Thành phần Uỷ ban Thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc
- Chân dung tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình
- Thành phần Uỷ ban Thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc
- Trung Quốc sắp ra mắt thành phần lãnh đạo cao cấp mới
15.11.2012
Thành phần Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị mới của Trung Quốc
Hôm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố các thành viên trong ban lãnh đạo cấp cao là Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực.
Tập Cận Bình, 59 tuổi: Con trai của một đảng viên kỳ cựu. Được coi là một nhà hành chánh thận trọng và thúc đẩy thỏa hiệp. Nguyên phó chủ tịch nước. Sẽ kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào tháng 3.
Lý Khắc Cường, 57 tuổi: Lên nắm quyền với nguồn gốc khiêm nhường. Tốt nghiệp trường luật. Hiện làm phó thủ tướng. Sẽ thay thế Thủ tướng Oân Gia Bảo vào tháng 3.
Trương Đức Giang, 66 tuổi: Học về kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Hiện làm phó thủ tướng đặc trách năng lượng, viễn thông và giao thông. Đã thay thế ông Bạc Hy Lai trong chức bí thư thành uỷ Trùng Khánh.
Du Chính Thanh, 67 tuổi: Bí thư thành uỷ Thượng Hải. Được coi là một “thái tử đảng.” Có quan hệ mật thiết với cố lãnh tụ cải cách Đặng Tiểu Bình.
Lưu Vân Sơn, 65 tuổi: Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, đã siết chặt kiểm soát truyền thông trong nước. Từng làm phóng viên cho Tân Hoa Xã. Được nhiều người coi là bảo thủ.
Vương Kỳ Sơn, 64 tuổi: Nói tiếng Anh làm đại diện cho Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về kinh tế với Hoa Kỳ. Nguyên đô trưởng Bắc Kinh và đứng đầu Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc.
Trương Cao Lệ, 66 tuổi: Bí thư thành ủy Thiên Tân. Được đào tào làm kinh tế gia. Ủng hộ đầu tư nước ngoài nhiều hơn ở Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, qua việc nắm giữ chức vụ tổng bí thư của Đảng Cộng Sản đương quyền và chức vụ chủ tịch của ủy ban quân sự trung ương đầy quyền lực.
Hôm thứ tư, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người từ lâu đã được dự kiến sẽ lên thay cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong cương vị Tổng bí thư Đảng, đã ra mắt công chúng tại Đại sảnh đường nhân dân ở Bắc Kinh cùng với 6 thành viên khác của đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Trong bài diễn văn truyền hình toàn quốc, ông Tập Cận Bình, là người sẽ lên giữ chức Chủ tịch nước vào tháng 3, nói rằng các nhà lãnh đạo mới đang đối mặt với “những trách nhiệm vô cùng to lớn” nhưng sẽ tận lực làm việc để mang lại cho 1 tỉ 300 triệu người Trung Quốc một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thân phụ của nhà lãnh đạo năm nay 59 tuổi này là ông Tập Trọng Huân, một trong các nguyên lão của đảng Cộng Sản Trung Quốc và từng giữ chức Phó Thủ tướng.
Ông Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo quốc gia có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới này vào một thời điểm có nhiều thách thức lớn, trong đó có vấn đề tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự bất mãn ngày càng tăng của người dân đối với tệ nạn tham nhũng trong chính quyền.
Cùng ra mắt với ông Tập Cận Bình hồi trưa thứ tư là 6 ủy viên khác trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có nhiều quyền lực nhất của Trung Quốc.
6 nhà lãnh đạo này là ông Lý Khắc Cường, người sắp lên nắm chức thủ tướng; ông Trương Đức Giang, một nhà kinh tế từng du học ở Bắc Triều Tiên; ông Lưu Vân Sơn, người đứng đầu công tác tuyên truyền; ông Vương Kỳ Sơn, đương kim Phó Thủ tướng; ông Du Chính Thanh, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, và ông Trương Cao Lệ, Bí thư Thành ủy Thiên Tân.
Giáo sư Scott Kennedy của Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Kinh doanh Trung Quốc của Đại học Indiana cho đài VOA biết rằng ít nhất vài người trong số các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là những người có đầu óc cải cách, tiến bộ, như ông Lý Khắc Cường và ông Vương Kỳ Sơn.
Tuy nhiên những nhà phân tích khác cho rằng đội ngũ mới có quá nhiều thành phần bảo thủ, và điều này cho thấy họ sẽ ngần ngại trong việc tự do hóa chính phủ
No comments:
Post a Comment