10/5/21

CUỐI MÙA NHAN SẮC

Nguyễn Ngọc Tư

Nhà Buổi Chiều nằm ở tận cùng con hẻm Cây Còng. Hẻm cụt. Nhà toàn người già, là chỗ trú ngụ cho những nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ hát bội một thời vang bóng. Tính ra, chỉ có ông già Chín Vũ là vô danh tiểu tốt. Nhưng ông là một trong những người sáng lập ra nhà Buổi Chiều, tự ông còn đặt tên cho nó. Hỏi sao không gọi là Hoàng Hôn hay Chạng Vạng gì đại loại vậy, ông bảo, buổi chiều còn nắng, người nghệ sĩ còn có ý nghĩa sống trên đời. Nhà Buổi Chiều nghèo, chi phí dựa vào kinh phí từ trên quận, từ lòng hảo tâm của bà con gần xa, cơm bữa nhiều ơi là nhiều rau mà ít xịu thịt. Vậy mà ai nấy đều vui, bởi cuộc sống trước đây của họ còn nghèo hơn, nghèo không thể tả, nghèo rớt mồng tơi. Người ở chùa, người bán vé số, người ngủ công viên, người hát rong, ít ai có nhà để về. Sum họp ở Buổi Chiều, có khổ một tí mà còn được hát. Nghệ sĩ mà, miễn được hát, miễn hát mà có người nghe là sướng rồi.

10/4/21

Giáo Xứ_HỌC ĐẠO để PHỤC VỤ_

Te Deum Laudamus - Kinh Tạ Ơn nhân Kỷ niệm 75 năm Thành lập Giáo Xứ

Te Deum Laudamus
Kinh Tạ Ơn nhân Kỷ niệm
75 năm Thành lập Giáo Xứ


Lạy Thiên Chúa, chúng con kính chúc :
Chúa Ba Ngôi chính trực trường tồn
Tầng trời phủ phục kính tôn
Cộng đoàn Giáo Xứ một lòng biết ơn.

Năm 47 hồng ân Thiên Chúa
19 người : tấm lụa trinh nguyên
Toulouse hội họp một thuyền
Liên Đoàn thành lập uy quyền đồng công.

10/3/21

Thủ khoa Văn Khoa | VĐH Đà Lạt- Người thợ sửa giày ở chợ Trần Hữu Trang - Phú Nhuận

Nguyễn Văn Xô
Được biết từ thập niên 70, Nguyễn Văn Xô học tại Đại học Văn khoa Viện Đại Học Đà Lạt, ban Triết. Sau 4 năm đèn sách anh đỗ thủ khoa. Nhưng “sinh bất phùng thời” khi miền Nam thay đổi chế độ (thay vì được phụ giảng ở Đại học Đà Lạt) anh phải về dạy ở trường trung học ở Đơn Dương - Lâm Đồng. Làm thầy giáo được một thời gian nuôi cha già và gia đình rồi anh cũng “tháo giày” vì không chịu nổi nền giáo dục cứng nhắc và thiếu tính sáng tạo trong tư duy. Bỏ dạy năm 1991 anh về Sài Gòn mưu sinh bằng nghề mới: Sửa giày dép ở chợ Trần Hữu Trang, Phú Nhuận. Nhờ có đầu óc và cần mẫn, lại khéo tay, anh đã tạo được uy tín với khách hàng. Lúc về Sài Gòn anh đã gặp được một hồng nhan tri kỷ có nhà ở đường Huỳnh Văn Bánh nên ngày ngày hai người ra chợ khâu vá giày dép cho khách. Sạp của anh trước mặt chợ Trần Hữu Trang. Tôi quen anh cũng từ đây. Cuộc sống của hai người kha khá lên. Chiều chiều anh có thể ngồi uống rượu với bạn bè. Khi thì hoạ sĩ Trần Hoài. Khi thì nhà thơ Lương Viết Khiêm. Khi thì tôi. Anh cũng làm thơ trên bao thuốc lá hay trên giấy trắng nào có thể. Anh đọc trong lúc cao hứng và anh cũng rất mê mấy câu thơ trong bài Hành Phương Nam của thi sĩ Nguyễn Bính:

“…Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười…”

Thời gian cứ thế trôi đi. Không ngờ đến năm 2006 anh đột quỵ, chết trên tay người tình Trúc Oanh như những câu thơ trước đó anh đã tiên cảm. Trong đời sống cũng như trong thơ, anh qua đời đẹp như mơ… Sau ngày anh chết, bạn bè đã gom góp lại để in cho anh tập thơ: Như Áng Mây Trôi. Chỉ phát hành nội bộ.

thường ngày

Ngày ăn mặn ra sân bẻ mướp
Xào với tôm, nêm hành rắc tiêu
Chiên miếng khô lan phồng vàng ươm
Ngồi ăn mà nhớ biết bao nhiêu.

Khô của em bạn dì gởi tặng
Cũng là bạn chung lớp chung trường
Sống tha hương không quên tình bạn
Gởi chút quà đặc sản quê hương.

lục bát gởi tình

Với tay vịn sợi nắng tà
Em cười nghiêng dáng bước xa lối đường
Nắng chiều hồng ửng tơ vương
Cuối đường đời bước cảnh thường nhân gian.