Showing posts with label 30.04. Show all posts
Showing posts with label 30.04. Show all posts

5/3/15

Chỗ đứng của Đảng CS phải là vành móng ngựa

BUI-TIN.

Về ngày 30/4:

 

Chiến cuộc hơn 30 năm trên đất nước Việt Nam đã được nhận định, tranh luận, mổ xẻ trong một thời gian dài, đến nay những ý kiến trái ngược nhau vẫn còn tồn tại dai dẳng.

Một bên cho đó là “sự nghiệp chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc VN”, một dân tộc anh hùng đã đánh bại phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thuộc ba lục địa Á, Âu, Mỹ, đánh bại hoàn toàn «ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, tay sai đế quốc Mỹ», thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên «xã hội chủ nghĩa cho cả nước». Công đầu thuộc về «Đảng CSVN quang vinh». Do đó ngày 30/4/1975 là ngày «lịch sử oai hùng» của dân tộc. Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày «chiến thắng vẻ vang» đó, Bộ Chính trị đảng CS quyết định tổ chức kỷ niệm long trọng trong cả nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…có mit-tinh, duyệt binh, bắn pháo hoa, mở hội liên hoan quần chúng.

4/25/15

CÀNG HUÊNH HOANG BỐC PHÉT VỀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN, CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ

Tô Hải

23-04-2015

Kể từ ngày đi vào con đường bờ-lốc-bờ-liếc, mỗi năm cứ gần đến cái ngày 30 tháng 4, mình đều có bài bộc lộ nỗi buồn, nỗi đau, kể cả sự tức cười của mình về những “chiến thắng như chẻ tre”, “những cuộc tiến đánh, “chiếm lĩnh nơi này, căn cứ nọ của… “Mỹ-Ngụy”, những cuộc “tiến công thần tốc, thần tốc nữa” vô tận hang ổ cuối cùng của “ngụy quân, ngụy quyền”, cứ y… như là có thật vậy!

Không buồn cười sao được khi thấy mấy chú tuyên láo ra lệnh “tán rộng”, “hư cấu” về những chiến thắng chẳng đánh mà thắng, của “quân ta”, đặc biệt là sau sự “bỏ cuộc chơi của một bên” khi phía quân lực VNCH đã buông súng sau… Buôn Mê Thuột thì… Đà nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết… có ma nào bắn lại đâu mà cứ vống lên là quân ta “anh dũng tiến thần tốc, đánh thắng nơi này, nơi khác”!

Các tướng cộng sản đánh chiếm Ninh Thuận như trò... rước sư tử

Các tướng cộng sản đánh chiếm Ninh Thuận như trò… rước sư tử

4/21/15

Nẩy mầm trong Tự do

Hồ Phú Bông - Thời gian đã đằng đẳng 40 năm chứ ít ỏi gì và dân số đang là 80 - 85 triệu liệu vẫn cam tâm cúi đầu? Khi người dân cúi đầu thì gông cùm kiềm kẹp tăng thêm. Nhưng khi ngẩng đầu, như 90.000 công nhân Pou Yuen vừa rồi, thì chế độ sợ hãi. Sợ hãi nên vội vàng chấp nhận yêu sách! Một chế độ nhìn đâu cũng thấy kẻ thù là dấu hiệu rõ nhất của sợ hãi cao độ! Vấn đề còn lại là người bị trị biết đoàn kết và ngẩng cao đầu!...

4/15/15

Ngày 30/04 qua cái nhìn của thế hệ sau 75

Thanh Phương

Vài ngày nữa là đúng kỷ niệm 40 năm ngày 30/04/1975, mà đối với chính quyền Hà Nội vẫn là ngày "chiến thắng đế quốc Mỹ", "giải phóng miền Nam", nhưng đối với cộng đồng người Việt di tản và một bộ phận người dân ở miền Nam, đó là ngày "quốc hận", hay ngày "mất nước".

Riêng đối với thế hệ sinh sau năm 1975 ở trong nước, tức là thế hệ hoàn toàn không biết mùi chiến tranh, tất cả, từ Nam đến Bắc, đều học dưới mái trường " xã hội chủ nghĩa", nên đều được dạy về cái gọi gọi là " đại thắng mùa xuân". Trên báo chí, trên hệ thống phát thanh truyền hình, những ngày kỷ niệm 30/04, họ chỉ được đọc, nghe và xem về những chiến công lẫy lừng của "đỉnh cao trí tuệ loài ngườỉ".

