Phép màu trường thọ trong một bài thơ
Sau khi bị cắt trọn phổi phải và một phần phổi trái, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được tiên đoán là chỉ có thể sống thêm nhiều nhất 3 năm. Nhưng trên thực tế, ông đã sống thêm 58 năm (bác sĩ Viện mất năm 1999, thọ 85 tuổi). Phép màu của ông nằm gọn trong một bài thơ ngắn về phép thở bằng cơ hoành (tức thở bụng).
8/19/11
Cách thở có lợi cho sức khỏe
Lá Thư Hàng Tháng - Anh Cả Phúc
- ‘‘Thành kính phân ưu cùng chị Phúc và tang quyến. Nguyện cầu Linh Hồn anh cả Đặng Hữu Phúc’’. Nguyễn Thị Xuân Phương khóa 7 gọi Phúc là anh cả. Khi Đặng Hữu Phúc ‘‘xếp bút nghiên theo việc đao cung’’, Xuân Phương còn học trung học. Xuân Phương cũng như nhiều khóa đàn em gọi khóa 1 là anh cả, coi nhau như trong một gia đình. Phan Bá Phi khóa 4 thì viết: ‘‘Xin hai anh Trực hay anh Thông chuyển dùm những lời trên đến chị Phúc’’.
Không viết không chịu được!
Nhạc si Lê Dinh
"Nghĩa tử là nghĩa tận". Tôi không biết thành ngữ này từ đâu mà có, nhưng tôi thấy nó sai quá chừng, hoặc là con người làm cho nó sai vì cố tình diễn tả lệch lạc đi. Chết là hết. Vâng, đúng chết là hết chứ còn gì nữa. Chết là hết thở, chết là thân xác không còn ai trông thấy nữa vì nằm sâu dưới đất, hoặc được đốt thành tro bụi, hoặc được đem lên núi nuôi sống chim ưng… Nhưng có những cái chết người đời không dễ gì quên được, của những người danh tiếng, dù tiếng tốt hay tiếng xấu.
8/18/11
Chiêu "chặt chém" du khách có một không hai
Sau khi chuyện khu du lịch Sầm Sơn (Thanh Hóa) bị lên án và tẩy chay vì lối phục vụ “chặt chém” quá quắt khiến du khách bức xúc tột độ, rất nhiều người đi du lịch đã chia sẻ những câu chuyện bị “chặt chém”, “hành hạ” khó tin của mình ở các địa điểm du lịch khắp mọi miền đất nước.
XE ĐÒ HOÀNG Ở CALIFORNIA
Nguyễn Tài Ngọc
Chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội Cộng Sản đâm đổ hàng rào Dinh Độc Lập của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 30-04-1975 đánh dấu sự chấm dứt của cuộc chiến Nam Bắc, nhưng nó cũng bắt đầu cuộc phiêu lưu của 135,000 người Việt tỵ nạn sang Hoa Kỳ. Là quốc gia đã có bao kinh nghiệm đối phó với vấn đề tỵ nạn của người Âu Châu sang Mỹ vào Đệ Nhất Thế Chiến và Đệ Nhị Thế Chiến, Tổng Thống Gerald Ford đã vạch sẵn chính sách đón nhận người Việt tỵ nạn: phân tán tất cả mọi người trên năm mươi tiểu bang trên nước Mỹ.