1/27/11

Sau 62 Năm, BBC Tiếng Việt Ngưng Làn Sóng Phát Thanh

(01/27/2011) (Xem: 2063)
Sau 62 Năm, BBC Tiếng Việt Ngưng Làn Sóng Phát Thanh
Sau hơn nửa thế kỷ phát sóng truyền thanh tiếng việt vào VN, Đài BBC chương trình Việt ngữ chính thức ngưng phát thanh. Và sẽ chỉ còn trang mạng trên Internet.
Bản tin từ Đài BBC hôm Thứ Tư 26-1-2011 đã viết như sau.
BBC Tiếng Việt sẽ bỏ phát thanh sóng ngắn
BBC Tiếng Việt cùng 12 ban ngôn ngữ khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nga sẽ ngừng phát chương trình trên làn sóng ngắn từ tháng 4 năm nay để tập trung vào truyền thông trên Internet.

1/25/11

Suy nghĩ gì về Đại hội 11 vừa kết thúc?


Vở phường chèo vừa hạ màn thứ nhất!

· Vì đâu Nguyễn Phú Trọng lại có tật giật mình?
· Tại sao được Hồ Cầm Đào ưu ái đặc biệt?
· Tăng cường âm binh và cai tư tưởng, báo chí nuôi ý đồ gì?
Âu Dương Thệ


Mặc dầu đã công phu tính toán chọn ngày „tứ quí“ (11.1.2011) làm ngày mở hội, nhưng cũng đúng vào dịp này Hà nội đã rơi vào cái cực lạnh ít có, nhiều ngày lại có sương mù bao phủ dầy đặc không còn thấy lối đi! Cái lạnh của bên ngoài lại tiếp thêm sự nguội lạnh và vô cảm của những người chủ chốt khiến cho không khí các buổi họp của Đại hội lại càng trở nên lạnh lẽo, hời hợt. Cả tới thiên nhiên cũng còn biết chống lại. Điều này nói lên tín hiệu gì?

1/22/11

NHỚ NHỮNG MÙA XUÂN THANH BÌNH XƯA CŨ

Pensée-đàlạt

Khi ngọn gió đông thổi ập vào thành phố nhỏ cùng với những trận mưa tuyết đổ xuống làm trắng xóa mọi lối đi, ngàn cây nội cỏ, là lúc bà Thùy thấy nhớ quê hương da diết. Bà thì thầm một mình :“Tết sắp đến nơi quê nhà mình rồi !“. Hình ảnh cha mẹ già và các em còn lại ở Việt Nam với cái không khí sắp đến Tết Nguyên Ðán khiến hai vai bà run lên trong nỗi nhớ gia đình ngập tràn trong lòng, nước mắt bà trào ra những giọt nóng, rơi xuống gò má giá lạnh của người đàn bà đã ngoài ngũ tuần. Bà Thùy cảm thấy cô đơn quá trong căn nhà rộng thênh thang này. Chồng bà đang ở chỗ làm, hai con gái đứa đã có gia đình riêng, êm ấm bên chồng con; đứa đi học ở tỉnh xa, lâu lâu mới về thăm. Bạn bè bà vẫn nói với bà bằng giọng so sánh: „ Số của chị an nhàn sung sướng, có mấy ai được như vậy đâu“ . Quả đúng như vậy. Ðã định cư gần 20 năm ở nước ngoài, tuy không giàu có nhưng ổn định vì cả hai vợ chồng bà đều có việc làm đều đặn, con cái đã trưởng thành, học hành tới nơi tới chốn. Bà chẳng còn mơ ước gì khác nữa, nhưng… sao cứ những ngày giáp Tết VN thì bà Thùy lại cứ thấy tim bà như thắt lại, rồi bà ngồi suy tư, nghĩ ngợi nhiều lắm. Bà tự hỏi vì sao dân mình lại sống xa nhà nhiều đến thế, trước kia có mấy ai thích đi xa gia đình, xa những người ruột thịt bao giờ? Bà thấy nghẹn ở cổ và nghe khó thở quá khi nghĩ ra được cái nguyên nhân đắng nghét khiến gia đình bà và nhiều người khác phải lìa bỏ quê hương sống rải rác khắp mọi nơi trên quả địa cầu này. Hai mắt của bà bỗng dưng ráo hoảnh, bà tỉnh táo hơn khi nhớ lại những cái Tết Nguyên Ðán thanh bình trước đây khi bà còn là cô gái nhỏ mười một, mười hai tuổi …

1/21/11

TUNISIE: DÂN CHÚNG MUỐN CHẤM DỨT CHỨ KHÔNG HÒA HỢP VỚI DƯ ĐẢNG BEN ALI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 19.01.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Tại Irak, Saddam HUSSEIN độc tài và đảng của ông bị lật đổ, nhưng bằng sức mạnh quân sự ngoại lai, chứ không phải bằng chính dân chúng Irak nổi dậy.