Con tàu Việt Nam Thương tín

 

image

Con tàu Việt Nam Thương tín là một con tàu vận tải hàng hải được biết đến vì chuyến hải hành vượt biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài Gòn - Việt Nam sang đến Guam, chở hơn 650 người Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới chính thể mới của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Lịch sử con tàu

Tàu Việt Nam Thương tín được đóng năm 1956 do xưởng đóng tàu của Ý hạ thủy với tên Pietro Canale trọng tải 6.505 tấn. Năm 1962 hãng Nouvelle Compagnie Havraise Peninsulaire của Pháp mua lại và đổi tên tàu thành Ville de Diego-Suarez 2. Được ba năm thì tàu sang tên cho Panama, đặt là Sonia. Năm 1968 hãng Việt Nam Hàng hải Thương thuyền của Việt Nam Cộng hoà mua lại dùng làm tàu vận tải và lấy tên Việt Nam Thương tín I.

Các sự kiện liên quan đến tàu VNTT kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975

Mật vụ chở vàng

Khi Sài Gòn thất thủ con tàu nằm ở bến Bạch Đằng với mật vụ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh giao cho để dùng chở số vàng dự trữ ở Ngân hàng Quốc gia Việt Nam rời Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng là Lê Quang Uyển không chấp thuận nên con tàu rời bến chỉ chở người chạy loạn với khoảng hơn 650 người tìm đường ra biển.

Trúng pháo

Khi tàu qua khu rừng Sát trên sông Lòng Tảo gần 12 giờ trưa thì bị trúng 3 trái pháo. Nhà văn Chu Tử và một cháu bé không may bị tử thương phải thủy táng ở cửa sông. Ba ngày sau con tàu lết vào vịnh Subic - Philippines, được sửa chữa và chỉ lối đến Guam.

Tới Guam

Tháng Chín, 1975 tàu cặp bến Apra, đảo Guam lãnh thổ của Mỹ. Trong khi đó ở đảo có khoảng 1600 người tuy đã rời Việt Nam nhưng nay nhất quyết trở về Việt Nam. Ngoài ra có khoảng 100 người khác sang đến Bắc Mỹ cũng xin hồi hương. Chính phủ Mỹ cho họ tự quyết định và chuyển họ về Guam. Ngày 16 tháng 10, tàu Việt Nam Thương tín rời Guam, trực chỉ Việt Nam với 1546 người tự nguyện hồi hương trong số đó có nhạc sĩ Trường Sa. Chỉ huy con tàu là hải quân trung tá Trần Đình Trụ.

4/14/15

Chuyến bay di tản bằng trực thăng của phi công Hoàng Trọng Nghĩa

image

March 11, 2015

Thấm thoát đã 40 năm kể từ “ngày này tháng ấy”...

30 Tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Đó cũng chính là ngày mà lịch sử thế giới ghi nhận là “cuộc di tản vĩ đại của dân tộc Việt Nam” và chưa bao giờ phai nhòa trong tâm trí người đi cũng như người ở lại. Những chứng nhân của cuộc ra đi đó có người đã vĩnh viễn nằm xuống. Có những đứa bé giờ đã trở thành người thành đạt trên xứ người. Và cũng có người chọn giữ cho riêng mình một quá khứ oai hùng trong suốt 40 năm. Giờ đây, họ bằng lòng kể lại với lời nhắn gửi “chúng tôi là đại bàng đã xếp cánh, xin nhường bầu trời lại cho thế hệ trẻ hôm nay.”

4/11/15

Cuộc chiến ‘biệt vô tăm tích’

Bùi Tín - 09.04.2015

Viện Bảo tàng Phòng không-Không quân tại Hà Nội.

Viện Bảo tàng Phòng không-Không quân tại Hà Nội

Cuộc nội chiến Nam - Bắc ở Việt Nam đã chấm dứt được mấy mươi năm, biết bao tài liệu sách báo, hồi ký đã được viết ra, biết bao tư liệu tuyệt mật của các bên đã được công bố, nhiều cánh cửa đã được mở ra để nhìn rõ bản chất, nguyên nhân, diễn biến, các góc cạnh của cuộc chiến.

Bên thắng cuộc

Nguyễn Ngọc Ngạn

Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?

