3/2/13

Nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp của HĐGMVN

Hôm 1-3, thư ký HĐGMVN đã gửi thư góp ý của Ban Thường vụ HĐGMVN cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dưới dây là nội dung bức thư

March 2, 2013 

Nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp của HĐGMVN thumbnail

Hội đồng Giám mục Việt Nam
40 Phố Nhà Chung – Hà Nội

CÁC GIÁM MỤC CÔNG GIÁO VIỆT NAM

NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý

DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 (SỬA ĐỔI NĂM 2013)

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã công bố bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2-1-2013 đến ngày 31-3-2013. Chúng tôi tán thành việc làm này, vì Hiến pháp của một quốc gia trước hết và trên hết phải là của chính người dân, do ý thức trách nhiệm của người dân và để phục vụ mọi người dân, không loại trừ ai. Ý thức trách nhiệm công dân, nhân danh Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ban Thường vụ kính gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và nhân dân cả nước một số nhận định và góp ý.

I.                   Quyền con người
Bản Dự thảo đã dành cả chương II (điều 15-52) để nói về quyền con người. Quyền con người đã được chính thức nhìn nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (10-12-1948), và Việt Nam cũng đã ký kết. Bản Dự thảo đã liệt kê khá đầy đủ những quyền cơ bản của con người. Vấn đề là làm thế nào để những quyền ấy được hiểu đúng, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo pháp luật trong thực tế?

Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá con người, do đó là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm và bất khả nhượng. Phổ quát vì tất cả mọi người, thuộc mọi thời và mọi nơi, đều được hưởng những quyền đó. Bất khả xâm phạm vì xâm phạm là tước đoạt phẩm giá làm người. Bất khả nhượng vì không ai được phép tước đoạt những quyền đó của người khác.

Quyền bính chính trị được nhân dân trao cho nhà cầm quyền là để tạo điều kiện pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc thực thi quyền con người, chứ không phải để ban phát cách tùy tiện. Do đó, để quyền con người thực sự được “Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo hiến pháp và pháp luật” (điều 15), chúng tôi thấy cần làm sáng tỏ một số điều.

Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khả nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.

Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Đây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật. Nếu cần một nền tảng, chúng tôi thiết nghĩ đó phải là truyền thống văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, chứ không phải một hệ ý thức nào khác. Truyền thống văn hóa ấy đã được hình thành trải qua nhiều thế kỷ, giúp dân tộc Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước, kiến tạo lối sống đầy tính nhân văn. Nền văn hóa đó chính là nền tảng cho đời sống xã hội của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng mới có thể và cần được đón nhận để bổ túc cho phong phú, nhưng không thể thay thế. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc giữa những thay đổi mau chóng của thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

Hiến pháp cần xác định rõ: mọi người đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền. Quyền con người là những quyền gắn liền với phẩm giá làm người, và vì thế, là những quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng. Lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng cho việc tổ chức và điều hành xã hội Việt Nam.

Nêu rõ nội dung quyền được sống (đối chiếu với điều 21 Dự thảo): mọi người đều có quyền sống. Không ai được phép tước đoạt sự sống của người khác, từ khi thành thai đến khi chết. Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ sự sống con người. Mọi người đều có quyền bảo vệ sự sống của mình, miễn là không làm tổn hại đến sự sống của người khác.

Nêu rõ quyền tự do ngôn luận (đối chiếu điều 26 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình.

Nêu rõ quyền tự do tôn giáo (đối chiếu với điều 25 Dự thảo): mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này bao hàm việc làm tự do theo hay không theo một tôn giáo nào hoặc chủ thuyết nào được coi là bó buộc đối với người dân Việt Nam. Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo như: đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, chia tách sát nhập…Các tổ chức tôn giáo có quyền tự do hoạt động xã hội cộng đồng như giáo dục, y tế…

II.                Quyền làm chủ của nhân dân
Quyền bính chính trị cần thiết để điều hành xã hội, nhưng chủ thể của quyền bính chính trị phải là chính nhân dân xét như một toàn thể trong đất nước. Nhân dân trao việc thi hành quyền bính ấy cho những người có năng lực và tâm huyết mà họ bầu làm đại diện cho họ, bất kể người đó thuộc đảng phái chính trị hoặc không thuộc đảng phái nào. Chỉ khi đó mới có Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân” (Lời nói đầu). Vì thế việc tự do ứng cử của mỗi công dân là đòi hỏi tất yếu trong một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Đồng thời việc bỏ phiếu công khai, khách quan và công bằng, là đòi hỏi cần thiết để người dân có được những đại diện mà họ tín nhiệm. Chính nhân dân có quyền đánh giá năng lực của những đại diện họ đã bầu, và khi cần, họ có quyền thay thế những đại diện đó.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

