5/7/18
5/4/18
TỪ MỸ THO ĐẾN GARDEN GROVE
Bài này viết trước khi chị Nguyễn Thị Của ( hiền thê anh ĐẶNG KIM THU- K 19 VBĐL ) qua đời ngày 27 tháng 1/2017 .
HV ( HVC )
TỪ MỸ THO ĐẾN GARDEN GROVE
Câu chuyện bắt đầu từ hôm anh từ Cai Lậy về Mỹ Tho dự tang lễ của một đồng đội chung quân trường, cùng đơn vị và cũng là bạn học thời niên thiếu. Người chiến sĩ Mũ Nâu vắn số rất được gia đình của vị hôn thê thương mến nên khi biết anh là bạn thân, thì từ sau ngày đau buồn đó, tình cảm của cả nhà dành cho anh nồng nàn không kém những gì đã dành cho người quá cố. Một thời gian sau thì mỗi lần có dịp về phép, anh đều ghé qua chào hỏi và thăm viếng họ như người bạn tử sĩ của anh vẫn hay làm trước đó. Thêm một thời gian nữa thì tình thân trở nên đậm đà như thể anh là con trong gia đình và là anh của người thiếu nữ chưa kịp kết hôn đã trở thành góa bụa. Từ dạo đó, cứ mỗi lần biết tin anh về thăm nhà thì song thân người con gái ấy luôn nhắn tin mời anh qua ăn cơm với gia đình hoặc gởi chút quà - thường là bánh mứt và các loại thực phẩm khô- để anh mang ra đơn vị lúc hành quân. Thân tình cứ thế tăng dần theo thời gian. Cho đến một hôm, khi anh vừa về đến nhà thì ba má cô gái cho người mời qua gặp ông bà để có chuyện quan trọng cần bàn thảo.
NỖI BUỒN VONG QUỐC
Tháng 5! Trắng một màu nắng mới
Hạt phân vân đọng giữa mặt người
Cảm thương thân sống như chùm gởi
Kiếp phiêu bồng, lòng thiếu nguồn vui.
Trong trí cạn của vùng ký ức
có tháng 5 rũ bóng Quân Kỳ
Trong nhật ký của đời du mục
đậm từng hàng tử biệt, sinh ly.
5/3/18
Du khách đổ bộ "Bàn Môn Điếm", thử bắt tay xuyên biên giới như hai ông Kim - Moon
Hồng Anh (Soha/Thời Đại) | 03/05/2018 13:15
Ảnh: Yonhap.
Do Khu vực An ninh chung (JSA) rất hạn chế cho người ngoài tiếp cận nên du khách đã lựa chọn phim trường Namyanju để trải nghiệm bắt tay như hai ông Kim Jong-un và Moon Jae-in.
- Hậu trường thượng đỉnh: Ông Kim Jong-un nhẹ nắm tay vợ, nhường phu nhân Hàn Quốc đi trước
- Hậu trường Thượng đỉnh: Tôn trọng đối phương, ông Kim Jong-un lẳng lặng ra ngoài hút thuốc
- [PHOTO STORY] - 7 cái bắt tay lịch sử giữa hai miền Triều Tiên
Cuộc gặp gỡ lịch sử của lãnh đạo hai nước Hàn-Triều hôm 27/4 vừa qua đã thu hút sự quan tâm rất lớn của đông đảo dư luận hai nước và trên thế giới. Sự kiện này không chỉ tạo ra những biến chuyển tích cực về chính trị trên bán đảo Triều Tiên, mà còn tạo ra những 'cơn sốt' mới trong xã hội Hàn Quốc.
Củ khoai Yên Bái
Bác sĩ Nguyễn Đình Phùng – Bác Sĩ Phạm Hữu Phước.
Phước nhìn tôi mỉm cười:
“Mày đói lắm hay sao mà hối vợ mày làm cơm dữ vậy?”
Tôi vừa ra phi trường đón Phước về.
Chúng tôi không gặp nhau đã hơn ba mươi mấy năm. Tôi chỉ nghe nói Phước vượt biên nhiều lần nhưng không thoát, bị giam cầm nhiều năm. Cứ mỗi lần được thả ra, Phước lại tìm đường trốn, đến lần thứ bảy hay thứ tám gì đó, Phước mới sang được Úc, định cư tại đây và được hành nghề bác sĩ trở lại, tại Melbourne .
Tôi không tưởng tượng được có ngày nghe lại giọng nói của Phước qua đầu dây điện thoại, hẹn sẽ sang chơi và đến thăm nhà.
Tôi và Sài Gòn
Đỗ Duy Ngọc
Tôi vốn không phải là dân Sài Gòn. Tôi là thằng con trai miền Trung vô Sài Gòn kiếm cái chữ từ những năm cuối của thập niên sáu mươi, đầu bảy mươi của thế kỷ trước. Là thằng sinh viên nghèo tự lập chẳng ai nuôi nên tôi chỉ quanh quẩn ở những xóm lao động của Sài Gòn hoa lệ thời ấy. Để tiện việc học hành, và vì lúc đấy cũng chẳng có phương tiện di chuyển, tôi bám trụ khu Trương Minh Giảng suốt quãng đời đi học. Cho đến khi đi làm mua nhà, tôi vẫn quanh quẩn khu vực ấy. Thế nên Sài Gòn trong tôi là những xóm nghèo, Sài Gòn với tôi là những người lao động nghèo, những căn nhà nho nhỏ, lụp xụp bên bờ kinh Nhiêu Lộc mà bây giờ không còn nữa. Ngay đống rác ngay chân cầu Trương Minh Giảng thuở xưa cũng là nơi ghi dấu nhiều ký ức cùa tôi một thời đã đi qua không trở lại.