đức tin trên khắp thế giới. Theo ý tôi, đây chính là di chúc của Đức Gioan-Phaolô II để lại cho người kê nhiệm. Đức Bênêdictô XVI đã làm tròn sứ mạng này.

RFI : Giáo sư vui lòng cho thính giả RFI biết những nguyên nhân nào đã khiến Đức Giáo hoàng Bênêdictô XVI từ nhiệm ?

GS Lê Đình Thông : 11 giờ 57 ngày 11/02/2013, Đức Bênêdictô XVI ngỏ lời bằng tiếng la tinh với các vị hồng y tham dự hội nghị hồng y (consistoire). Ngài nói:

‘‘Tôi triệu tập các hồng y đến dự hội nghị này không những để tuyên nhận ba vị thánh mới, đồng thời để thông báo một quyết định tối quan trọng cho sinh hoạt của Giáo hội : sau khi xét mình nhiều lần trước Thiên Chúa, tôi đoan chắc vì tuổi già sức yếu không thể hành sử thích đáng chức vụ của thánh Phêrô (ministère pétrinien) được. Tôi ý thức chức vụ này, vì bản chất thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng lời nói và việc làm, mà bằng cả sự lao tâm khổ trí và bằng lời cầu nguyện nữa.’’

Đức Bênêdictô đã đưa ra lý do sức khỏe. Trong mấy ngày qua, ta thường nghe nói đến việc từ chức (démission), thoái vị (abdication). Cả hai thuật từ này đều không đúng, vì đức giáo hoàng là tối thượng, không có ai có thể nhận sự từ chức của ngài. Cũng không có vấn đề thoái vị, vì ngôi vị giáo hoàng không phải là cha truyền con nối. Điều 332-2 giáo luật do Đức Gioan-Phaolô ÌI ban hành năm 1980 nói đến sự từ nhiệm (renonciation) : ‘‘Nếu đức giáo hoàng từ chối chức vụ, sự từ nhiệm phải được quyết định hoàn toàn tự do và cũng không có vấn đề một ai khác chấp nhận.’’ Trong bài này, chúng tôi tạm dùng chữ ‘‘từ nhiệm’’.

Trong diễn văn đọc trước hội nghị hồng y, Đức Bênêdictô XVI nói đến việc hành sử trọng trách giáo hoàng với sự khổ đau hàng ngày. Ngài cảm thấy sức lực mòn mỏi không cho phép tiếp tục công việc được nữa.

Ta cũng cần lưu ý một lý do khác nữa là nhiệm vụ chuyển tiếp (transition). Thời kỳ chuyển tiếp thường chỉ là ngắn hạn, đủ để thực hiện một số công việc tối cần trước khi nhường ngôi cho một vị khác. Thiết tưởng đó là hai lý do cần và đủ cho sự từ nhiệm của ngài.

Với việc từ nhiệm này, ngài viết thêm một aggiornamento, cập nhật hóa theo kịp thời đại, tạo tiền lệ cho các vị kế nhiệm noi theo : chỉ phục vụ Giáo hội khi còn sức, cũng đừng nuối tiếc chức quyền.

‘‘Xưa nay xuất xử thường hai lối’’ (thơ Nguyễn Công Trứ). Trong trường hợp Đức Bênêdictô XVI, xuất là từ nhiệm, lui về ẩn dật. Ở nước ta, sau khi từ chức, Đức TGM Ngô Quang Kiệt sống ẩn dật tại đan viện Châu Sơn ở Nho Quan :

Chẳng lợi danh lại hóa hay,
Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy.

Khi nghe tin Đức Bênêdictô XVI từ chức, Đức TGM Ngô Quang Kiệt lên tiếng như sau : ‘‘Thật bất ngờ! Chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI. Xin Chúa gìn giữ cho Ngài.’’

