*Xin chân thành cảm ơn anh Chung Thế Hùng, nhà thiết kế đồ hình trên mạng, chuyên ngành Architectural and Interior Design (Thiết kế Kiến trúc-nội thất) kiêm nhiệm ngành Museum Exhibit Design (Thiết kế về triển lãm bảo tàng, từ năm 1991).
Sau những hình ảnh “photo cuối tuần” đều đặn mỗi tuần, nay anh có nhã hứng xây dựng lại hình ảnh thân thương, đầy ắp những kỷ niệm của thời thanh xuân dưới mái ấm tình thân ở Viện Đại Học Đà Lạt để chia sẻ cùng các bạn đồng môn.
Cám ơn Hùng nhiều lắm! (TL Kim)
MÔ HÌNH Viện Đại Học Đà Lạt
Khi thực hiện các mô hình kiến trúc bên Canada, tôi thường mong một lúc nào đó sẽ làm một mô hình Viện Đại Học Đà Lạt. Từ đó tôi thu thập bài viết, nghiên cứu, sưu tầm các dữ liệu, hình ảnh…Lúc đầu, với ý định làm mô hình toàn Viện để dễ hồi tưởng lại thời sinh viên qua từng nơi từng chỗ, nhưng vì phải theo tỷ lệ của mô hình, nên kích thước mỗi giảng đường rất nhỏ. Nếu chọn một toà nhà cụ thể có đầy đủ chi tiết để làm sẽ tốt hơn.
Năng Tĩnh, Hoà Lạc, Thư Viện, Trung Tâm Sinh Viên cùng các giảng đường Spellman, Hội Hữu, Thụ Nhân, Thượng Hiền… tòa nhà nào cũng mang đầy kỷ niệm. Gần phía cổng chánh có 3 tòa nhà khá lớn tương đối giống nhau là Đôn Hoá, Tri Nhất và Minh Thành với nét đặc trưng kiến trúc Âu châu mà bất cứ một sinh viên nào cũng có thể nhận ra hình ảnh ngôi trường mến yêu ngày xưa - Tôi chọn Minh Thành với chiếc cầu màu đỏ xinh xinh bắt qua con suối nhỏ.
Khó khăn lớn nhất là không có bản vẽ kiến trúc, kích thước, chi tiết kỹ thuật… dầu có hình ảnh, nhưng không giúp được gì hơn. Tôi cần số đo chính xác như trong các bản vẽ xây dựng, chi tiết đến millimetre. Tôi được một người bạn ở Việt Nam nhận lời giúp. Ít lâu sau bạn gởi cho số đo phỏng đoán. Tôi phải nhờ một sinh viên ở Sài Gòn, trong chuyến du ngoạn ra Đà Lạt giúp, em cũng gặp khó khăn không làm được nhiều.
Tôi không còn cách nào khác hơn là khai thác các đặc điểm của AutoCad và Photoshop để chuyển hình ảnh phẳng qua ba chiều, rồi truy ra số đo tương đối có thể dùng được. Bước kỹ thuật nầy mất khá nhiều thời giờ vì cấu trúc của giảng đường không đơn giản mà có nhiều góc cạnh phức tạp, nhiều chỗ gãy khúc, dốc nghiêng, cung tròn, khuyết… Bốn mặt chánh của GĐ Minh Thành cùng các cạnh phụ đều lần lượt được chuyển vào bản vẽ.
Tiếp theo là bước thực hiện mô hình với hơn 2 tháng làm việc tỷ mỷ, chi tiết rất cao.