Hiến pháp cần phải làm nổi bật quyền làm chủ nhân dân, không chỉ bằng một mệnh đề lý thuyết nhưng cần được thể hiện trong những điều khoản cụ thể của Hiến pháp, và có thể thi hành trong thực tế. Bản Dự thảo khẳng định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (điều 2). Nhưng trong thực tế, công nhân, nông dân và trí thức là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Thực tế đó cho thấy khẳng định về quyền làm chủ của nhân dân chỉ có trên giấy tờ và lý thuyết.

Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào (x.điều 4), vì chủ thể của quyền bính chính trị là chính nhân dân, và nhân dân trao quyền bính đó cho những người họ tín nhiệm qua việc bầu chọn. Những cá nhân được bầu phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc họ làm, chứ không thể là một tập thể mơ hồ rồi cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả.

Hiến pháp hiện hành chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ không công nhận quyền sở hữu đất của công dân. Điều này đã gây ra nhiều lạm dụng và bất công nghiêm trọng. Vì thế, Hiến pháp mới cần công nhận quyền sở hữu đất đai của công dân và các tổ chức tư nhân như tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới.

Hiến pháp phải tôn trọng quyền tham gia hệ thống công quyền ở mọi cấp, của mọi công dân, không phân biệt thành phần xã hội, sắc tộc, tôn giáo…

III.              Thi hành quyền bính chính trị
Quyền bính chính trị mà nhân dân trao cho nhà cầm quyền được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để những quyền bính này được thi hành cách đúng đắn và hiệu quả, cần có sự độc lập chính đáng của mỗi bên và vì công ích của toàn xã hội. Trong thực tế của Việt Nam nhiều năm qua, đã không có được sự độc lập này, dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền, gây ra nhiều bất công, suy thoái về nhiều mặt: kinh tế, xã hội, đạo đức. Cuối cùng, người dân nghèo phải gánh chịu mọi hậu quả và Việt Nam, cho đến nay vẫn bị xem là một nước kém phát triển.

Nguyên nhân sâu xa là không có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền. Điều này thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp 1992, và Dự thảo vẫn tiếp tục đường lối như thế.

Một đàng, điều 74 khẳng định Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; đàng khác, điều 4 lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy, ai lãnh đạo ai? Phải chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ là thứ dân chủ hình thức?

Bản Dự thảo cũng dành nhiều chương dài để nói về Quốc hội (điều 74-90), về chủ tịch nước (điều 91-98), về chính phủ và thủ tướng (điều 99-106). Không có chương nào và điều nào nói về tổng bí thư đảng cầm quyền. Đang khi đó, thực tế là tổng bí thư nắm quyền cao nhất vì cũng theo Dự thảo, đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (điều 4)! Như thế phải chăng đảng ở trên pháp luật và ngoài pháp luật, chứ không lệ thuộc luật pháp? Nếu đảng cầm quyền đã lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội, thì còn cần gì Quốc hội, cần gì đến Tòa án!

Những phân tích trên cho thấy sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý ngay trong nội dung Hiến pháp. Sự bất hợp lý này dẫn đến tình trạng bất hợp lý trong thực tế cuộc sống, là nguồn gốc của những bất công, dẫn đến bất ổn xã hội, kìm hãm sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước.

Do đó, chúng tôi đề nghị:

Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.

Xác định tính độc lập của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; cung cấp nền tảng pháp lý cho việc thi hành những quyền này cách độc lập và hiệu quả.

Luật hóa sự kiểm soát của nhân dân đối với việc thi hành pháp luật bằng những quy định cụ thể.

Kết luận

Những nhận định và góp ý của chúng tôi chỉ nhằm mục đích góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân. Chúng tôi ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam.

Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2013

TM. Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam

Tổng thư ký                                   Chủ tịch

(đã ký)                                             (đã ký)

Cosma Hoàng Văn Đạt                 Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Giám mục Bắc Ninh                     Tổng Giám mục Hà Nội

Hội đồng Giám mục Việt Nam đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp

Trong-2

Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

 

Thanh Phương

Sáng ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong thư góp ý này, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi nên bỏ Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

3/1/13

Trung Quốc Phục Hưng và Phục Binh Trung Quốc

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Trung Quốc Phục Hưng và Phục Binh Trung Quốc

Sức mạnh đối ngoại và động loạn bên trong là hai mặt của một đồng bạc.

