1/21/11

TUNISIE: DÂN CHÚNG MUỐN CHẤM DỨT CHỨ KHÔNG HÒA HỢP VỚI DƯ ĐẢNG BEN ALI

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 19.01.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Tại Irak, Saddam HUSSEIN độc tài và đảng của ông bị lật đổ, nhưng bằng sức mạnh quân sự ngoại lai, chứ không phải bằng chính dân chúng Irak nổi dậy.

Cuộc nổi dậy của quần chúng Tunisie lật đổ Ben ALI và đảng RCD mới thực là cuộc Cách Mạng từ lòng Dân. Thực vậy, không những không có một thế lực thù địch nào ngoại lai đóng góp vào, mà còn có những quốc gia, vì quyền lợi riêng của quốc gia mình, muốn ủng hộ nhà độc tài Ben ALI để phá cuộc Cách Mạng của Dân chúng Tunisie đã bị tước đoạt Nhân quyền, sống 23 năm dưới ách độc tài của Cơ chế bạo lực công an, đời sống nghèo khó cùng quẫn vì nhóm đảng và gia đình Ben ALI thâu tóm mọi hoạt động Kinh tế. Pháp vì quyền lợi riêng mình mà hy sinh vấn đề Nhân quyền cho dân chúng Tunisie. Những thế lực độc tài bên cạnh như Lybie, Algérie chắc chắn không muốn có cuộc Cách Mạng này vì sợ Cách Mạng lan sang nước mình. Nếu lấy trường hợp Dân chúng Việt Nam nổi dậy để dứt bỏ Cơ chế CSVN, thì Trung quốc gần kề có thể giúp CSVN trong việc đàn áp dân chúng. Thậm chí ngay cả Hoa kỳ, vấn đề Nhân quyền cho dân chúng Việt Nam trở thành thứ yếu, mà họ muốn sử dụng một ác quyền CSVN để làm hàng rào cho họ trong những vấn đề Biển Đông trước đe dọa của Trung quốc.

Chính Dân Việt Nam mới tha thiết đến những vấn đề Nhân quyền của mình. Dân Tunisie cũng mới đau khổ khi chính họ mất những quyền căn bản làm người.

Quần chúng Việt Nam nghèo đói, chứ đâu có phải là dân Mỹ mà Mỹ phải quan tâm. Quần chúng Tunisie thất nghiệp khổ cực, chứ đâu có phải là dân Pháp mà TT.Sarkozy quan tâm. Khi mình mang bụng đói sắp chết, thì chính mình tự thiết thân mà đứng lên, chứ đừng trông người khác thương mình vì họ no đủ và còn toan tính thủ lợi thêm nữa để ăn no béo map thêm. Ai chết mặc ai.

Thực vậy, Cơ chế cai trị của Ben ALI, Tổng thống Tunisie, giống hệt như Cơ chế CSVN cai trị. Ben ALI và nhóm đảng của ông kéo dài 23 năm làm dân Tunisie cùng cực và nổi dậy. Cơ chế CSVN, từ năm 1975, đã kéo dài 36 năm, làm dân cực khổ trong nền Kinh tế Mafia nhóm đảng khai thác, bóc lột tài nguyên và nhân lực Việt Nam, nhưng Dân Việt vẫn cúi đầu làm tôi mọi hay sao cho nhóm đảng Mafia này ?

Quyền sống thân xác hay quyền DẠ DẦY

là lý do chính của quần chúng Tunisie nổi dậy

Năm 2003, khi TT.Jacques CHIRAC thăm Tunis, đã tuyên bố : «Le premier de droits de l’homme, c’est de manger » (Quyền đầu tiên của những Nhân quyền, đó là quyền ăn uống) (Nhật báo Le Monde 17.01.2011, trang 6). Đúng vậy, quyền DẠ DÀY là quyền quan trọng nhất và luôn luôn là lý do chính của các cuộc nổi dậy của quần chúng.

Tunisie của Ben ALI phát triển về Kinh tế với độ tăng trưởng 5% hàng năm, nhưng đó là độ tăng trưởng vào túi riêng của nhóm đảng và gia đình Ben ALI, chứ dân chúng mỗi ngày mỗi rơi vào bần cùng.