Ngoài mô hình giảng đường Minh Thành, tôi cũng dựng lại Cổng Viện Đại Học Đà Lạt, nơi ghi đậm dấu ấn đầy kỷ niệm của quý vị Giáo sư, nhân viên cùng hàng chục ngàn cựu sinh viên hàng ngày bước qua Cổng vào trường làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, học tập, sinh hoạt…
Cổng không làm theo mô hình thu nhỏ, mà được xây dựng nguyên mẫu y như Cổng thật trước 1975. Từ nhiều hình ảnh sưu tầm, tôi vẽ lại Cổng bằng AutoCad, xử dụng các loại vật liệu nhẹ trong ngành triển lãm, mặc dầu nhìn bề ngoài là một khối đá xanh to lớn, nặng nề bất khả xê dịch. Cổng được thiết kế sao cho có thể xếp gọn lại cất vào hộp mang đi trưng bày ở bất cứ nơi nào có các cuộc Họp mặt Sinh viên Đà Lạt.
Tôi ước mong một lúc nào đó, có thể thực hiện được mô hình toàn Viện trên một mặt nền tương đối rộng với đầy đủ các toà nhà của Viện từ Năng Tĩnh, Hoà Lạc, Thư Viện, Câu Lạc Bộ Sinh Viên, các giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, các Cư xá Sinh viên, cùng những đồi thông, bãi cỏ, những lối đi, đường mòn quanh co khắp Viện…
Chung Thế Hùng Canada
Phụ chú: Minh Thành trong sách Trung Dung XXI:
Tự Thành Minh, Vị Chi Tính; (自 誠 明,謂 之 性)
Tự Minh Thành, Vị Chi Giáo. (自 明 誠,謂 之 教)
Thành Tắc Minh Hỷ, (誠 則 明 矣)
Minh Tắc Thành Hỷ。 (明 則 誠 矣).
Dịch nghĩa :
Tự lòng thành sáng tỏ ra gọi là Tính
Tự làm sáng tỏ lòng Thành là Giáo Dục
Có lòng Thành mới sáng tỏ được.
Có sáng tỏ mới giữ được lòng Thành.
Giáo Dục đi từ nhận thức sáng tỏ là Minh, đến lòng Thành, tức là chỗ tột đỉnh của Đạo Đức (Chỉ Nam Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt, niên khoá 1973-1974, trang 13).
Một thí dụ làm mô hình trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Q5RY2KYYI0E
3 Anhänge Vorschau für YouTube-Video "Building The 1/24 Scale Architectural Model" ansehen Building The 1/24 Scale Architectural Model
Sau những hình ảnh “photo cuối tuần” đều đặn mỗi tuần, nay anh có nhã hứng xây dựng lại hình ảnh thân thương, đầy ắp những kỷ niệm của thời thanh xuân dưới mái ấm tình thân ở Viện Đại Học Đà Lạt để chia sẻ cùng các bạn đồng môn.
Cám ơn Hùng nhiều lắm! (TL Kim)
MÔ HÌNH Viện Đại Học Đà Lạt
Khi thực hiện các mô hình kiến trúc bên Canada, tôi thường mong một lúc nào đó sẽ làm một mô hình Viện Đại Học Đà Lạt. Từ đó tôi thu thập bài viết, nghiên cứu, sưu tầm các dữ liệu, hình ảnh…Lúc đầu, với ý định làm mô hình toàn Viện để dễ hồi tưởng lại thời sinh viên qua từng nơi từng chỗ, nhưng vì phải theo tỷ lệ của mô hình, nên kích thước mỗi giảng đường rất nhỏ. Nếu chọn một toà nhà cụ thể có đầy đủ chi tiết để làm sẽ tốt hơn.
Năng Tĩnh, Hoà Lạc, Thư Viện, Trung Tâm Sinh Viên cùng các giảng đường Spellman, Hội Hữu, Thụ Nhân, Thượng Hiền… tòa nhà nào cũng mang đầy kỷ niệm. Gần phía cổng chánh có 3 tòa nhà khá lớn tương đối giống nhau là Đôn Hoá, Tri Nhất và Minh Thành với nét đặc trưng kiến trúc Âu châu mà bất cứ một sinh viên nào cũng có thể nhận ra hình ảnh ngôi trường mến yêu ngày xưa - Tôi chọn Minh Thành với chiếc cầu màu đỏ xinh xinh bắt qua con suối nhỏ.