Thứ tư 13/02, Đức Bênêdictô XVI đã cử hành lễ Tro tại Vương cung Thánh đường Sainte-Sabine trên đồi Aventin : vanitas vanitatum omnia vanitas (tất cả chỉ là phù du mà thôi ; công danh trần thế có ngần ấy thôi). Ngài sẽ cấm phòng đến 23/02. Sau ngày 28/02, Đức Bênêdictô XVI lui về sống ẩn dật trong một đan viện ở Vatican, mở đầu thời kỳ trống ngôi (sede vacante).

RFI : Sau cùng, xin giáo sư cho biết trước việc Đức Bênêdictô XVI từ nhiệm, tương lai của Giáo hội sẽ đi về đâu ?

GS Lê Đình Thông : Trong diễn văn từ nhiệm, Đức Bênêdictô XVI nói đến ‘‘việc lèo lái con thuyền của thánh Phêrô để loan báo Tin Mừng’’. Con thuyến đó vẫn giong buồng ra khơi : duc in altum (Lc 5,4), bất kể nghịch cảnh.

Đức Bênêdictô là vị giáo chủ cởi mở và đối thoại. Theo gương ngài, vị kế nhiệm cũng sẽ là một nhân vật cởi mở và đối thoại.

Nhà thần học Ratzinger (tên thật của Đức Bênêdictô XVI) coi chủ nghĩa mát xít là sự lệch lạc của đức tin công giáo, vay mượn đức cậy nhưng lại loại bỏ Thiên Chúa, thay bằng độc tài đảng trị. Các cấp đảng ủy mọc rễ vào quyền hành.

‘‘Của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa’’ (et quae sunt Dei Deo) (Mt 22,21). Thiết tưởng cũng cần nói rõ Đức Bênêdictô XVI không phải là nhân vật bảo thủ. Tôi xin đơn cử vài trường hợp chứng minh nhận xét này:

- Năm 1968, ngài ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu cải cách Thánh bộ Đức tin (Saint- Office).
- Năm 1970, ngài có trong số 9 nhà thần học người Đức ký tên vào giác thư (mémorandum) nói lên tình trạng đáng quan ngại (situation alarmante) của Giáo hội.
- Năm 1972, ngài cùng với các nhà thần học Urs von Balthasar, Henri de Lubac, Jean Daniélou ra báo Communio (Hiệp thông) có khuynh hướng tự do.

Vì vậy, ngài được coi là nhà cải cách. Việc cho ngài là bảo thủ có phần thiếu sót. Chẳng qua là ‘‘Gặp thời thế thế thời phải thế’’ mà thôi !

Từ 15 đến 20/03 sắp tới, mật nghị gồm 117 vị hồng y, trong số có ĐHY Phạm Minh Mẫn, sẽ họp tại nguyện đường Sixtine. Theo tông hiến Universi Dominici gregis, mật nghị nhóm họp 15 ngày sau khi trống ngôi giáo hoàng. Sau vòng bầu thứ I gồm 13 lần bỏ phiếu mà vẫn chưa có kết quả, các hồng y tạm ngưng họp một ngày để suy nghĩ. Sau 34 cuộc bỏ phiếu, các vị hồng y sẽ chọn giữa hai vị có nhiều phiếu nhất. Theo dự kiến, trước ngày 31/03 (lễ Phục sinh), ĐHY Jean-Louis Tauran (Pháp) sẽ lên bao lơn đền thánh Phêrô loan báo tên vị giáo hoàng mới, mở đầu mùa xuân mới của Giáo hội.

12/6/12

Đức : Đảng CDU đặt rất nhiều kỳ vọng vào bà Merkel

 

Bà Angela Merkel tại Đại hội đảng CDU tại Hanover, ngày 05/12/2012.

Bà Angela Merkel tại Đại hội đảng CDU tại Hanover, ngày 05/12/2012.

REUTERS/Kai Pfaffenbach

Mai Vân

Ngày 04/12/2012 vừa qua, đương kim Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã được đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) tín nhiệm trở lại vào chức Chủ tịch Hannover với số phiếu bầu lên đến gần 98%. Vào lúc đảng CDU tại Đức liên tiếp gặp khó khăn trong những cuộc bầu cử địa phương, câu hỏi đặt ra là vì sao bà Merkel lại được nội bộ tín nhiệm như vậy.

