Chung Thế Hùng
5/13/16
Bà Mẹ Tây
Tác giả là một Dược Sĩ hồi hưu. Ông tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Saigon 1968. Định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên một chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể]. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
* * *
- Gió đông gió tây, gió nào đã đưa cậu tới đây?
- Chẳng có gió đông, chẳng có gió tây, chỉ có "gió chướng" thôi. Gió chướng đã mang tôi tới đây để gặp tên bạn "khỉ gió" thuở còn tắm truồng đấy!
- Cậu lúc nào cũng ăn nói "khó tiêu". Dễ có trên ba chục năm không gặp cậu. Thú thật đi, có phải cậu đến đây để thăm bà bé không? Tôi không mách bà xã cậu đâu. Đừng lo.
- Cậu đoán đúng mới có một nửa. Đúng, tôi vừa đi thăm viếng một người đàn bà.
- Ai thế? Tôi có biết người đó không?
5/12/16
nằng nặng đêm tù
-sLs-
Gió trở giọng buồn đêm tối đen
Chuyện trong cổ tích vẫn chưa quên
Một thời máu lệ tràn như suối
Ai lỏng tay gươm trước lệnh hèn
Mượn Tay Nắng Chiều
Dạo:
Mượn nắng hoàng hôn,
Gửi hồn lang bạt.
Biển đời bát ngát,
Biết lạc về đâu.
Cóc cuối tuần:
Mượn Tay Nắng Chiều
Tay cầm vạt nắng chiều phai,
Đem hồn xác tách ra hai mảnh rời.
Xác thành phỗng đá nhìn đời,
Hồn trôi theo gió về nơi mịt mù.
5/10/16
Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam!
Rỗi rảnh, cùng nhau đọc những câu tỏ tình mộc mạc của dân quê miền Nam, vui vui, nhẹ nhàng mà ngọt ngào.
Tóc em không bới thì cài,
Em cứ gỡ hoài, bối rối dạ anh...
Sự mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây. Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở thành ‘liều mạng’:
5/8/16
Đây mới thực là cao nhân chân chính!
Tác giả: Theo NTDTV | Dịch giả: Minh Nữ
24 Tháng Hai , 2016
Cao nhân chân chính, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại.
Thế nào gọi là cao nhân? Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.
Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ ngôi nhà đánh ba ván cờ.