1/28/16

DI SẢN NGUYỄN TẤN DŨNG

Nguyễn Quang Duy

Ván cờ đã kết thúc Nguyễn Phú Trọng tiếp tục vai trò, Nguyễn Tấn Dũng ra đi không hẹn ngày trở lại.
Sau 20 năm trong Bộ Chính Trị và 10 năm làm Thủ Tướng ông Dũng để lại di sản như sau:
Thứ nhất, nợ quốc tế cao ngất trời. Nợ đến độ không còn ai muốn cho vay. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phải đặt câu hỏi “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới”?
Thứ hai, vay phải trả. Người Việt từ bé đến già mỗi người đã nợ quốc tế hằng ngàn Mỹ Kim và mỗi người mỗi năm phải trả cả vốn lẫn lời hằng trăm Mỹ Kim.

NỘI CHIẾN LÀ MẶT NGOÀI CỦA KHỦNG HOẢNG

Hoàng Ngọc Nguyên


 
Cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Cộng Hòa tại tiểu bang Iowa vào ngày1-2 sắp đến sẽ xác nhận một điều bất ngờ vĩ đại nhất mà người ta ngày càng tin sẽ là sự thật: cuộc đua tranh trong đảng này rốt cuộc sẽ chỉ diễn ra giữa hai người ít ai ngờ nhất, và hai người vẫn được xem là bất hảo nhất. Chẳng phải là cựu Thống đốc Jeb Bush với thế mạnh của gia đình Bush. Cũng chẳng là Thống đốc tiểu bang Ohio nhiều kinh nghiệm John Kasick. Hay các cựu thống đốc như George Pataki, Mike Hucabee, Rick Perry. Hay các thống đốc quen thuộc như Chris Christie và Scott Walker. Mà là giữa ông Donald Trump, một nhà kinh doanh đầu tư địa ốc nhiều thủ đoạn làm ăn, và Thượng nghị sĩ Ted Cruz của tiểu bang Texas, một phần tử cực đoan của Trà Hội mà không một người Cộng Hòa nào ở Thượng Viện Mỹ muốn đến gần. Ông Trump là người mà giới chính thống và bảo thủ của đảng chưa bao giờ nghĩ đến. Còn ông Cruz, cực đoan như ông thì ngay cả trong đảng người ta còn không chịu được. Huống chi người ngoài như cử tri Dân Chủ hay độc lập. Cho nên trong đảng người ta đang tranh cãi: Cruz và Trump, ai tệ hơn ai (who’s worse). Ai nguy hiểm hơn ai. Người ta hầu như đã quên tất cả 8-9 ứng cử viên còn lại. Và quên cả những vấn đề của đất nước để tập trung vào một chuyện thực tế: bầu ai bỏ ai. Bởi vậy mà những người quan sát chính trị đang đặt ra câu hỏi: Phải chăng Donald Trump đang gây ra một cuộc nội chiến trong đảng Cộng Hòa?

1/27/16

Kết thúc buồn cho Nguyễn Tấn Dũng


Người Buôn Gió
26-1-2016

Như trong bài phân tích trước có tên Ngõ Hẹp cho Nguyễn Tấn Dũng đã nêu. Nếu ông Dũng đi theo lộ trình của nghị quyết 244 cơ hội của ông sẽ cực kỳ nhỏ. Bất cứ cửa ải hẹp nào đều có các đối thủ chực sẵn để phá.

Nguyễn Tấn Dũng đã được sự đề cử rất cao để ở lại. Nhưng nghị quyết 244 lại có một điều rất oái ăm, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Là người được đề cử phải làm đơn xin rút. Sau đó đại hội xét bỏ phiếu lần nữa xem có đồng ý cho rút hay không.

Khi Nguyễn Tấn Dũng đến bước này, Vũ Ngọc Hoàng vốn là phó trưởng ban tuyên giáo, đồng hương với Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trắng trợn trên báo chí là không nên bỏ phiếu cho những người đã xin rút.

1/26/16

Báo cáo Chính trị-Kinh tế của Nguyễn Phú Trọng

(VnMedia) -  Vừa qua, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh của Mỹ CDC thông báo về vụ ngộ độc tại Kansas do ăn kem nhiễm khuẩn Listeria. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã cung cấp một số kiến thức về bệnh do nhiễm khuẩn Listeria gây ra.

>>>Tử vong do ăn kem bị nhiễm khuẩn Listeria

Bệnh do Listeria là một nhiễm khuẩn với biểu hiện bệnh lý chủ yếu là hội chứng viêm não, màng não hay nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh, người lớn và gây sảy thai ở phụ nữ có thai, do các  týp 1a, 2a, 1b, 2b, 4b của trực khuẩn Listeria monocytogenes, thường dưới dạng ca bệnh tản phát ở trẻ sơ sinh, đôi khi có những vụ dịch nhỏ hoặc vừa do nhiễm khuẩn theo đường thực phẩm có nguồn gốc từ các loài động vật và sản phẩm của chúng.

1/25/16

Anh: Bỏ băng đeo tay với người tỵ nạn




Thành phố Cardiff ở xứ Wales phải ra lệnh bỏ yêu cầu bắt người xin tỵ nạn đeo băng đỏ ở tay.

Quy định do một công ty làm hợp đồng dịch vụ ăn ở cho người xin tỵ nạn tại Cardiff buộc họ đeo băng ở tay để nhận khẩu phần ăn ba ngày một lần miễn phí.