8/26/14

Cái thời công chức hầu hết đều là "con cháu" các Cụ cả

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 24.8.2014

alt

Trong tuần qua, hơn 40,000 người đã xếp hàng nộp đơn thi vào ngành thuế trên toàn quốc, mặc dù ngành này chỉ tuyển dụng 1,700 nhân viên. Ngành thuế được xem là tốt để ăn hối lộ, còn được gọi là “ăn vặt” và là niềm mơ ước cho nhiều người. (Getty Images)

8/23/14

Chia tay Thương xá Tax

Trong bài viết này, tác giả không nói đến những cuộc chia tay như vậy mà chỉ bàn đến sự chia tay Thương xá Tax của những người Sài Gòn đã từng, không ít thì nhiều, gắn bó với một địa điểm thường lui tới tại trung tâm thành phố có tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Tôi biết đến Thương xá Tax từ năm 1953 khi gia đình từ miền Bắc di cư vào Nam thời Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tax đã hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1880 trong thời Pháp thuộc với cái tên “Cửa hàng Charner” (Grands Magasins Charner – GMC) tại góc của hai con đường Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) và đường Bonard (Lê Lợi).

Những cái tên đường “rặt Tây” như Charner, Bonard được chính phủ Bảo hộ đặt từ năm 1865 để vinh danh Đô đốc Hải quân Pháp, Léonard Victor Joseph Charner (1797-1869) và Louis Adolphe Bonard (1805 - 1867), là những người có liên quan đến việc chinh phục Đông Dương của quân đội Pháp.

Trước đó, đường Bonard mang một cái tên rất bình dân: “Đường 13”. Đó chỉ là một con đường trong một xóm nhỏ mà cư dân địa phương thời đó gọi bằng một cái tên cũng dân dã không kém: “Xóm Thơm”.

Mãi đến năm 1955, Ban Quản lý Định cư dưới thời Tổng thống Diệm mới đổi tên đường Charner thành Nguyễn Huệ, đường Bonard trở thành Lê Lợi. Hai tên đường từ đó mang tên các danh nhân Việt thay thế những ông tướng Pháp và rất may, Nguyễn Huệ - Lê Lợi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Vị trí của “Cửa hàng Charner” (Grands Magasins Charner – GMC) thời Pháp thuộc

“Cửa hàng Charner” do “Công ty Thuộc địa các Nhà hàng lớn” (Société Coloniale des Grands Magasins - SCGM) xây dựng với số vốn ban đầu 12 triệu franc sau lên đến 30 triệu vào năm 1925.

8/20/14

Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai! Hay khép lại quá khứ để đóng cửa tương lai?

DC&PT - Thời Sự 2014

Âu Dương Thệ

Nguyên nhân và điều kiện để chính giới biết tưởng nhớ quá khứ và mở cửa tương lai thay vì khép lại quá khứ là đóng cửa tương lai.

Tâm lí và tri thức khác biệt của hai thái độ và lập trường này: Một bên có lí trí sáng suốt, thức thời và có ý chí dám vượt qua con đường mòn đã sai lầm của lịch sử; còn bên kia thì không dám vượt qua cái bóng của mình chỉ khư khư ôm ấp lấy quá khứ đã hoàn toàn bất cập với thời đại!

Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai

Ngày Chủ nhật 3.8 tại ngọn núi Hartmannsweilerkopf nằm ở biên giới Pháp-Đức, nơi chôn vùi hàng chục ngàn binh sĩ Pháp-Đức tử thương, hai Tổng thống Pháp-Đức F. Hollande và J. Gauck đã cùng nhau nghiêng mình trước những binh sĩ hai nước đã phải hi sinh đúng 100 năm trước trong Thế chiến thứ nhất. Chính nơi này 100 năm trước đã diễn những trận đánh trận địa chiến giữa hai bên cực kì tàn khốc và dã man làm cho hàng chục ngàn binh sĩ hai bên đã bị chôn vùi trong khu vực này. Sự khốc hại và dã man đến nỗi các thế hệ sau đã đặt cho núi này một tên mới là „Núi ăn thịt người“!

8/19/14

Tưởng Nhớ anh Nguyễn Thế Phương-CTKD1

Lại một người đi khỏi kiếp người

Giã từ chỉ biết nguyện cầu thôi

Nơi miền tiên cảnh anh yên nghỉ

Để lại yêu thương ở cuộc đời

Dù đã lâu rồi, tôi chẳng quên

nụ cười rạng rỡ của anh Phương

trong đêm Đại Hội mười năm trước

để lại lòng tôi bao luyến thương!

Đưa tiễn anh về nơi cõi trên

Ngậm ngùi tưởng nhớ nét thân quen

Nhớ ngày anh cử hành hôn lễ 

Nhớ mái trường xưa, nhớ bạn hiền

Nhan Ánh Xuân

Cali, 15-8-2014

Dự án Metro số 1 ở SàiGòn

image

Metro đường hầm chuẩn bị công trình tại nhà hát ở Sài Gòn sẽ có 4 tầng, được đào sâu 40 m, trong khi đó Metro dưới chợ Bến Thành trông giống như khu trung tâm thương mại.

Tuyến nhà hát thành phố tuyến Metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên đang được bắt đầu công trình, tuyến nằm dưới khu vực nhà hát thành phố. Sài Gòn đang thực hiện việc cấm đường Lê Lợi, chặt cây... để bắt đầu công trình tuyến đường hầm.

Tình dục ở người tuổi cao .

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Các nhà y khoa học đều đồng ý với nhau rằng, hoạt động tình dục là một nhu cầu của cuộc sống con người, chẳng khác chi ăn uống, hít thở. Nhu cầu này cao nhất vào tuổi 18, 20 rồi thưa dần.
Theo thống kê, ở tuổi trẻ, họ có thể yêu nhau một tuần 3, 4 lần, đến lúc 40 tuổi trở lên thì 2 lần rồi một tuần một lần, cho tới tuổi 60, 70 thì khi này khi khác, nhưng không mất hẳn.
Ấy vậy mà ở khắp nơi, có đến 80% người cao tuổi than phiền là chưa bao giờ được hướng dẫn về tính dục.
Theo bác sĩ Domeena C. Renshaw, giáo sư Tâm bệnh của Đại học Y khoa Loyola, Chicago, thì đời sống tình dục của con người duy trì cho tới khi chết và không có gì là bất thường khi bệnh nhân cần sự giúp đỡ về vấn đề này.