3/29/13

Hà Nội lố nhố và hôi thối

 

image

Mái ngói rêu phong dần được thay thế bằng mái tôn, những lồng sắt, chuồng cọp xuất hiện ngày một nhiều trên ban công hay nóc của các tòa nhà cũ kỹ... khiến phố cổ Hà Nội thêm ngột ngạt, nhếch nhác.

image

Phố Hàng Đường nhìn từ trên cao, nhà thò nhà thụt. Mặt tiền con phố này nham nhở từ nhiều năm nay khi người dân cơi nới thêm tầng để tăng diện tích ở.

Guốc gỗ- món quà nhỏ đến từ xứ sở của cối xay gió

Tác gỉa Lâm Trang
Nếu có dịp du lịch đến Hà Lan, thì du khách không nên bỏ qua những món quà lưu niệm đặc trưng của vùng đất này. Nổi bật trong số đó chính là guốc gỗ, một đồ vật đặc biệt của người Hà Lan đã trở nên phổ biến hơn 700 năm qua và là một bộ phận quan trọng cấu thành phục trang dân tộc của Hà Lan.
(dùng danh từ VC Hà Lan là không đẹp, vì Hà Lan cùng bạn với Hà Bá)


Chiếc guốc gỗ được làm tạo ra để bảo vệ bàn chân khỏi mùa đông giá rét Hà Lan

3/28/13

KHAI TRƯƠNG QUÁN MỚI

Tại 106 Lê Hồng Phong - Phường 4 Vũng Tàu- hôm nay nhân ngày lành tháng tốt Minh Hằng chủ nhân khai trương CỔNG THÔNG TIN phục vụ bà con đồng bào- "THỰC ĐƠN QUÁN" bao gồm các loại đơn tố cáo- khiếu nại- các loại thư ngỏ gửi cho các cấp chính quyền và trung ương- bộ chính trị phản ánh đúng những vấn đề hiện thực đang xảy ra...Kính mời bà con vô ỦNG HỘ...Theo quan sát từ sáng khách hàng rất đông và chủ nhân đã phải đi photo thêm nhiều lần để kịp phục vụ bà con.

Từ Rosa Parks đến Nguyễn Đắc Kiên

Tháng 3 25, 2013

Đinh Từ Thức

Cùng ngày 27 tháng 2, 2013, có hai nguồn tin phát xuất từ hai nơi cách nhau nửa quả địa cầu, nhưng xem chừng rất gần nhau:

- Tại Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Obama làm lễ cống hiến Tượng Vinh danh Rosa Parks.

- Tại Hà Nội, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên nhận quyết định “không còn tư cách là phóng viên báo Gia đình & Xã hội”.

Từ năm 1776, nước Mỹ đã có bản Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng thế giới mở đầu bằng câu thừa nhận mọi người sinh ra đều bình đẳng, tiếp theo là bản Hiến pháp năm 1791 kèm 10 tu chính được coi là đạo luật nhân quyền căn bản vẫn còn giá trị đến ngày nay. Nhưng một tuyên ngôn hùng hồn chứa đựng tinh thần cao cả với một hiến pháp bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người không đương nhiên thể hiện một chế độ tốt đẹp và một xã hội công bằng. Tuy có những văn kiện đẹp như vậy, nhưng gần một thế kỷ sau khi lập quốc, Tổng thống Lincoln đã phải chịu đựng cuộc nội chiến thiệt hại hơn sáu trăm ngàn người để giải phóng nô lệ, và thêm gần một thế kỷ nữa, học sinh da đen vẫn không được học cùng trường với học sinh da trắng, và người da đen vẫn không được ăn chung trong tiệm, hay ngồi chung với người da trắng trên xe bus.

Rosa Parks là một phụ nữ da đen làm nghề khâu vá. Vào tháng 12 năm 1955, bà Parks bị tài xế xe bus bắt đứng lên nhường chỗ cho người da trắng. Bà nhất định không chịu, ngồi chờ bị bắt. Và bà đã bị bắt đúng như chờ đợi. Thái độ can đảm của bà đã gây một phong trào phản kháng sâu rộng, không những trong hàng ngũ người da đen, mà được cả sự ủng hộ của những người da trắng yêu tự do và trọng sự công bằng. Phong trào đi đến thắng lợi, và cuối cùng, tượng bà Rosa Parks đã đứng chung với tượng George Washington tại Quốc hội Hoa Kỳ, vào ngày 27 tháng 2, 2013 – cùng ngày tại Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên mất việc, vì đã can đảm lên tiếng chống lại người có địa vị cao nhất trong Đảng nắm độc quyền cai trị, là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

3/27/13

Con chó vện và người tù cải tạo

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của mình, đã có bao nhiêu người “sinh Nam, tử Bắc” và trong số nầy có anh Lê Xuân Đèo là cánh chim lìa đàn rất sớm.

Giữa tháng 10 năm 1976. Một nhóm tù chính trị Miền Nam khoảng 100 người, từ nhà tù Sơn La lâu đời, nằm trên vùng núi cao đèo heo hút gió của tỉnh Sơn La, phía bắc giáp Yên Bái - Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ - Hòa Bình, phía Nam giáp Lào, chúng tôi được di chuyển về Hoàng Liên Sơn (Nghĩa Lộ) và tôi gặp anh bạn tù Lê Xuân Đèo tại Trại 6, Liên trại 2, một vùng núi non hiểm trở có cái tên thật mộng mơ: “Khe Thắm” thuộc huyện Văn Chấn.

Bạn có biết những cây trái này ?

 

Quả Dủ Dẻ