4/1/15

CHÙM NHO UẤT HẬN

Lê Đình Thông

clip_image002

Thời nào cũng vậy, nước mất nhà tan quy vào một chữ ‘‘hận’’. Hận vì lòng dân oán than, ông Trời cũng nghe theo : vox Dei. Bốn chục năm về trước, tháng tư bắt đầu bằng nhiều ưu tư, xao xuyến ; kết thúc bằng ngày 30. Lòng dân ba chìm bảy nổi dấy lên cái tên Quốc Hận :

5/1/14

30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'

Thiện Ý

29.04.2014

C1C2EDBB-3195-4F47-9583-DE768CB29187_w640_r1_s_cx0_cy3_cw0Ðúng 39 năm trước đây (1975-2014), ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng giai đoạn 2 tại Việt Nam đã chấm dứt sau 21 năm diễn biến khốc liệt (1954-1975).
Sau cuộc chiến, đã có nhiều cách lý giải và đánh giá về sự kết thúc chiến tranh Việt Nam một cách không bình thường. Riêng chúng tôi, nhân ngày 30 tháng 4  lần thứ 39 hôm nay, chỉ xin nhắc lại một cách đánh giá tổng quát đã được đưa ra chỉ vài năm sau cuộc chiến chấm dứt (1), để quý độc giả cảm nghiệm xem có đúng với những gì đã và đang xây ra trên thực tế hay không. Ðó là ý nghĩa lịch sử về Ngày 30-4-1975: “Quốc gia thua để thắng, Cộng sản thắng để thua”. Vì sao?

4/29/14

11 NĂM TRƯỚC ĐÓ!

Thi Phương HNN

clip_image002

clip_image004

Thời gian bình thản trôi qua, và cũng như mọi năm, năm nay tháng tư đến và ngày 30-4 đến, cộng đồng người Việt tha hương bước vào lễ kỷ niệm thứ 39 ngày nước mất nhà tan. Sự hoài niệm khác nhau theo từng lứa tuổi và từng hoàn cảnh. Tâm tư của những người di tản được ngay trong ngày hôm đó hẳn phải khác tâm tư của những người mắc kẹt ở lại - những người hoặc phải bị lừa và lùa vào những trại tập trung “học tập cải tạo” hay vất vả, khốn đốn trong nhà tù rộng lớn hơn bên ngoài xã hội đề sống sót, tồn tại. Và đương nhiên, người trẻ phải khác già, thậm chí già cũng khác nhau ở từng thế hệ. Những người năm mươi đương nhiên chẳng thể là nhân chứng lịch sử. Những người xấp xỉ sáu mươi có thể thấy được tình hình trong những năm 70. Những người trên dưới bảy mươi có thể thấy hết cả những năm sáu mươi. Và đương nhiên những người tám mươi có thể thấy toàn diện cả cuộc chiến. Cho nên, ở mỗi người, mối ám ảnh của quá khứ khác nhau.

RAY RỨT CHUYỆN 50 NĂM TRƯỚC

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image001

clip_image003

Hàng năm, mỗi khi tháng tư đến, ngày 30-4 lại trở về trong trí nhớ của chúng ta với một câu hỏi ray rứt: Tại sao tấn kịch nước mất nhà tan bi thảm đó lại xảy ra?

Những người Việt, ở trong nước hay đang ở nước ngoài, dưới tuổi 60, tức là chỉ khoảng 20 tuổi vào ngày 30-4-1975 đó, hầu như chắc chắn cảm thấy rất mơ hồ về những gì đã xảy ra. Trong lớp tuổi đông đảo đang sống ở Mỹ, ở Pháp, hay ở bất cứ nơi nào có người Việt tha hương, chẳng biết còn bao nhiêu người đang mang nặng nỗi ưu tư này?

Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2014 / Nam California

 

Tương Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ chiều ngày 26 tháng 4 năm 2014

Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam.

Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẫn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

4/24/14

BẢN TÌNH CA CỦA MỘT NGƯỜI TỊ NẠN

TỰ TRUYỆN NGUYỄN VĂN LUẬN

mime-attachment

Hai năm sau ngày đất nước chia đôi, từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do.

Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc:

"...sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường...

hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây ...!"