Cuộc nổi dậy của quần chúng Tunisie lật đổ Ben ALI và đảng RCD mới thực là cuộc Cách Mạng từ lòng Dân. Thực vậy, không những không có một thế lực thù địch nào ngoại lai đóng góp vào, mà còn có những quốc gia, vì quyền lợi riêng của quốc gia mình, muốn ủng hộ nhà độc tài Ben ALI để phá cuộc Cách Mạng của Dân chúng Tunisie đã bị tước đoạt Nhân quyền, sống 23 năm dưới ách độc tài của Cơ chế bạo lực công an, đời sống nghèo khó cùng quẫn vì nhóm đảng và gia đình Ben ALI thâu tóm mọi hoạt động Kinh tế. Pháp vì quyền lợi riêng mình mà hy sinh vấn đề Nhân quyền cho dân chúng Tunisie. Những thế lực độc tài bên cạnh như Lybie, Algérie chắc chắn không muốn có cuộc Cách Mạng này vì sợ Cách Mạng lan sang nước mình. Nếu lấy trường hợp Dân chúng Việt Nam nổi dậy để dứt bỏ Cơ chế CSVN, thì Trung quốc gần kề có thể giúp CSVN trong việc đàn áp dân chúng. Thậm chí ngay cả Hoa kỳ, vấn đề Nhân quyền cho dân chúng Việt Nam trở thành thứ yếu, mà họ muốn sử dụng một ác quyền CSVN để làm hàng rào cho họ trong những vấn đề Biển Đông trước đe dọa của Trung quốc.

Bình luận: Đại Hội Đảng Quyết Tâm Đổi Mới Kinh Tế Để Theo Kịp Trung Quốc.

Nguyễn Quang Duy

Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nhức nhối nhất trong việc điều hành một quốc gia. Các chính phủ dân chủ nếu không làm tròn nhiệm vụ để lạm phát tăng, thất nghiệp nhiều thì người dân bằng lá phiếu sẽ chọn lựa những người xứng đáng hơn. Đây là ưu điểm của hệ thống dân chủ, một hệ thống ngày nay được áp dụng tại hầu hết quốc gia trên thế giới.

Còn tại vài quốc gia cộng sản, khi đảng Cộng sản mất khả năng kiểm sóat kinh tế cũng dẫn đến bất ổn chính trị và cũng là lúc để người dân vùng lên giành lại chính quyền. Đã có lần nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam phải thét to khẩu hiệu “đổi mới hay là chết”.

1/19/11

Cuộc cách mạng hoa lài tại Tunisia

Tường An, thông tín viên RFA
2011-01-18
Sau gần 1 tháng với nhiều biến loạn tại xứ sở Tunisia, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali đã thoát chạy và xin tị nạn tại vương quốc Saudi Arabia, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại xứ này.

AFP PHOTO/FETHI BELAID
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011.

Tunisia làm một quốc gia Hồi giáo, nằm ven bờ biển Địa Trung Hải, giáp ranh với Algeria và Libya.

