Nhiều tiến sỉ "trứng gà" quá, cho nên tới nay vẫn chưa tìm ra nguyên do cá chết ở bờ biển VN !!!
HÀ NỘI (NV) - Giống như gà đẻ mỗi ngày một trứng, học viện Khoa Học Xã Hội ở Hà Nội cho ra lò mỗi ngày một tiến sĩ thuộc các ngành khác nhau đang làm dư luận nghi ngờ về phẩm chất tấm bằng.
Tần suất cho ra lò tiến sĩ tại học viện Khoa Học Xã Hội rất lớn. (Hình: GDVN)
Theo tờ Giáo Dục Việt Nam (GDVN), chỉ riêng hai năm 2015-2016, trường nói trên “có chỉ tiêu cho ra lò 700 tiến sĩ; thông tin bung ra, lãnh đạo nhà trường tìm mọi cách trốn tránh, loanh quanh.”
Theo tờ GDVN, dư luận xã hội, thậm chí cả những nhà sư phạm mấy ngày qua đều tỏ ra bất ngờ với “năng suất” cho ra lò nhiều tiến sĩ tại học viện Khoa Học Xã Hội (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam).
Tờ GDVN nói có những người tự tính toán cơ học từ chính nguồn là trang web của học viện thì thấy rằng, tính trung bình “năng suất” năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút sẽ có 1 tiến sĩ được bảo vệ thành công. Cũng với thống kê chưa chính thức khác, năm 2016, kể từ đầu năm đến đầu tháng 4, học viện đã tổ chức bảo vệ thành công cho 58 tiến sĩ, năng suất 1 ngày 1 giờ 15 phút/tiến sĩ.
Với những gì đã diễn ra trong năm 2015, từ 1 tháng 1, 2015 đến 31 tháng 12, 2015, học viện Khoa Học Xã Hội cho “ra lò” 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 1 ngày 3 giờ 55 phút cho ra lò 1 tiến sĩ.
Được biết, trên trang thông tin của học viện có dữ liệu: Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ 2016 tại cơ sở này là 350. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 cũng là 350. Như vậy hai năm là 700 tiến sĩ. “Với chỉ tiêu này, vài năm sau (nếu tính rơi rụng 50 nghiên cứu sinh) ước chừng sẽ ra lò 300 tiến sĩ một năm, tức sẽ rất nhanh chóng vượt đích cho ra lò dưới 1 ngày làm việc một tiến sĩ,” nguồn tin nói.
Nếu người bảo vệ luận án tiến sĩ có công trình nghiên cứu có giá trị là vấn đề khác, tờ GDVN dẫn ra một số luận án tiến sĩ được loan báo “bảo vệ thành công” như “đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch UBND xã”; “Lời cầu khiến trong tiếng Anh (so với tiếng Việt-Bình diện lịch sự)”; hay như “Câu bị động tiếng Anh và các phương thức dịch sang tiếng Việt”; “Thần thoại về mặt trời ở Việt Nam”; “Hành vi nịnh trong tiếng Việt...”
Tờ GDVN nói chứng kiến hiện tượng này, có người bình luận: “Nhìn chung sự thích có cái danh, cái uy lấn át cái thực tiễn cống hiến hay phụng sự cộng đồng. Việc bảo vệ luận án hầu như đều có chữ:... đã thành công ,chưa thấy ai bảo vệ không thành công.”
Phóng viên báo GDVN đã xin gặp để phỏng vấn nhiều cấp chỉ huy của học viện Khoa Học Xã Hội đều bị tránh né.
Học viện Khoa Học Xã Hội được thành lập năm 2010 trên cơ sở tổ chức lại 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam (VASS) trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Từ đó đến nay, học viện đã cho ra lò 784 tiến sĩ, số lượng những người làm công tác nghiên cứu trong viện hàn lâm chỉ chiếm khoảng 10%. (TN)
No comments:
Post a Comment