9/5/14

Quyền lực phát ra từ nòng súng!

DC&PT - Thời Sự 2014

Đặt lại những vấn đề căn bản của quyền lực ở VN hiện nay:

Quyền lực phát ra từ nòng súng!

  • Tại sao “Cách mạng Mùa thu” biến thành chế độ toàn trị coi dân như nô lệ?
  • Sau 69 năm cướp chính quyền: Đặt lại vấn đề ĐCS còn tư cách cầm quyền hay không?

Âu Dương Thệ

Thời con người còn ăn lông ở lỗ, trong những cuộc tranh giành phẩm vật thường kẻ nào có sức mạnh sẽ thắng, có thể giết chết đối thủ và chiếm toàn bộ chiến lợi phẩm. Đây là thời kì con người sống theo „luật rừng xanh“, theo kiểu „ chúa tể sơn lâm“, cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh giết kẻ yếu!

Tới thời phong kiến sự thay đổi quyền lực trong xã hội cũng dựa trên bạo lực, kẻ nổi loạn thường nêu cao chính nghĩa trừ vua bạo ngược, khi đánh thắng được vua chúa đương thời thì tự mình xưng làm vua chúa mới. Người chiến thắng tự coi các tài sản thiên nhiên và sinh mạng của người dân trong nước là tài sản riêng của giòng họ mình, không những thế còn tự giành quyền cha truyền con nối hết đời nọ đến đời kia. Khi người chiến thắng trở thành vua, lập quân đội riêng chỉ biết trung thành với mình, định ra các luật lệ để bảo vệ ngai vàng, sẵn sàng dùng các lực lượng quân sự đàn áp những cuộc chống đối của nhân dân, coi dân như sở hữu riêng, thậm chí như cỏ dại!

9/1/14

Tưởng Rằng Đã Yên

Tác Giả: Hồng Hoang
Mọi chuyện rồi cũng êm xuôi. Và sẽ chìm vào quên lãng như định luật thời gian. Huấn nghĩ như vậy trong lúc một mình ngồi trên phiến đá nhìn dòng sông hiền hòa, phẳng lặng. Huấn nhìn mãi vào nơi chiếc xe mình đã lao xuống cách đây sáu tháng... Nơi đó, linh hồn Trinh, người vợ thông minh, xinh đẹp của Huấn, đã rời khỏi thân xác.
    Huấn bây giờ là người góa vợ, cô đơn đi, về lặng lẽ như một chiếc bóng. Nhiều lúc Huấn tự hỏi: mình còn làm được gì, khi hạnh phúc đã chợt đến rồi chợt đi? Ân hận không? Hối tiếc không? Còn nữa, Huấn không biết mình có nên vui mừng hay không, khi những cuộc điều tra, thẩm vấn của cảnh sát đã thật sự chấm dứt. Bởi vì trước sau gì Huấn cũng giữ đúng một lời khai:

Xa Vắng

Anh chưa đi mà sao em đã nhớ
Anh chưa về em mòn mỏi đợi trông
Niềm thương yêu em giữ kín trong lòng
Anh không biết, ngỡ là em hờ hững!

Hoàng hôn đến, tâm hồn em lơ lửng
Đón trăng về, nghe chó sủa canh khuya
Biệt ly sầu không phải dễ ai chia
Khi một kẻ đã đi về hướng khác!

Người ở lại luôn chịu nhiều mất mát
Nỗi buồn này thật không dễ nguôi ngoai
Ôm chăn đơn thao thức suốt đêm dài
Nằm gối chiếc chập chờn cơn ảo mộng

Hàng dương liễu bên hồ đang rủ bóng
Rặng thông già hiu hắt tiếng reo xưa
Thu sắp về, mưa đã đến rồi chưa?
Làn mây trắng lững lờ nghe gió gọi...

