2/23/16

THE SOUND AND THE FURY

Hoàng Ngọc Nguyên

Nếu nhà văn William Faulkner còn sống, hẳn ông sẽ có cảm hứng viết tập hai cho tuyệt tác được giải Nobel văn chương của ông. The Sound and the Fury (bấm vào Link để đọc bản dịch). Âm thanh và cuồng nộ. Bởi vì trong mùa bầu cử này, đó chính là những gì chúng ta đang nghe và đang chứng kiến. Âm thanh từ những cuộc tranh cãi chí chết giữa các ứng cử viên. Cuồng nộ là phản ứng của người dân đi bỏ phiếu trong vòng sơ bộ.

ĐOẠT GIẢI TỪ ĐÁY MỒ

Hoàng Ngọc Nguyên



Năm 2016 dĩ nhiên chỉ mới bắt đầu, còn lâu lắm mới chấm dứt, nhưng chắc chắn người ta có thể nói rằng đây là một năm lịch sử theo nhiều nghĩa của nó (có nhiều biến động đáng để lịch sử ghi lại, và có những tác đông then chốt đến chiều hướng lịch sử), và cũng là một năm, tuy chưa hết tháng hai, người ta có cảm tưởng tạp chí Time đã chọn được “Person of the Year”. Điều này có nghĩa là bao nhiêu nhân vật khác, bất kể họ có thể làm được bất cứ chuyện gì chọc trời khuấy nước trong hơn 10 tháng còn lại của năm 2016, cũng chẳng thể đoạt được danh hiệu “Nhân vật trong năm”  này – kể cả ông Donald Trump, hay Vladimir Putin, hay Sarah Palin hay ISIS). Và điều đặc biệt của “Person of the Year” năm nay, trong sáu tuần ngắn ngủi ông còn tại thế trong năm nay, ông đã chẳng gây nên tiếng vang gì, nhưng chính sự vắng mặt của ông trong thời gian hơn 10 tháng của năm lại tạo nên vô kể những nao nức, nôn nóng, nôn nả trên chính trường và trong đất nưóc nói chung.

2/21/16

NGÀY VỀ TỪ NÚI RỪNG HIỆP ĐỨC

Chiếc xe đò liên tỉnh chậm rãi rời bến Thăng Bình, quẹo trái trên quốc lộ 1 rồi ngược bắc, chạy về hướng Đà Nẵng. Quang cảnh ven đường không có gì khác lạ sau một năm thay đổi chủ, nhưng có vẻ lắng trầm hơn xưa khi xe cộ thưa thớt và không còn cảnh tất bật cuối ngày như trước đây. Nắng chưa ngã màu. Chiều đang xuống chậm. Gió lùa vào xe, rười rượi mát. Chúng tôi lại im lặng. Từ lúc chia tay với Trần Ngọc Dũng, chúng tôi càng thêm ít nói mặc dù trong lòng thì ngổn ngang muôn ngàn mối. Anh em Nguyễn văn Bôn, Nguyễn Văn Tài thiu thiu nhắm mắt, còn tôi thì nhìn bâng quơ ra phía trước, lòng nao nao một cảm giác vui, buồn lẫn lộn. Khi rời khỏi trại tù của núi rừng Hiệp Đức, chắc chắn người nào cũng nhận vài mảnh giấy nhắn tin nhờ chuyển cho gia đình hay thân nhân của bạn bè và chiến hữu đồng cảnh còn ở lại. Tôi trở ra Đà Nẵng thay vì cùng với anh bạn gốc Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên TQLC xuôi nam để sớm về tới Sàigòn- ngoài việc trao thư của anh rể một người bạn cho vợ con- thì tôi muốn thăm lại thành phố mà tôi gắn bó hơn một năm trước khi tức tưởi tan hàng.

TIỆC MỬNG XUÂN BÍNH THÂN CỦA THỤ NHẬN PARIS VÀ HỘI CỰU DU HỌC SINH TẠI NHẬT BẢN (EXRYU)


12 giờ trưa 13 tháng giêng âm lịch (20/02/2016), khoảng 80 hội viên thuộc hai gia đình Thụ Nhân Paris và Exryu nối vòng tay lớn, cùng sinh hoạt mừng xuân Bính Thân tại nhà hàng Chez Châu ở Noisiel. Trong tiếng Pháp, Ex có nghĩa là Cựu. Ryu : (留学生 : Du Học Sinh), Exryu là Hội Cựu Sinh viên Việt Nam du học ở Nhật. Cũng như đại gia đình Thụ Nhân có mặt khắp nơi, hội Exryu sinh hoạt tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Pháp, năm nay hai hội Thụ Nhân và Exryu kết thông gia, vì chủ tịch hội Thụ Nhân Âu Châu là chị Trần Thị Châu, còn anh Nguyễn Văn Tú, chồng chị Châu, hiện là phó hội trưởng Eyryu tại Pháp.


Thầy và Cô Lâm Thanh Liêm và thầy Trần Văn Ngô đã chủ tọa
tiệc xuân liên hội, gắn bó với truyền thống anh đào Đà Lạt và Nhật Bản.
                                                         
Hàng 1 : từ trái qua phải : anh Nguyễn Văn Tú, anh Mai Đăng Đức, thầy Trần Văn Ngô, thầy cô Lâm Thanh Liêm. Chị Trần Thị Châu đứng sau thầy Lâm Thanh Liêm.

NGÀY RA TRẠI

Vừa ra khỏi cổng là không ai hẹn ai, tất cả đều quay lại nhìn nơi mình vừa rời bỏ. Vài nụ cười kèm tiếng thở phào...nhẹ nhỏm! Không có lời xì xào hay câu trao đổi. Im lặng! Nhưng không phải là sự im lặng của lo lắng, sợ sệt, hay của lòng cam chịu như khi lần đầu bị lùa vào trại lao động khổ sai mang mỹ từ ..: cải tạo, mà là thứ im lặng để tận hưởng tự do, cho dù chỉ là thứ tự do tạm bợ vì trong tờ giấy phóng thích có ghi câu: " địa phương chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục "....

VỀ... ĐI

Đi: chưa đến! Về: xa xăm!
Đường thiên lý nhạt bóng rằm nguyên tiêu
Bước chân du mục từng chiều
còn in dấu mỏi của phiêu lãng đời