1/14/11

ĐỨC TGM LEOPOLDO GIRELLI : ĐẠI DIỆN TÒA THÁNH TẠI VIỆT NAM

TS Lê Đình Thông

Paris (Tin tổng hợp).- Ngày 14-1-2011, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI chính thức bổ nhiệm Đức TGM Leoldo Girelli làm đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Theo nguồn tin ngoại giao, Đức Leopoldo Girelli hiện là Sứ thần Tòa thánh tại Indonexia. Việc bổ nhiệm này là một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Việt Nam, bắt đầu từ năm 2007. Nguyên tắc trao đổi đại diện ngoại giao giữa Tòa thánh và Việt Nam được loan báo từ tháng 6-2010. Với kinh nghiệm ngoại giao tại nhiều nước trong khu vực, vị đại diện đầu tiên của Tòa thánh sẽ thảo luận một số hồ sơ ưu tiên : việc thu hồi đất đai của Giáo hội (restitutions des terres) và các cơ sở giáo dục trên quy mô cả nước, theo giải thích của chuyên gia Régis Anouilh. Giáo hội quan tâm đặc biệt đến lãnh vực giáo dục và y tế. Các trường công giáo tại miền Bắc trước 1954, các trường công giáo tại miền Nam trước 1975, trong số có Viện Đại học Đà Lạt và Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X, đều bị Nhà nước tịch thu. Các bệnh viện, chẩn y viện công giáo cũng bị giải thể. Vấn đề đặt ra hiện nay là nhu cầu giáo dục, y tế hiện nay rất quan trọng, Nhà nước không đủ phương tiện và nhân sự để tự điều hành. Việc Nhà nước cho phép mở các đại học dân lập trong nước hiện nay là một tiền lệ cho phép Giáo hội mở lại trường đại học công giáo và các cơ sở giáo dục cấp 1 và 2, cũng như các cơ sở y tế tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Theo thống kê chính thức, hiện có ít nhất 6 triệu người công giáo tại Việt Nam trên tổng số 86 triệu.
Nguồn tin ngoại giao Tòa thánh được hãng thông tấn AFP trích thuật nói rằng Giáo hội công giáo tại Việt Nam được đánh giá là quan trọng nhất tại châu Á, sau Phi Luật Tân. Giáo hội hiện vẫn bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Việc thu hồi đất đai của Giáo hội là nhiệm vụ quan trọng nhất của vị đại diện ngoại giao Tòa thánh, căn cứ theo luật pháp quốc tế và các tiền lệ từng được áp dụng tại tất cả các nước Đông Âu. Trong diễn văn đọc trước ngoại giao đoàn ngày 10-1-2011, Đức Bênêdictô XVI tỏ ra hài lòng về việc chính quyền Việt Nam chấp nhận bổ nhiệm nhà ngoại giao này vào chức vụ đại diện không thường trú tại Việt Nam, qua các cuộc viếng thăm cộng đồng Công giáo quý mến tại Việt Nam, nhà ngoại giao này sẽ bày tỏ sự quan tâm ân cần của Người Kế Vị Thánh Phêrô. Một tài liệu ngoại giao Tòa thánh khác công bố cùng ngày nhắc lại cuộc gặp gỡ lần thứ hai của nhóm công tác chung giữa Tòa thánh và Việt Nam vào hai ngày 23 và 24-6-2010 nhằm đào sâu quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam cũng như để thắt chặt mối quan hệ giữa Tòa thánh và Giáo hội công giáo Việt Nam.
Việc bổ nhiệm vừa nói diễn ra đúng một tuần lễ sau Đại lễ bế mạc Năm Thánh, kỷ niệm 350 năm thành lập hai đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam, cử hành trọng thể từ 4 đến 6-1 vừa qua tại Thánh địa La Vang, với sự hiện diện của ĐHY Ivan Divas, bộ trưởng Thánh bộ Phúc âm hóa các dân tộc và là đặc phái viên của Đức Bênêdictô XVI.
Tiểu sử Đức TGM Leopoldo Girelli
Đức TGM Leopoldo Girelli sinh ngày 13-3-1953 tại làng Predore thuộc giáo phận Bergamo, miền Bắc nước Ý.
- 1978 : thụ phong linh mục
- 1984-1987 : theo học tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh
- 1987-1991 : Tham vụ tại Tòa Sứ thần tại Camerun
- 1991-1993 : Cố vấn tòa sứ thần tại New Zealand
- 1993-2001 : chuyên viên bộ Ngoại giao Tòa thánh
- 2001-2006 : cố vấn tòa sứ thần tại Washington
- Ngày 13-4-2006, ngài là tổng giám mục hiệu hòa Capri, sứ thần Tòa thánh tại Indonexia (dân số Indonexia 240 triệu đứng hàng thứ tư trên thế giới và là nước có nhiều người theo đạo Hồi nhất)
- Ngày 10-10-2006, ngài kiêm nhiệm sứ thần Tòa thánh tại Timor-Leste.
- Ngày 13-1-2011 : Sứ thần Tòa thánh tại Singapore.
- Ngày 12-1-2011 : Khâm sứ Tòa thánh tại Malaxia và Brunei Darussalam.

ĐHY Tarcisio Bertone
Bộ trưởng ngoại giao Tòa thánh

Giáo hội công giáo hiện có 1 tỷ 100 người trên thế giới. Theo điều 2 hiệp ước Latran ký năm 1929, nước Ý công nhận chủ quyền của Tòa thánh trong lãnh vực quốc tế.
Trong giáo triều, ĐHY Tarcisio Bertone hiện nay là bộ trưởng ngoại giao. Các nhà ngoại giao Tòa thánh thuộc đủ quốc tịch, trong số có Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt (sinh ngày 15-4-1949) là sứ thần Tòa thánh tại Costa Rica. Các nhà ngoại giao Tòa thánh được đào tạo tại Học viện Ngoại giao Tòa thánh (Académie pontificale ecclésisatique).
Ngoại giao Tòa thánh có lịch sử lâu đời từ 1600 năm nay. Tòa thánh hiện thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước trên thế giới. (Việt Nam là quốc gia thứ 193).
Paris, ngày 14 tháng 1 năm 2011
TS Lê Đình Thông