Đúng năm năm trước, vào Tháng Ba năm 2008, người ta đã thấy một tổ hợp đầu tư Hoa Kỳ nghiêng đổ, đó là công ty Bear Sterns, được thành lập từ năm 1923, 90 năm về trước. Biến cố tưởng như nhỏ nhoi đó bật lên tia lửa báo hiệu một vụ cháy rừng. Cùng thời điểm ấy, người dân Tây Tạng ở khắp nơi tổ chức biểu tình ghi nhớ biến cố 17 Tháng Ba năm 1959, khi thủ đô Lhasa của họ bị Hồng quân Trung Quốc chiếm đóng và vị quốc trưởng là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong qua Ấn Độ. Không chỉ biểu tình phản đối ách thống trị của Trung Quốc, dân Tây Tạng và những người tranh đấu cho nhân quyền còn "dàn chào" ngọn đuốc Thế vận đang biểu diễn vòng quanh thế giới trước khi châm lửa cho Thế vận hội Bắc Kinh...

Trung Quốc trả giá thê thảm cho sự phát triển vô tổ chức

Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Cộng: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Hơn 50 thành phố Trung Cộng đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, 75% rừng bị phá hủy...

Ngày 15/3/2013: Facebook sẽ ngừng hoạt động?

Theo thông tin mới nhất từ phát ngôn của người quản lý mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook-Mark Zuckerberg, thì bắt đầu từ ngày 15/3 tới, người dùng sẽ không truy cập được vào tài khoản cá nhân của mình.

Lý do mà Mark Zuckerberg đưa ra chính là “Facebook đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, việc quản lý nó đã hủy hoại cuộc sống của tôi. Vì vậy, tôi cần phải chấm dứt những điều tồi tệ này”.

cdc3994bca5555ade0157e7cdb9b0898.jpg

Facebook sẽ chính thức ngưng hoạt động từ 15/3 tới (Ảnh: weeklyworldnews)

Điều này đồng nghĩa với việc hàng trăm triệu người dùng Facebook trên toàn thế giới phải điều chỉnh cuộc sống không có mạng xã hội này trong vòng một năm tính từ ngày 15/03 tới. "Nếu không có Facebook thì mọi người sẽ phải ra ngoài để kết bạn thực sự. Đó là điều tốt"  - Zuckerberg khẳng định. 

Sau ngày 15/3 năm nay, Facebook sẽ bắt đầu hạn chế bớt các tiện ích trên mạng xã hội này để người sử dụng quen dần với một cuộc sống không có Facebook. Và đến ngày 15/03 năm sau, Facebook sẽ chính thức đóng cửa. "Nếu bạn muốn nhìn thấy hình ảnh của mình thì tốt nhất bạn hãy lưu nó vào phần dữ liệu nào đó, không phải thông qua Internet", Avrat Humarthi – Phó chủ tịch Nội vụ Kỹ thuật của Facebook cho hay. 

Hiện, Facebook là là một trong những doanh nghiệp giàu có nhất thế giới với trị giá kinh tế ước tính khoảng 7,9 tỷ USD. Tuy nhiên, Zuckerberg không quan tâm đến điều này mà cái anh ấy quan tâm chính là cuộc sống đằng sau nó.

Sau ngày 15/3 tới thì tất cả hình ảnh, ghi chú, liên kết và video của người dùng sẽ bị xóa vĩnh viễn.

Người ăn trưa trong xe

Trang Châu

Trang Châu là một bác sĩ quân-y, ông đã viết cuốn " những mẩu chuyện cuả người thầy thuốc". Cuốn sách này đã được giải nhất văn học nghệ thuật vào khoảng thập niên 1960 . "Ngươì Ăn Trưa Trong Xe " là một chuyện ngắn thật hay .

tercel_in_parking_lot

Ðiều khó khăn cho tôi trong dự tính bước đi một bước nữa là sợ bị lợi dụng. Tôi sợ đàn ông đến với tôi không vì tình mà vì quyền lợi của họ. Góa chồng vào tuổi 45 quả là một điều bất hạnh. Tôi không còn trẻ để nhờ cậy vào nhan sắc. Nhan sắc không phải tôi không có nhưng tôi sợ cái có đó không bền. Hình như càng lớn tuổi thời gian đi càng nhanh.