11/30/12

Hộ chiếu bá quyền Trung Quốc : Quả pháo khai chiến của Tập Cận Bình

Dân biểu Philippines Walden Bello (trái) tham gia hoạt động biểu tình phản đối hộ chiếu mới có hình lưỡi bò trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati, Manila ngày 29/11/2012.
Dân biểu Philippines Walden Bello (trái) tham gia hoạt động biểu tình phản đối hộ chiếu mới có hình lưỡi bò trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Makati, Manila ngày 29/11/2012.
REUTERS/Romeo Ranoco
Tú Anh
Hộ chiếu mới của Trung Quốc với 10 triệu bản, được lưu hành từ tháng 5/2012 nhưng tính chất « bá quyền » mới được truyền thông quốc tế phát hiện vào ngày 22/11/2012. Hầu hết vùng biển Đông Nam Á nằm trong bản đồ « lưỡi bò », hai bang của Ấn Độ và danh lam thắng cảnh của Đài Loan cũng thuộc về Trung Quốc. Phản ứng mạnh của quốc tế đặt Bắc Kinh vào thế cô lập.

11/19/12

Đức nghi ngờ quyết tâm cải tổ kinh tế của chính phủ Pháp

Thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Pháp Jean-Marc Ayrault tại Berlin ngày 15/11/2012

Thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Pháp Jean-Marc Ayrault tại Berlin ngày 15/11/2012

REUTERS/Thomas Peter

Thanh Hà

Ngày 15/11/2012 thủ tướng Jean Marc Ayrault đến Berlin để trấn an dư luận Đức về tình hình kinh tế Pháp. Một báo cáo của các chuyên gia Đức lo ngại "Pháp trở thành gánh nặng của khối euro". Quan hệ giữa Paris và Berlin thêm căng thẳng. RFI phỏng vấn tiến sĩ Âu Dương Thệ từ Dortmund về những lo ngại của Đức trước sự yếu kém của nền kinh tế số 2 trong khối euro.

TS Âu Dương Thệ -Dortmund

18/11/2012

Nghe (11:34)

RFI : Đầu tháng 11/2012 một báo cáo của các chuyên gia Đức đặc biệt quan ngại về tình hình kinh tế yếu kém của Pháp. Xin ông trở lại với báo cáo trên và uy tín của văn bản này.

3/22/12

Một giải pháp cho Việt Nam - Phỏng vấn Giáo sư Vũ Quốc Thúc

Thứ Tư, 21 tháng 3 2012

Giáo sư Vũ Quốc Thúc, cựu Khoa Trưởng Trường Luật Sài Gòn, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Việt nam Cộng hòa, cựu Giáo sư Đại Học Paris XII, là người từng nắm nhiều chức vụ quan trọng trong nền Đệ nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa của miền Nam Việt Nam trước đây. Nay đã ngoài 90, nhiều người coi ông như một chứng nhân của lịch sử, người đã theo sát những thăng trầm của đất nước trong một giai đoạn kéo dài trên nửa thế kỷ. Trong Câu Chuyện Việt Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này, Giáo sư Vũ Quốc Thúc chia sẻ những ưu tư của ông về hiện tình đất nước, và nguyện vọng của ông muốn đất nước duy trì độc lập và quyền tự quyết.

Hoài Hương - VOA

Giáo Sư Vũ Quốc Thúc

2/1/12

Kinh tế Đức vẫn vững chắc trong bối cảnh khủng hoảng euro

 

Một nhà máy chế tạo sản phẩm kỹ nghệ nhẹ tại Berlin (AFP)

Một nhà máy chế tạo sản phẩm kỹ nghệ nhẹ tại Berlin (AFP)

Âu Dương Thệ

Mặc dù cũng bị tác động bởi khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng euro, kinh tế Đức hiện giờ vẫn đứng vững, nhờ nước này có ngành xuất khẩu rất mạnh và nhờ đã thi hành những cải tổ sâu rộng về lao động và trợ cấp xã hội, với kết quả là tỷ lệ thất nghiệp giảm. Từ Dortmund, Đức, tiến sĩ Âu Dương Thệ phân tích.

