12/7/20
Phi vụ Hằng Nga - Phi thuyền Hayabusa-2
(AFP) - Trung Quốc thành công « phi vụ » Hằng Nga. Phi thuyền thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc, sau khi lấy mẫu đất đá, đã trở lại quỹ đạo ráp vào phi thuyền mẹ về lại trái đất. Tân Hoa Xã mô tả sự kiện này là thành công lịch sử của Trung Quốc trong tham vọng chinh phục không gian.
(AFP) - Nhật Bản đem về trái đất đá bụi của một thiên thạch cách trái đất 300 triệu km. Phi thuyền Hayabusa-2 lập được kỳ tích. Sau 6 năm du hành trong vũ trụ đã thành công chận đầu một thiên thạch, lấy được mẫu đá bụi quý và đem trở lại trái đất an toàn. Mẫu đất đá này, khoảng vài trăm milligram, đã được thả xuống mặt đất tối 05/12/2020 sẽ cung cấp nhiều thông tin cho phép tìm hiểu thái dương hệ và sự hình thành cách nay 4,6 tỷ năm. Được phóng lên vào năm 2014, phi thuyền Hayabusa-2 to bằng một tủ lạnh nhỏ, bay lên thiên thạch được Nhật đặt tên là Ryugu, Điện Rồng, cách trái đất 300 triệu cây số. Phi thuyền đến điểm hẹn vào năm 2019.
12/6/20
Con đường xưa nhất Sài Gòn
- Đường Tự Do (sau 1975 là đường Đồng Khởi), vào thời Pháp thuộc mang tên Catinat và ít lâu trước đó gọi là đường số 16. Con đường này đã có từ thời nhà Nguyễn khi lập thành Gia Định. Đầu con đường giáp với bờ sông Bình Giang (Sài Gòn), từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Dân chúng hầu như ai cũng biết đến con đường này. Đó là nơi sinh hoạt của giới thượng lưu Sài Gòn.
Có rất nhiều tài liệu và hình ảnh về đường Catinat qua các thời kỳ do người Pháp và người Mỹ ghi lại đủ biết con phố này rất ấn tượng như thế nào! Tác giả Nguyễn Tiến Quang tại Pháp ghi nhận: “Pallu de la Barrière, một trong những người Pháp đầu tiên, đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861, như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình…”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa.
Đường Catinat thuở đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Manhhaiflickr) |
Có rất nhiều tài liệu và hình ảnh về đường Catinat qua các thời kỳ do người Pháp và người Mỹ ghi lại đủ biết con phố này rất ấn tượng như thế nào! Tác giả Nguyễn Tiến Quang tại Pháp ghi nhận: “Pallu de la Barrière, một trong những người Pháp đầu tiên, đã miêu tả con đường số 16 này vào năm 1861, như sau: “Du khách đến Sài Gòn nhìn thấy bên hữu ngạn con sông một đường phố mà hai bên bị đứt quãng bởi những khoảng trống lớn. Phần lớn nhà cửa làm bằng cây lợp lá cọ ngắn; số khác ít hơn, làm bằng đá. Mái nhà lợp bằng ngói đỏ làm vui mắt và tạo được cảm giác yên bình…”. Tính cách quan trọng của con đường Catinat thể hiện ở chỗ nó được thực dân Pháp sử dụng làm trung tâm của bộ máy thuộc địa.
12/5/20
Hồng Kông: Một thế hệ tù tội
RFI Thụy Mi ngày 4.12.2020
Ba khuôn mặt trẻ tiêu biểu là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) 24 tuổi, Chu Đình (Agnes Chow) 23 tuổi, Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam) 26 tuổi đã lãnh án 13 tháng rưỡi, 10 tháng và 7 tháng tù giam. Đối với Hoàng Chi Phong, nhà đấu tranh được thế giới biết đến nhiều nhất, đây là lần thứ tư anh phải vào tù. Trong một bài đăng trên Facebook một ngày trước phiên xử, anh nhắc lại những ngày tù tội : thức ăn tồi tệ, những song sắt nặng nề, sống chung đụng, hiếm khi được nhìn thấy bầu trời…
Bị tạm giam từ hôm 23/11, Hoàng Chi Phong bị biệt giam ba ngày. Anh viết : « Dù đã từng bị tù ba lần, việc bị tống vào xà-lim biệt giam vượt quá những gì tôi vẫn nghĩ. Cần phải có rất nhiều thời gian và năng lượng để giữ bình tĩnh và lấy lại tinh thần. Đèn trong phòng giam được mở 24/24, tôi phải kéo khẩu trang lên che mắt để cố ngủ ». Chủ tọa phiên tòa Wong Sze Lai nổi tiếng khắc nghiệt trong số các thẩm phán Hồng Kông, nói rằng những bản án nặng có tác dụng răn đe. Tuy nhiên với những người trẻ bị kết án mà Le Monde đã gặp gỡ thì chưa hẳn thế.