Ben ALI lên nắm quyền từ 07.11.1987, thay thế Habib BOURGUIBA. Oâng tuần tự thiết lập một Cơ chế cai trị dân mà Nhật báo Le Monde 17.01.2011, trang 6, viết như sau:

»Le système Ben Ali est né. Il ne fera que se renforcer au fil du temps, jusqu’à rendre l’atmosphère irrespirable… La presse est muselée, le multipartisme interdit -- à l’exception d’une opposition de décor --, la liberté d’association confisquée et la justice instrumentalisée. Chacun vit sous le règne de l’arbitraire. Quiconque se rebiffe s’expose à des représailles de tous ordres, des plus violentes aux plus mesquines : tabassages en règle, passeports confisqués, lignes téléphoniques coupés, courrier Internet détourné, domiciles mis à sac, locaux professionnels cambriolés ou encore campagnes d’insultes ordurìeres, en particulier à l’égard des femmes «

(Hệ thống Ben Ali được khai sinh. Chỉ cần tăng cường, theo dòng thời gian, cho đến lúc làm bầu khí ngột ngạt không thở được… Báo chí bị bịt miệng, đa đảng bị cấm đoán – trừ một thứ đối lập để làm kiểng --, quyền tự do họp hội bị thâu lại và luật pháp biến thành phương tiện cắt nghĩa cầm quyền. Mỗi người sống trong cai trị độc đoán. Ai lên tiếng phản đối sẽ gặp phải những trả đũa đủ loại, từ những trả đũa bạo lực đến những trả đũa bần tiện nhất: tra tấn đánh đập, tịch thu thông hành, cắt đường giây điện thoại, thư điện tử bị đánh lạc đi, nhà ở bị vây hãm, cơ quan nghề nghiệp bị đánh cắp hoặc còn nữa là mở phong trào mạ lị tục tĩu, đặc biệt là đối với nữ giới).

Cách cai trị này giống hệt như ở Việt Nam. Không hiểu Ben Ali có mướn thầy CSVN sang dậy hay không ?

Để có thể thực hiện một Cơ chế cai trị như vậy, Ben Ali phải tổ chức một lực lượng Công an hùng hậu mà số đông thuộc những thành phần bất hảo được đưa từ trong tù ra. Nhật báo Le Monde 17.01.2011, trang 6, trích lời của chính Ben Ali:

« Les délinquants ! Nous allons les sortir de prison pour leur confier des tâches de police !»

(Những du đãng tội phạm ! Chúng ta sẽ đưa ra khỏi nhà tù và giao cho chúng những nhiệm vụ của công an !)

Theo Nhật báo Le Figaro 17.01.2011, trang 2, Cơ chế cai trị trên 10.5 triệu dân Tunisie được bảo đảm bởi một đảng duy nhất và một lực lượng công an hùng hậu. Tờ báo viết :

«La herse qui pesait lourdement sur la socíeté tunisienne était très serrée. Il y avait d’abord le parti unique, le Rassemblement Constitutionnel Démocratique (RCD) de Ben Ali. Il compte 1.5 millions d’adhérents, pour 10.5 millions d’habitants. Il infiltre profondément la socíeté tunisienne, puis qu’il a des cellules jusqu’à dans les entreprises privées.

La surveillance des individus était policìere : on comptait en Tunisie 130'000 policiers (pour 50 000 soldats) dont les deux tiers en civil. «

(Hàng rào sắt nhọn, đè nặng nề trên xã hội Tunisie, thật thắt chặt lại. Đầu tiên là một đảng duy nhất, đảng Tập họp Dân chủ Hiến pháp, của chính Ben Ali. Đảng có tới 1.5 triệu đảng viên, cho 10.5 dân Tunisie. Đảng len lỏi vào sâu trong xã hội Tunisie, bởi vì đảng có những đơn vị xâm nhập vào ngay những công ty tư nhân.

Việc kiểm soát những cá nhân giao cho công an: tại Tunisie, lực lượng công an có tới 130’000 người (trong khi ấy quân đội chỉ có 50 000 lính). Hai phần ba số công an mặc thường phục dân sự (công an chìm len lỏi)

Cho dù dân Tunisie có kiên nhẫn chịu đựng sống dưới một hệ thống cai trị ngột ngạt không thở được như vậy (theo báo Le Monde : « atmosphère irrespirable »), nhưng cái lý do chính để quần chúng đứng lên chấm dứt cơ chế Ben Ali là cái quyền DẠ DẦY theo như lời tuyên bố của TT.Jacques CHIRAC năm 2003 : «Le premier de droits de l’homme, c’est de manger » (Quyền đầu tiên của những Nhân quyền, đó là quyền ăn uống) (Nhật báo Le Monde 17.01.2011, trang 6).

Thực vậy, độc đảng của Ben Ali và Gia đình, họ hàng của ông, nhất là dòng họ Trabelsi của vợ thứ hai của Ben Ali, nắm trọn mọi ngành nghiệp Kinh tế của Tunisie, từ Du lịch, Khách sạn, Xây Cất, Dịa ốc, đến Ngân Hàng. Gia đình, họ hàng, đảng viên chính… xây cất những Biệt thự đồ sộ trên những khu đất cướp lại từ dân chúng.