Xuân Nhan
Cali, 31-08-2014

8/26/14

Cái thời công chức hầu hết đều là "con cháu" các Cụ cả

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 24.8.2014

alt

Trong tuần qua, hơn 40,000 người đã xếp hàng nộp đơn thi vào ngành thuế trên toàn quốc, mặc dù ngành này chỉ tuyển dụng 1,700 nhân viên. Ngành thuế được xem là tốt để ăn hối lộ, còn được gọi là “ăn vặt” và là niềm mơ ước cho nhiều người. (Getty Images)

8/23/14

Chia tay Thương xá Tax

Trong bài viết này, tác giả không nói đến những cuộc chia tay như vậy mà chỉ bàn đến sự chia tay Thương xá Tax của những người Sài Gòn đã từng, không ít thì nhiều, gắn bó với một địa điểm thường lui tới tại trung tâm thành phố có tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Tôi biết đến Thương xá Tax từ năm 1953 khi gia đình từ miền Bắc di cư vào Nam thời Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Tax đã hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1880 trong thời Pháp thuộc với cái tên “Cửa hàng Charner” (Grands Magasins Charner – GMC) tại góc của hai con đường Charner (Nguyễn Huệ ngày nay) và đường Bonard (Lê Lợi).

Những cái tên đường “rặt Tây” như Charner, Bonard được chính phủ Bảo hộ đặt từ năm 1865 để vinh danh Đô đốc Hải quân Pháp, Léonard Victor Joseph Charner (1797-1869) và Louis Adolphe Bonard (1805 - 1867), là những người có liên quan đến việc chinh phục Đông Dương của quân đội Pháp.

Trước đó, đường Bonard mang một cái tên rất bình dân: “Đường 13”. Đó chỉ là một con đường trong một xóm nhỏ mà cư dân địa phương thời đó gọi bằng một cái tên cũng dân dã không kém: “Xóm Thơm”.

Mãi đến năm 1955, Ban Quản lý Định cư dưới thời Tổng thống Diệm mới đổi tên đường Charner thành Nguyễn Huệ, đường Bonard trở thành Lê Lợi. Hai tên đường từ đó mang tên các danh nhân Việt thay thế những ông tướng Pháp và rất may, Nguyễn Huệ - Lê Lợi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Vị trí của “Cửa hàng Charner” (Grands Magasins Charner – GMC) thời Pháp thuộc

“Cửa hàng Charner” do “Công ty Thuộc địa các Nhà hàng lớn” (Société Coloniale des Grands Magasins - SCGM) xây dựng với số vốn ban đầu 12 triệu franc sau lên đến 30 triệu vào năm 1925.

8/20/14

Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai! Hay khép lại quá khứ để đóng cửa tương lai?

DC&PT - Thời Sự 2014

Âu Dương Thệ

Nguyên nhân và điều kiện để chính giới biết tưởng nhớ quá khứ và mở cửa tương lai thay vì khép lại quá khứ là đóng cửa tương lai.

Tâm lí và tri thức khác biệt của hai thái độ và lập trường này: Một bên có lí trí sáng suốt, thức thời và có ý chí dám vượt qua con đường mòn đã sai lầm của lịch sử; còn bên kia thì không dám vượt qua cái bóng của mình chỉ khư khư ôm ấp lấy quá khứ đã hoàn toàn bất cập với thời đại!

Tưởng nhớ quá khứ để mở cửa tương lai

Ngày Chủ nhật 3.8 tại ngọn núi Hartmannsweilerkopf nằm ở biên giới Pháp-Đức, nơi chôn vùi hàng chục ngàn binh sĩ Pháp-Đức tử thương, hai Tổng thống Pháp-Đức F. Hollande và J. Gauck đã cùng nhau nghiêng mình trước những binh sĩ hai nước đã phải hi sinh đúng 100 năm trước trong Thế chiến thứ nhất. Chính nơi này 100 năm trước đã diễn những trận đánh trận địa chiến giữa hai bên cực kì tàn khốc và dã man làm cho hàng chục ngàn binh sĩ hai bên đã bị chôn vùi trong khu vực này. Sự khốc hại và dã man đến nỗi các thế hệ sau đã đặt cho núi này một tên mới là „Núi ăn thịt người“!