Bị tạm giam từ hôm 23/11, Hoàng Chi Phong bị biệt giam ba ngày. Anh viết : « Dù đã từng bị tù ba lần, việc bị tống vào xà-lim biệt giam vượt quá những gì tôi vẫn nghĩ. Cần phải có rất nhiều thời gian và năng lượng để giữ bình tĩnh và lấy lại tinh thần. Đèn trong phòng giam được mở 24/24, tôi phải kéo khẩu trang lên che mắt để cố ngủ ». Chủ tọa phiên tòa Wong Sze Lai nổi tiếng khắc nghiệt trong số các thẩm phán Hồng Kông, nói rằng những bản án nặng có tác dụng răn đe. Tuy nhiên với những người trẻ bị kết án mà Le Monde đã gặp gỡ thì chưa hẳn thế.
Labels:
Hong Kong,
phong trào dân chủ,
rfi,
Thụy Mi
Nước Pháp của Giscard hào hiệp với thuyền nhân Việt
RFI Thụy Mi ngày 4.12.2020
Trong ký ức về cố tổng thống Pháp, có « Giscard và thuyền nhân ». Đó là những hình ảnh mà người ta đã quên đi : những chiếc thuyền chật ních những con người đói khát với ánh mắt khắc khoải trên Biển Đông dậy sóng.
Hàng trăm ngàn boat-people, và bằng ấy người trong những trại tị nạn quá tải ở Thái Lan, đã chạy trốn bọn đồ tể Khmer Đỏ ở Cam Bốt, cuộc nội chiến ở Lào và quân cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam. Từ sau khi Sài Gòn sụp đổ tháng 4/1975 và Phnom Penh rơi vào tay Pôn Pốt, những hình ảnh dưới chế độ độc tài đỏ nhắc lại thời kỳ chiến tranh lạnh. Tại nước Pháp của Giscard, những thuyền nhân từ Đông Dương cũ đã gây xúc động, tạo ra một làn sóng tương trợ chưa từng thấy. Xã hội dân sự cùng với giới trí thức đòi hỏi chính phủ phải giúp đỡ những người tị nạn này.
Cánh hữu chống cộng đã bắt tay với cánh tả đang ân hận vì sự mù quáng trước Khmer Đỏ khát máu và quân đội « Bác Hồ ». Bác sĩ Bernard Kouchner, trên chiếc tàu Đảo Ánh Sáng (L'ile de lumière) đi vớt thuyền nhân trên Biển Đông đã từng nói: cái chết không có hữu hay tả. Điểm nhấn của phong trào nhân đạo này là sự kiện hai tên tuổi lớn và là kẻ thù của nhau suốt 30 năm đã cùng lên tiếng vào tháng 6/1979. Trước một rừng camera và micro, triết gia chủ trương tự do Raymond Aron và triết gia mác-xít Jean-Paul Sartre kêu gọi: « Có những con người sắp chết, cần phải cứu họ ».
Nước Pháp của Giscard vừa mới ngưng nhận lao động nhập cư đã mở cửa, tạo công ăn việc làm, cấp nhà cửa, quốc tịch cho những người tị nạn Việt, Miên, Lào – được coi là những người ngoại quốc kín tiếng và cần cù. Từ năm 1975, Pháp nhận trên 1.000 người/tháng và đến 1989 đã tiếp đón tổng cộng 128.000 người tị nạn Đông Dương. Những thuyền nhân này đều biết ơn ông Valéry Giscard d’Estaing đã cứu họ khỏi những con tàu vượt biên và trại tị nạn.
12/4/20
Subscribe to:
Posts (Atom)