12/3/11

Mẹ Chồng

"Cường đấy hả? Mày không về mà coi con vợ mày nó hỗn với tao. Mày cứ đi biền biệt như vậy thì còn biết cái gì xảy ra ở cái nhà này nữa!"
Bà Hiển nghe tiếng xe hơi vào ga-ra, biết là thằng con trai bà đã về. Bà không kịp chờ cho nó vào tới phòng khách, mà bà ngồi ở phòng khách nói vọng ra, vì bà tức giận quá.

12/2/11

The Lady, người đàn bà gan lì, cành hoa lan sắt thép

 

The Lady kể lại một phần cuộc đời của Aung San Suu Kyi (DR)

The Lady kể lại một phần cuộc đời của Aung San Suu Kyi (DR)

Tuấn Thảo

Aung San Suu Kyi, người đàn bà gan lì, biểu tượng của dân tộc Miến Điện kháng cự lại sự đàn áp của một chế độ độc tài quân phiệt. Từ khi được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, bà Aung San Suu Kyi trở thành hiện thân của phong trào đòi tự do và dân chủ, noi theo tấm gương đấu tranh bất bạo động của bậc tiền bối là Nelson Mandela và nhất là Thánh Gandhi.

LÁ RÁCH ĐÙM LÁ NÁT

Khoảng 200 người xếp hàng trước quán ăn mở cửa trưa 22/10 ở phố núi Đà Lạt, mỗi người cầm trên tay 2.000 đồng để trả cho đĩa cơm vừa mua. Trong số thực khách có sinh viên, em bé bán vé số, cụ già, người khuyết tật...
Lần đầu tiên có một quán cơm giá rẻ dành cho người nghèo, có thu nhập thấp, sinh viên ở Đà Lạt chính thức mở cửa đón khách trưa qua. Quán ở trên đường Nguyễn Công Trứ, gần khu vực ngã 5 đại học Đà Lạt nơi có rất nhiều nhà trọ sinh viên. Quán cơm do các thành viên trong nhóm từ thiện “Người tôi cưu mang” (ở TP HCM) cùng đóng góp kinh phí và kêu gọi tài trợ để hoạt động.
Chỉ với 2.000 đồng, thực khách được phục vụ một suất cơm ăn no bụng mà đầy đủ dinh dưỡng. Bữa cơm với 3 món (xào, mặn, canh) và trái cây, cơm, canh thêm miễn phí. Quán chỉ mở cửa buổi trưa (từ 11h đến 13h) các ngày 3, 5, 7 trong tuần.

image001

Đĩa cơm giá 2.000 đồng trong thời buổi giá cả leo thang, đối với người nghèo thực sự có ý nghĩa lớn. Ảnh: Lưu Quỳnh

Chỉ một nụ cười....

Tác Giả: Hoàng Thanh Mùa Thanksgiving

Thứ Năm , tuần lễ cuối của tháng 11, sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Mời các anh chị đọc bài viết đặc biệt cho mùa lễ tạ ơn năm nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster , Orange County . Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa đề “Xin Cám Ơn Cuộc Ðời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thường, bắt đầu từ cái bình thường nhất: “Chỉ một nụ cười...” Tựa đề mới được đặt lại theo tinh thần bài viết.

11/30/11

Công an Trung Quốc thẩm vấn vợ Ngải Vị Vị, kiểm tra tài khoản luật sư của nghệ sĩ

 

Ông Ngải Vị Vị đi cùng với vợ, bị gọi lên Sở thuế ở Bắc Kinh (REUTERS)

Ông Ngải Vị Vị đi cùng với vợ, bị gọi lên Sở thuế ở Bắc Kinh (REUTERS)

Thụy My

Hôm nay 30/11/2011, một luật sư có liên quan đến nghệ sĩ Ngải Vị Vị cho biết công an đã tiến hành kiểm tra tài khoản công ty luật của ông này. Còn hôm qua, bà Lộ Thanh, vợ của Ngải Vị Vị đã bị công an triệu tập đến để thẩm vấn. Công an Bắc Kinh đã từ chối bình luận về các sự kiện trên khi AFP đặt câu hỏi.

Cách đối xử của người Mỹ với cựu thù Nhật bản .... Cách đối xử giữa người Thắng trận và Bại trận sau cuộc Nội chiến...

I. Bài học từ người Mỹ


A. Cách đối xử giữa người thắng trận và người bại trận sau cuộc Nội chiến.

Nước Mỹ chỉ mới lập quốc được có 235 năm, một đất nước rất trẻ so với nhiều nước khác trên thế giới trong đó có nước VN, nhưng người Mỹ có cả ngàn lý do để họ hãnh diện về đất nước của mình. Từ những người đầu tiên viết ra bản hiến pháp xác nhận một chính quyền thật sự vì dân và do dân, trong đó quyền tự do là quyền thiêng liêng không thể tước đoạt, cho đến vị Tổng thống đầu tiên George Washington, mặc dầu có công lãnh đạo dành lại độc lập từ người Anh, nhưng vẫn một mực làm đúng 2 nhiệm kỳ như hiến pháp đã quy định, cho đến một Abraham Lincoln cam đảm bãi bỏ chế độ nô lệ dù phải trả giá bằng cuộc nội chiến, cho đến một Franklin Roosevelt chấp nhận mọi thử thách đứng về phía chính nghĩa để chống lại chế độ Phát xít cho dù chiến tranh xảy ra bên kia bờ Đại Tây Dương, cho đến một Ronald Reagan quyết tâm khôi phục lại lòng tự tin của người Mỹ sau cuộc chiến VN bằng lòng yêu nước mãnh liệt của mình…. Và vô số những tấm gương khác, từ đủ mọi thành phần trong xã hội. Trong bất cứ thời đại nào, người Mỹ không bao giờ thiếu những con người giàu lòng nhân ái như John Rockefeller, như Bill Gate, như Warren Buffett, như Steve Jobs (vừa mới qua đời)... Họ là những người vượt qua khỏi biên giới hạn hẹp của quốc gia, của màu da chủng tộc, chủ nghĩa...để nghĩ đến nỗi bất hạnh của người nghèo khổ trên toàn thế giới.