2/28/16

nhớ phà Mỹ Lợi


Lần cuối cùng qua phà Mỹ Lợi
Sông Bao Ngược sóng bủa bốn bề
Đi lần nầy không cần phải đợi
Giã biệt Gò Công khó trở về...

Một chút luyến lưu phà rời bến
Ta đứng nhìn sông- Sóng trong lòng
Chút ngậm ngùi nhớ về dĩ vãng
Của một thời nắng ấm xuân hồng...

2/24/16

Không say không về

Coi chừng bị phạt vì xài đồ giả.


Đọc kỹ và thông báo cho mọi người biết đừng đem vô Mỹ bất cứ đồ gì bị làm giả.

Cũng nên nhắc lại, một bà Đài Loan xuống phi trường San Francisco có mang theo cái xách tay LV thứ thiệt, hải quan hỏi bóp giả hay bóp thật. Thấy đây là bóp thật mà "thằng cà chớn" nầy hỏi như vậy, làm bả giận nên trả lời: bóp giả đó, muốn xem thì xem. Nó không xem gì hết, rồi cũng đi qua, ai dè vài ngày sau, hải quan gởi giấy tờ tới phạt 150,000 USD tội mang bóp đồ giả vào Mỹ, có video ghi hình. Bà nầy khiếu nại, phải mua vé trở về Đài Loan đến tiệm bán lấy hoá đơn về trình hải quan, xong mới yên: tiền trở lại Đài Loan lấy hoá đơn tốn thêm $5000 USD. Nếu phải đi qua phi trường Mỹ, nhớ đừng quên cái đồng hồ Rolex dỏm mang trên tay: tiêu tùng đấy...

Attention: Do not bring any copied DVD to the US. Each illegal copy will be fine $10,000. Some one from China brought 25 copies of DVD to the US and was fine $250,000. If he doesn't pay the fine, he will never be again admitted to the US. He had to go home in Shanghai and sold some of his properties and pay for the fine before he can be admitted to the US.
Tin cần đọc cho những ai du lịch nước ngoài trở lại Mỹ và mang theo những đồ sao chép lậu. Mời đọc phần tin dưới đây:

Các bạn cần lưu ý, đừng mang DVD copy (lậu) vào USA, tôi xin dịch đơn giản đoạn văn sau:
Hơn một tháng trước đây, có người từ Đại Lục đem 25 bản copy DVD vào Mỹ, bị hải quan ở phi trường LAX xét được, 1 bản DVD bị phạt 10,000 đô la, tổng cộng là 250,000 đô la (khoảng 8,300.000 tiền Đài Loan). Hải quan nói nếu không nộp tiền phạt thì vĩnh viễn không được vào Mỹ.
Qua cuộc điều tra, người này có bất động sản ở Mỹ và con cái đang du học tại Mỹ, người này đã trở về Thượng Hải bán nhà cửa để thanh toán tiền phạt.

Xin quý vị lưu ý và share cho các bạn và người thân của quý vị biết (kể cả ở Canada luôn)

2/23/16

THE SOUND AND THE FURY

Hoàng Ngọc Nguyên

Nếu nhà văn William Faulkner còn sống, hẳn ông sẽ có cảm hứng viết tập hai cho tuyệt tác được giải Nobel văn chương của ông. The Sound and the Fury (bấm vào Link để đọc bản dịch). Âm thanh và cuồng nộ. Bởi vì trong mùa bầu cử này, đó chính là những gì chúng ta đang nghe và đang chứng kiến. Âm thanh từ những cuộc tranh cãi chí chết giữa các ứng cử viên. Cuồng nộ là phản ứng của người dân đi bỏ phiếu trong vòng sơ bộ.

ĐOẠT GIẢI TỪ ĐÁY MỒ

Hoàng Ngọc Nguyên



Năm 2016 dĩ nhiên chỉ mới bắt đầu, còn lâu lắm mới chấm dứt, nhưng chắc chắn người ta có thể nói rằng đây là một năm lịch sử theo nhiều nghĩa của nó (có nhiều biến động đáng để lịch sử ghi lại, và có những tác đông then chốt đến chiều hướng lịch sử), và cũng là một năm, tuy chưa hết tháng hai, người ta có cảm tưởng tạp chí Time đã chọn được “Person of the Year”. Điều này có nghĩa là bao nhiêu nhân vật khác, bất kể họ có thể làm được bất cứ chuyện gì chọc trời khuấy nước trong hơn 10 tháng còn lại của năm 2016, cũng chẳng thể đoạt được danh hiệu “Nhân vật trong năm”  này – kể cả ông Donald Trump, hay Vladimir Putin, hay Sarah Palin hay ISIS). Và điều đặc biệt của “Person of the Year” năm nay, trong sáu tuần ngắn ngủi ông còn tại thế trong năm nay, ông đã chẳng gây nên tiếng vang gì, nhưng chính sự vắng mặt của ông trong thời gian hơn 10 tháng của năm lại tạo nên vô kể những nao nức, nôn nóng, nôn nả trên chính trường và trong đất nưóc nói chung.

2/21/16

NGÀY VỀ TỪ NÚI RỪNG HIỆP ĐỨC

Chiếc xe đò liên tỉnh chậm rãi rời bến Thăng Bình, quẹo trái trên quốc lộ 1 rồi ngược bắc, chạy về hướng Đà Nẵng. Quang cảnh ven đường không có gì khác lạ sau một năm thay đổi chủ, nhưng có vẻ lắng trầm hơn xưa khi xe cộ thưa thớt và không còn cảnh tất bật cuối ngày như trước đây. Nắng chưa ngã màu. Chiều đang xuống chậm. Gió lùa vào xe, rười rượi mát. Chúng tôi lại im lặng. Từ lúc chia tay với Trần Ngọc Dũng, chúng tôi càng thêm ít nói mặc dù trong lòng thì ngổn ngang muôn ngàn mối. Anh em Nguyễn văn Bôn, Nguyễn Văn Tài thiu thiu nhắm mắt, còn tôi thì nhìn bâng quơ ra phía trước, lòng nao nao một cảm giác vui, buồn lẫn lộn. Khi rời khỏi trại tù của núi rừng Hiệp Đức, chắc chắn người nào cũng nhận vài mảnh giấy nhắn tin nhờ chuyển cho gia đình hay thân nhân của bạn bè và chiến hữu đồng cảnh còn ở lại. Tôi trở ra Đà Nẵng thay vì cùng với anh bạn gốc Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC xuôi nam để sớm về tới Sàigòn- ngoài việc trao thư của anh rể một người bạn cho vợ con- thì tôi muốn thăm lại thành phố mà tôi gắn bó hơn một năm trước khi tức tưởi tan hàng.