1/14/12

Ngải Vị Vị : 81 ngày bị giam, 50 lần bị thẩm vấn

 

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trước một tác phẩm sắp đặt của mình (DR)

Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trước một tác phẩm sắp đặt của mình (DR)

Tuấn Thảo

Vào năm 54 tuổi, ông Ngải Vị Vị được làng báo quốc tế bình chọn làm Nghệ sĩ quan trọng nhất trong năm 2011. Báo chí Anh Mỹ cũng như các cơ quan truyền thông châu Âu quan tâm đến Ngải Vị Vị chủ yếu vì ông có thái độ bất khuất, không phục tùng trước các biện pháp trấn áp, hù dọa tinh thần của chính quyền Trung Quốc.

ARTIST of the YEAR 2012 ® TUAN THAO
(14:10)

12/15/11

Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris đón Giáng Sinh

 

DR

Trọng Thành

Ngày lễ Giáng Sinh và Noel đang tới gần. Rất nhiều nơi trên trái đất, ngày lễ hội này được chào đón một cách vui vẻ và trọng thể. Từ một nghi lễ đặc biệt trong đạo Thiên chúa và một phong tục của Châu Âu, dịp Noel – Giáng sinh đã trở thành ngày hội của đại chúng. Tuy nhiên, hương vị Giáng sinh – Noel vẫn rất riêng biệt tùy theo từng nơi, và đặc biệt là những người Công giáo đón dịp lễ này rất khác.

Cha Mai Đức Vinh, GS Lê Đình Thông và ông Giang Minh Đức (Paris)

14/12/2011

Cha Mai Đức Vinh, GS Lê Đình Thông và ông Giang Minh Đức (Paris)
(18:14)

Cộng đồng Công giáo gốc Việt tại vùng Paris đón Giáng sinh như thế nào ? Trong tạp chí Cộng đồng của RFI tuần này, chúng tôi xin đưa tới quý vị thính giả  những tiếng nói từ Giáo Xứ Việt Nam Paris. Tạp chí hôm nay có sự tham gia của linh mục chánh xứ Giuse Mai Đức Vinh, giáo sư Lê Đình Thông - phụ trách Hội đồng mục vụ và ông Giang Minh Đức - ủy viên văn hóa của giáo xứ.

WTO : Đũa thần của phép mầu kinh tế Trung Quốc

Tạp Chí Kinh Tế - Ngày 13/12/2011
(18:04)

Một công nhân Trung Quốc tại một cơ xưởng lắp ráp ở tỉnh Hồ Bắc. Ảnh chụp ngày 20/06/ 2011.

Một công nhân Trung Quốc tại một cơ xưởng lắp ráp ở tỉnh Hồ Bắc. Ảnh chụp ngày 20/06/ 2011.

REUTERS/David Gray

Thanh Hà

2001-2011 là chặng đường 10 năm để Trung Quốc trở thành một thành viên có trọng lượng của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và là chủ nợ lớn nhất của các nền kinh tế công nghiệp phát triển nhờ 3.200 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ. Với WTO, hàng Trung Quốc tràn ngập thế giới nhưng Bắc Kinh vẫn bảo vệ chặt chẽ thị trường rộng lớn của mình trước cạnh tranh của các nước phát triển phương Tây. Phân tích của chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt.

11/29/11

Lo ngại của ngành tài chính, ngân hàng Trung Quốc

 

REUTERS/Petar Kujundzic

Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà

Hai báo cáo của IMF về tình trạng ngân hàng và tương lai kinh tế của Trung Quốc không mấy sáng sủa. Nợ xấu của ngân hàng, đe dọa vỡ bong bóng địa ốc ngày càng đè nặng lên nền kinh tế thứ nhì trên thế giới.