4/10/14

Vợ Lính

Tác Giả: Nguyễn Thị Thêm

vo linh

Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất “dung gian” cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy. Tôi thì phớt tỉnh Ăng lê, tới giờ dạy, hết giờ về không chuyện trò tào lao với người khác phái. Cái nhược của tôi bây giờ tôi mới biết là ở chỗ này. Thế là cứ tới giờ tôi đang dạy thì “hắn” lại sai học trò sang mượn khăn lau bảng, mà dạy toán thì lau bảng thường xuyên. Lại qua mượn phấn, hết phấn thường xuyên. Hết giờ lại tới chào và xin lỗi. Ngày khác lỗi vẫn hoàn lỗi, lại mượn phấn, mượn khăn.
Từ đó tôi ghét “hắn”. Mấy đứa học trò cũng biết tôi không thích “hắn”. Thế là tôi bảo học trò để sẵn một mớ phấn trong cái hộp và một cái khăn lau bảng. Học trò “hắn” qua mượn, tôi đưa luôn hộp và nói hãy giữ lấy tôi tặng luôn, khỏi trả. “Hắn” tìm tôi xin lỗi và xin chở tôi về sau giờ dạy. Tôi từ chối, mặt lạnh như tiền đi thẳng. Buổi chiều, “hắn” tìm tới nhà để xin lỗi. Hôm sau không giờ dạy, “hắn” lại tới nhà mượn sách và ngồi lì nói chuyện không đâu ra đâu. Cứ hễ có dịp là “hắn” tới nhà tôi ngồi đồng, “hắn” nói đủ thứ chuyện bằng âm hưởng miền Trung nặng trình trịch. Một thời gian sau, tôi nghe miết rồi quen cái giọng khó nghe. Không tới trả sách thì lại thấy thiếu vắng một cái gì không phải là sách. Cái chiến thuật “mưa lâu thấm đất”, “Nói hay không bằng ngồi dai” đã khiến tôi phải lên xe hoa về nhà “hắn” và làm vợ “hắn” cho tới bây giờ.

5/2/13

Thơ 30.04

Nghiệp quỷ đỏ
Thắng cuộc vênh vang cũng tạm thời,
Đảng mang nghiệp ác rải tơi bời.
Đất hoang ngập máu anh hùng đổ,
Sông cạn bày xương chiến sĩ phơi.
Mộ hủy cố nhân buồn phận nước,
Nhà tan cô phụ khóc đời người.
Giết dân cướp của mai này chết,
Địa ngục dầu sôi thoải mái bơi.
Trần Bá Lộc

******
Thế Hay Thời

Sa cơ thất trận: thế hay thời ?
Vận nước bao năm vẫn rối bời.
Dòng máu căm hờn, sông vẫn chảy,
Đống xương uất hận, núi còn phơi .
Quê hương khốn khổ: đùn cho số,
Đất nước điêu linh: đổ tại người.
Chẳng biết khi nao về chốn cũ,
Trên dòng hạnh phúc thảnh thơi bơi ?
Trần Văn Lương






4/12/13

ĐÁ NÁT VÀNG PHAI

Thẹn mình đá nát vàng phai (Kiều)

kim thanh

Giữa năm 1976, từ trại Long Giao, Nguyễn bị đưa ra Bắc, cùng với các thành phần "ác ôn, có nợ máu" gồm An Ninh, Tình Báo, Chiến Tranh Chính Trị, Bộ Binh, Cảnh Sát, Tuyên Úy –toàn thứ dữ dằn dưới mắt Việt Cộng. Gần ba ngàn người bị xếp như cá hộp dưới hai khoang hầm tàu chở than, nguyên là của Việt Nam Thương Tín được cải danh Sông Hương. Ai ở đâu là chết dí chỗ đấy, tiểu tiện phải bước qua những thân người nằm rũ liệt, nghe chửi thề inh ỏi khi lỡ đạp lên bụng một ông khó tính, mới đến được cái thùng gỗ nhỏ đặt ở cầu thang. Nước uống và lương khô được thòng dây xuống, y như cảnh trong một phim buôn bán nô lệ đã xem đâu rồi. Hai ngày sau cập bến Hải Phòng. Xe lửa và molotova bít bùng dàn chào sẵn để rước về các vùng biên giới, như Yên Bái, Lao Kay... Bạn bè lạc nhau từ đây. Nguyễn đi Hoàng Liên Sơn. Cửa toa đóng kín, khiến hai ông trung tá chết ngộp, xác vứt bên đường. Ngồi xe hơi thì bị trẻ con ném đá, và những bà già Bắc kỳ tốc váy chửi rủa tục tằn, với sự đồng lõa của bọn cán bộ.