Dưới đầu đề LE CLAN TRABELSI, SYMBOLE DES INJUSTICES (Bè đảng Trabelsi, biểu tượng của những bất công), nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ ) 17.01.2011, trang 5, viết :

«Le peuple est accablé d’impôts, la vie est trop chère, et tous ces hommes de la famille Trabelsi se sont enrichis sur notre dos. C’es eux qui nous ont volés et puis, c’est la Révolution.«

(Dân chúng bị đè nặng bởi các loại thuế, đời sống trở nên quá đắt đỏ, và tất cả những người thuộc gia đình Trabelsi đã trở thành giầu có trên lưng của chúng tôi. Chính họ là những người đã cướp bóc chúng tôi và rồi bây giờ là cuộc Cách Mạng).

Đống lửa Cách Mạng Tunisie âm ỷ trong một cơ chế cai trị khắt khe. Cái quyền DẠ DẦY bị cướp giựt. Chỉ cần một cái ngòi lửa châm thêm thì Cách Mạng bùng nổ. Ngòi lửa đó là một thanh niên trí thức thất nghiệp, Mohammed BOUAZIZI.

Mohammed BOUAZIZI, 23 tuổi, tốt nghiệp Đại học, nhưng kiếm không ra việc. Anh can đảm đi bán hàng rong rau cỏ hoa trái ngoài đường với một xe kéo nhỏ tự chế. Nhật báo Le Figaro 17.01.2011, trang 2, tả ngòi lửa cho Cách Mạng như sau :

«Un garçon de 23 ans, Mohammed BOUAZIZI, s’était immolé par le feu devant la préfecture. Il réclamait qu’un policier lui rende sa charrette de fruits et légumes, sa charrette de misère, que l’agent lui avait volée pour la cinquìeme fois. La femme fonctionnaire qui l’avait recu l’avait giflé pour lui apprendre à rester à sa place. Mohammed, désespéré, s’était arrosé d’essence, il avait craqué une allumette devant le batiment administratif de cette femme.«

(Một thanh niên 23 tuổi, Mohammed BOUAZIZI, tự thiêu trước tòa thị chính. Anh yêu cầu công an trả lại chiếc xe kéo hoa trái rau cỏ cho anh, chiếc xe kéo nghèo khổ, mà nhân viên công an đã ăn cắp của anh tới lần thứ 5. Người đàn bà tiếp anh đã tát vào mặt anh để dậy anh phải ngồi vào chỗ. Mohammed, thất vọng, đã tưới xăng lên mình, anh bật que diêm tự thiêu ngay trước ngôi nhà hành chánh của người đàn bà này)

Ngòi lửa Mohammed đã châm đúng vào đống lửa đang âm ỉ của quần chúng Tunisie. Dân chúng xuống đường khắp nước. Ben Ali hứa tạo công ăn việc làm, nhưng quần chúng không thể tin tưởng vào những lời hứa của Ben Ali cũng như nhóm đảng của ông nữa.

Thứ Sáu, 14.01.2011, Ben Ali cùng với vợ và người trong gia đình trốn khỏi Tunisie. Trước khi đi, Ben Ali và vợ đã đến Ngân Hàng lấy theo 1.5 tấn vàng. Máy bay sang Pháp, nhưng Pháp không cho xuống, Ben Ali phải bay sang Seaoudi Arabia để lánh nạn.

Dân Tunisie sống tại Âu châu cùng đứng lên với Quốc nội. Tại Thụy sĩ, kiều bào Tunisie đã biểu tình, canh chừng Ngân Hàng HSBC để đề phòng họ hàng của Ben Ali đến rút tiền ra. Hội người Tunisie tại Thụy sĩ đã xin Liên Bang Thụy sĩ khóa trương mục liên hệ đến tài sản của Gia đình Ben Ali.

