11/21/08

Tây Tạng

Bản tin của RFI ngày 20/11/2008
Cộng đồng Tây Tạng lưu vong chuẩn bị một chiến lược mới chống chính sách đô hộ của Bắc Kinh

Phân tích của Giáo sư Lê Đình Thông


20/11/2008

Nguyên tắc « bất bạo động » vẫn tiếp tục là phương thức đấu tranh nhưng từ lâu nay, trong cộng đồng người Tây Tạng đã có tiếng nói đòi phải thay đổi đường lối tranh đấu chống chính sách đô hộ của bắc Kinh. Vì làm thế nào có thể tiếp tục bàn thảo chuyện thỏa hiệp với chính quyền trung ương Trung Quốc khi mà ngay năm 2008 này ghi dấu bạo lực đã xảy ra.

Nhân danh chính sách hài hoà đoàn kết dân tộc, vinh dự đón tiếp Thế Vận hội muà hè mà chính quyền Trung Quốc đă cho quân đội và công an thẳng tay đàn áp làm hơn 200 thường dân Tây Tạng tử thương và hơn một ngàn người khác bị thương trong các vụ biểu tình tại thủ phủ Lhassa.

Hội nghị "Diên Hồng" Tây Tạng.

Chủ trương quyết liệt này xuất phát từ thành phần trẻ trong phong trào tranh đấu. Nhưng bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tỏ ra thất vọng sau 30 năm thương lượng với chính quyền Trung Quốc. Chính ngài đã triệu tập hội nghị Diên Hồng Tây Tạng nhưng không tham dự .

Con đường trung dung do ngài chủ trương, chỉ đòi quy chế tự trị trong đó người dân Tây tạng được quyền bầu chọn chính phủ địa phương, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và môi trường sinh thái được tôn trọng và bảo vệ, đang chạm phải khuynh hướng cứng rắn, kêu gọi toàn dân đấu tranh cho đến khi Tây tạng hoàn toàn được giải phóng.

Tsewang Rigzin, chủ tịch Nghị Hội thanh niên Tây Tạng giải thích :

«Trong 30 năm qua, Đức Đạt lai Lạt ma đã làm hết sức mình , đã tìm mọi phương cách để thuyết phục chính quyền Trung Quốc công nhận quyền tự trị của Tây Tạng. Tất cả chúng ta đều biết :đối thoại với Trung Quốc không mang lại kết quả nào. Chúng tôi đã đối thoại với họ suốt 30 năm nhưng không tiến được một ly cho nên mới có đại hội hôm nay.

Phong trào đấu tranh của giới trẻ đòi phải thay đổi mục tiêu, dứt khoát tranh đấu cho đến khi hoàn toàn độc lập. Chung tôi không sợ hải gì cả, không sợ mất gì cả vì chúng tôi đã mất tất cả nên không còn gì để mất. Tuổi trẻ chúng tôi hy vọng, tất cả mọi người dân Tây Tạng hiểu rằng , cuộc đấu tranh này là của tất cả chúng ta chứ không phải là gánh nặng của một mình Đức Đạt lai Lạt ma. Đã đến lúc chúng ta thảo luận vấn đề này »

Câu hỏi đặt ra là liệu chiến lược mới có khả thi hay không ? Chính quyền Trung quốc đã tuyên bố cứng cõi là dù cho cộng đồng Tây tạng có làm gì thì cũng không đi đến đâu.

Theo một số chuyên gia Pháp như Jean-Philippe Beja thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế thì không có một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào dám bỏ Tây Tạng ,cho nên đừng chọc Bắc Kinh. Hồi tháng tư năm nay, khi ủy viên Châu Âu đặc trách ngoại giao Benita Ferrero-Walder kêu gọi Trung Quốc đối thoại với Đức Đạt lai Lạt ma, lập tức bà bị phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc phản ứng mạnh : "Tây Tạng là chuyện nội bộ của Trung Quốc , không một tổ chức hay một nước nào có quyền can thiệp vào".

Đối với Trung Quốc, Tây Tạng có giá trị chiến lược giúp Bắc kinh bảo vệ quyền lực trong khu vực Á châu trong đó có Ấn Độ. Nhưng thật ra, cũng có những lý do thấp kém khác. Theo chuyên gia Olivier Guillard, đó là Trung Quốc muốn độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên từ thủy lực đến uranium của vùng đất Phật này. Giám đốc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Iris còn thẩm định rằng, nếu phong trào Tây Tạng đổi chiến lược thì đây là một «tin xấu» đối với giới lãnh đạo Bắc kinh vì từ trước đến nay, họ tìm cách kéo dài thời giờ với hy vọng , một khi Đức Đạt Lai Lạt ma qua đời thì phong trào đấu tranh Tây Tạng sẽ lụn tàn theo.

"Khuynh hướng triệt để" trong phong trào đấu tranh.

Theo hãng Reuters và Asia News,giới chuyên gia quốc tế nhận định thêm là đã đến lúc phong trào Tây Tạng tiến hành một chiến thuật mới đấu tranh phối hợp, đặt Trung quốc trước hai sự lựa chọn : hoặc nhượng bộ những đòi hỏi tự trị hoặc đối phó với một «khuynh hướng triệt để» đang lên trong phong trào đấu tranh.

(Mời quý thính giả theo dõi trong tạp chí phần phân tích của giáo sư Lê Đình Thông, chuyên gia bang giao quốc tế, Đại học Paris - Nantere).

Dù cho Đại hội Dharamsala có đưa đến quyết định thay đổi chiến lược thì sự thay đổi này cũng phải được Quốc Hội thông qua. Đó là lời tuyên bố của thủ tướng chính phủ lưu vong Samdhong Rinpoche. Ông cho biết thêm là nếu đa số người Tây tạng muốn thay đổi chiến lược thì chính phủ sẽ chấp nhận với sự hài lòng.

Theo thăm dò ý kiến 15 ngàn người Tây Tạng ở nội địa, chỉ có 2 nàgn người muốn tiếp tục đường lối cũ, 5 ngàn muốn thay đổi chiến lược, và 8 ngàn sẵn sàng tuân theo chỉ thị của Đức Đạt lai Lạt ma.

Theo các chuyên gia, chính diễn biến tình hình như vậy làm cho Trung Quốc lo ngại. Phe chủ trương độc lập không che dấu dụng ý của họ là vừa gây áp lực vừa để cho chính quyền Trung quốc có thời gian chừng độ 3, 4 năm để suy nghĩ một giải pháp cho Tây Tạng, lúc đó «đàm phán sẽ mang lại kết quả».

Âm thanh: Nghe phỏng vấn


No comments:

Post a Comment