Khó khăn lớn nhất là không có bản vẽ kiến trúc, kích thước, chi tiết kỹ thuật… dầu có hình ảnh, nhưng không giúp được gì hơn. Tôi cần số đo chính xác như trong các bản vẽ xây dựng, chi tiết đến millimetre. Tôi được một người bạn ở Việt Nam nhận lời giúp. Ít lâu sau bạn gởi cho số đo phỏng đoán. Tôi phải nhờ một sinh viên ở Sài Gòn, trong chuyến du ngoạn ra Đà Lạt giúp, em cũng gặp khó khăn không làm được nhiều.
Tôi không còn cách nào khác hơn là khai thác các đặc điểm của AutoCad và Photoshop để chuyển hình ảnh phẳng qua ba chiều, rồi truy ra số đo tương đối có thể dùng được. Bước kỹ thuật nầy mất khá nhiều thời giờ vì cấu trúc của giảng đường không đơn giản mà có nhiều góc cạnh phức tạp, nhiều chỗ gãy khúc, dốc nghiêng, cung tròn, khuyết… Bốn mặt chánh của GĐ Minh Thành cùng các cạnh phụ đều lần lượt được chuyển vào bản vẽ.
Tiếp theo là bước thực hiện mô hình với hơn 2 tháng làm việc tỷ mỷ, chi tiết rất cao.
Ngoài mô hình giảng đường Minh Thành, tôi cũng dựng lại Cổng Viện Đại Học Đà Lạt, nơi ghi đậm dấu ấn đầy kỷ niệm của quý vị Giáo sư, nhân viên cùng hàng chục ngàn cựu sinh viên hàng ngày bước qua Cổng vào trường làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, học tập, sinh hoạt…
Cổng không làm theo mô hình thu nhỏ, mà được xây dựng nguyên mẫu y như Cổng thật trước 1975. Từ nhiều hình ảnh sưu tầm, tôi vẽ lại Cổng bằng AutoCad, xử dụng các loại vật liệu nhẹ trong ngành triển lãm, mặc dầu nhìn bề ngoài là một khối đá xanh to lớn, nặng nề bất khả xê dịch. Cổng được thiết kế sao cho có thể xếp gọn lại cất vào hộp mang đi trưng bày ở bất cứ nơi nào có các cuộc Họp mặt Sinh viên Đà Lạt.
Tôi ước mong một lúc nào đó, có thể thực hiện được mô hình toàn Viện trên một mặt nền tương đối rộng với đầy đủ các toà nhà của Viện từ Năng Tĩnh, Hoà Lạc, Thư Viện, Câu Lạc Bộ Sinh Viên, các giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm, các Cư xá Sinh viên, cùng những đồi thông, bãi cỏ, những lối đi, đường mòn quanh co khắp Viện…
Chung Thế Hùng Canada
Phụ chú: Minh Thành trong sách Trung Dung XXI:
Tự Thành Minh, Vị Chi Tính; (自 誠 明,謂 之 性)
Tự Minh Thành, Vị Chi Giáo. (自 明 誠,謂 之 教)
Thành Tắc Minh Hỷ, (誠 則 明 矣)
Minh Tắc Thành Hỷ。 (明 則 誠 矣).
Dịch nghĩa :
Tự lòng thành sáng tỏ ra gọi là Tính
Tự làm sáng tỏ lòng Thành là Giáo Dục
Có lòng Thành mới sáng tỏ được.
Có sáng tỏ mới giữ được lòng Thành.
Giáo Dục đi từ nhận thức sáng tỏ là Minh, đến lòng Thành, tức là chỗ tột đỉnh của Đạo Đức (Chỉ Nam Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt, niên khoá 1973-1974, trang 13).
Một thí dụ làm mô hình trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Q5RY2KYYI0E
3 Anhänge Vorschau für YouTube-Video "Building The 1/24 Scale Architectural Model" ansehen Building The 1/24 Scale Architectural Model
No comments:
Post a Comment