Ben ALI trốn đi ra nước ngoài, đó là thành công quan trọng của cuộc Cách Mạng quần chúng Tunisie. Nhưng dư đảng của Ben ALI vẫn còn nằm trong nước. Dân chúng tạm ngưng biểu tình. Một Chính phủ gọi là Hợp nhất Quốc gia (Union Nationale) được tuyên bố ngày 17.01.2011 gồm trong đó những Bộ trưởng thuộc đối lập. Nhưng khi nhìn thành phần các Bộ trưởng, dân chúng Tunisie lại xuống đường biểu tình vì cuộc Cách Mạng quần chúng này muốn DỨT BỎ HẲN BEN ALI VÀ DƯ ĐẢNG CỦA NHÀ ĐỘC TÀI. Dân chúng không muốn Hòa Hợp Hòa Giải với những thành phần đã từng gây tội ác, bóc lột họ. Trước ý chí Cách Mạng muốn DỨT ĐIỂM như vậy, 4 Bộ trưởng thuộc đối lập từ chức khỏi Chính phủ và hai ông Chủ tịch Foued MEBAZAA, Thủ tướng Mohammed GHANNOUCHI (trước đây thuộc đảng RCD của Ben ALI) cũng phải tuyên bố ra khỏi đảng này. Đây là một cái gương mà dân chúng Việt Nam, khi nổi dậy, củng phải DỨT KHOÁT LOẠI TRỪ CSVN, chứ không nửa nạc nửa mờ Hòa Hợp mà bị lừa.

Quần chúng Tunisie khởi đầu cuộc Cách Mạng mà Báo chí Quốc tế đang phổ biến khả năng bành trướng sang các nước khác từ Maroc, Algérie, Lybie, Ai cập, đến Yemen bởi vì những nước này cũng áp đặt những cơ chế cai trị độc tài, cũng khai thác tài nguyên quốc gia cho nhóm đảng và gia đình để dân chúng sống trong cảnh nghèo khổ. Sự giầu có của những nước này về dầu lửa chỉ là cho nhóm đảng và gia đình, chứ không cho quần chúng.

Cách Mạng trong Lịch sử

luôn phát xuất từ quyền DẠ DẦY

Những cuộc Cách Mạng trong Lịch sử đều bắt nguồn từ quyền DẠ DẦY. Đó là Lịch sử đối chọi giữa quần chúng thiếu ăn và thiểu số nhóm đảng cực giầu bằng khai thác của chung thành của riêng.

* Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 không bắt nguồn từ những bài diễn thuyết của giới Trí thức, nhưng từ quần chúng thiếu bánh mì giữa cảnh vua chúa và giáo sĩ tiêu xài xa hoa, dư thừa cao luơng mỹ vị trong những tiệc tùng linh đình hàng ngày. Tiếng thanh la của một bé gái kêu xin đồ ăn đốt bùng lên Cách Mạng Pháp 1789.

* Cuộc Cách Mạng 1917 của Lê-Nin cũng hoàn toàn dựa trên giới vô sản đứng trước giầu sang của Hoàng tộc. Quyền DẠ DẦY là nồng cốt để Lê-Nin đẩy Cách Mạng sang đấu tranh giai cấp tới đẫm máu.

* Cuộc Cách Mạng Nga và Đông Âu 1989 chấm dứt Cơ chế Cộng sản cũng có nguyên do chính là sự thất bại của hệ thống Kinh tế Tập quyền Chỉ huy. Nền Kinh tế ấy đã đẩy dân Nga và dân Đông Âu vào nghèo khổ cùng cực. Quyền DẠ DẦY buộc dân chúng phải đứng lên chấm dứt Chế độ Cộng sản.

* Cuộc Cách Mạng tại Tunisie và lan rộng ra các nước độc tài khác cũng bắt nguồn từ thiếu ăn của quần chúng giữa sự giầu sang của nhóm đảng bóc lột như chúng tôi viết ở phần trên đây.

Đến bao giờ những Lực Lượng Quốc nội VN

đứng lên DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành

Cơ chế CSVN hiện hành cai trị dân còn khắc nghiệt hơn Ben Ali của Tunisie : độc đảng, lực lượng công an dùng bạo lực, không có tự do báo chí, cá nhân bị kiểm soát, những phản kháng bị ghép vào Điều 88 để bắt tù, điện thoại bị cắt, Internet bị kiểm soát…

Nhưng điều quan trọng hơn cả là độc tài giữ trọn quyền khai thác tài nguyên quốc gia và bóc lột nhân lực VN cho túi riêng của nhòm đảng, gia đình.

Chúng tôi đã viết một bài dài về tình trạng tụt dốc Kinh tế do hệ thống Tập đoàn quốc doanh. Tình trạng Lạm phát, phá giá Tiền tệ làm dân đã nghèo, còn càng lâm vào cực khổ hơn.

Với tình trạng như vậy hiện nay, chúng tôi đã kêu gọi rằng LỰC LƯỢNG QUẦN CHÚNG QUỐC NỘI buộc phải đứng lên chấm dứt CƠ CHẾ CSVN hiện hành vì quyền DẠ DẦY.

Nhưng bao giờ quần chúng bị bóc lột tại Việt Nam mới đứng dậy ? Thời điểm là do Lực Lượng Quốc nội TRÁCH NHIỆM và tự định đoạt vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 13.01.2011

Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment