11/30/12
Hộ chiếu bá quyền Trung Quốc : Quả pháo khai chiến của Tập Cận Bình
11/27/12
10 nhà phát minh tử nạn vì 'con đẻ'
Không ít nhà khoa học dốc sạch tâm huyết và sức lực phát minh ra những thứ để đời cho nhân loại, nhưng chính “đứa con cưng” ấy lại cướp đi sinh mạng của họ.
11/26/12
Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa: Bàn về cơn sốt Khổng Tử hiện nay
Lưu Hiểu Ba
Phan Trinh dịch
Lời giới thiệu của người dịch
1. “Chó nhà tang” và “chó gác cửa” ở đây chỉ Khổng Tử. Đề tài này có thể hơi nhạy cảm với ít nhiều trí thức Việt Nam, vì nó đưa ra một cái nhìn hơi lạ về một người quen, và có lẽ cũng vì trong Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện nay vẫn có bệ thờ Khổng Tử.
Thoạt đọc, bài này có vẻ như muốn ‘hạ bệ’ Khổng Tử, nhưng đọc kỹ, người đọc sẽ thấy Lưu Hiểu Ba muốn tìm lại sự thật cho Khổng Tử, và thấy Khổng Tử cũng như nhiều trí thức xưa nay lúc thì bị ruồng rẫy, khi thì được ‘phong thánh’, được gán cho nhiều điều mình không có, và trở thành bao tay nhung che cho bàn tay sắt.
2. Tên của Khổng Tử và Lưu Hiểu Ba trong vài năm qua nhiều lần được nhắc chung. Lưu Hiểu Ba viết bài này về Khổng Tử ngày 18/8/2007. Năm 2010, nhà cầm quyền Trung Quốc vội vã thành lập Giải Khổng Tử để đối trọng với Giải Nobel Hòa Bình vừa được trao cho Lưu Hiểu Ba, vì nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền của ông. Cũng nên nhắc lại là vào Lễ Noel 25/12/2009, Lưu Hiểu Ba bị Bắc Kinh kết án 11 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước, còn Giải Khổng Tử năm 2011 thì được trao cho Vladimir Putin, lãnh tụ Nga có khuynh hướng độc tài*.
3. Cơn sốt Khổng Tử mà Lưu nói tới vẫn kéo dài đến nay. Viện Khổng Tử (gần như Viện Goethe, Hội Đồng Anh…) công cụ của quyền lực mềm trong tay nhà cầm quyền Trung Quốc, mở cơ sở đầu tiên năm 2004, đến nay đã có hơn 320 Học viện được thành lập trên thế giới, trong đó 1/5 là ở Mỹ **.
4. Đọc bài này, rất có thể người đọc sẽ nêu câu hỏi: Liệu có điểm gì giống nhau giữa Viện Khổng Tử và Viện Trần Nhân Tông, Giải Khổng Tử và Giải Trần Nhân Tông được nhắc tới gần đây với ít nhiều nghi ngại hay không.
5. Bản dịch này dựa trên bản tiếng Anh, có tham khảo bản tiếng Trung. Bản tiếng Anh có tựa “Yesterday’s Stray Dog Becomes Today’s Guard Dog” (Chó hoang hôm qua nay thành chó giữ nhà) do Thomas E. Moran dịch, in trong cuốn No Enemies, No Hatred (Không thù, không ghét) tuyển tập luận văn và thơ Lưu Hiểu Ba, do Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Lưu Hà biên tập, xuất bản năm 2012 tại Anh Quốc. Bản tiếng Trung có tựa “昨日丧家狗 今日看门狗 – 透视当下中国的“孔子热”” (Tạc nhật táng gia cẩu, kim nhật khán môn cẩu, thấu thị đương hạ Trung Quốc đích “Khổng Tử nhiệt”), xuất bản lần đầu trên vào ngày 2/9/2007 trên boxun.com.
P.T.
Trung Quốc vĩnh biệt Mác-Lê-Mao
Lời đề từ trích của Tân Tử Lăng:
(“Văn trị” của Mao thật hồ đồ. Ông ta đã phá hoại một thế giới cũ, nhưng lại không xây dựng nổi một thế giới mới. Mao muốn đưa mọi người lên thiên đường, song lại đẩy họ xuống địa ngục... Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Mác và Ăng-ghen đề xướng trở thành một phong trào xã hội chủ nghĩa bạo lực trương ngọn cờ giải phóng giai cấp công nhân để phá huỷ lực lượng sản xuất tiên tiến...“chủ nghĩa xã hội khoa học” trở thành “chủ nghĩa xã hội bạo lực”, khiến mấy thế hệ những người cộng sản bao gồm Lenin, Stalin Mao Trạch Đông... lầm đường lạc lối...)... (trích trong cuốn “Mao Trạch Đông – ngàn năm công tội” của đại tá quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Tân Tử Lăng được in công khai tại Trung Quốc, Thông Tấn xã Việt Nam dịch và xuất bản năm 2009).
Việt Nam nợ hơn 100 tỷ đô la
Cập nhật: 14:47 GMT - chủ nhật, 25 tháng 11, 2012
Nợ công của Việt Nam ở mức 115-129 tỷ đô la Mỹ
Chuyên gia thống kê Việt kiều hàng đầu Vũ Quang Việt đã đưa ra ước tính nợ công của Việt Nam dựa trên các số liệu chính thức mà Hà Nội mới công bố.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, nói các số liệu của Việt Nam chỉ có cho năm 2011 và cũng không đầy đủ nhưng nó cho thấy những thông tin căn bản về tình trạng nợ nần của Việt Nam.
11/25/12
Chuộc Lương Tâm
(Tác giả : LÝ TỬ)
Cách đây hơn hai chục năm, hồi tôi học phổ thông cấp III, đồng hồ đeo tay còn là thứ xa xỉ phẩm khan hiếm. Một hôm, thằng bạn cùng bàn sắm được một chiếc đồng hồ mới toanh; nó đeo đồng hồ rồi xắn tay áo lên trông thật oách làm sao, khiến cả lớp phục lăn. Chỉ vài hôm sau đã thấy mấy thằng khác cùng lớp đua nhau sắm đồng hồ đeo tay. Ngay cả trong giấc mơ tôi cũng ao ước được như chúng nó: sắm một chiếc đồng hồ để mọi người trông thấy mà thèm.