8/15/12

Chống tham nhũng tại Ấn Ðộ biến thành các phong trào chính trị

Ohụ nữ Ấn Độ mang thức ăn cho ông Baba Ramdev khi ông kết thúc cuộc tuyệt thực tại New Delhi, ngày 14/8/2012

14.08.2012

Tại Ấn Độ, một bậc thầy về yoga được quần chúng ủng hộ rộng rãi đang dẫn đầu một chiến dịch chống tham nhũng và đã lên tiếng kêu gọi một cuộc tuyệt thực sáu ngày. Theo tường thuật của thông tín viên Anjana Pasricha từ New Delhi, chiến dịch chống tham nhũng này bắt đầu là một phong trào xã hội dân sự vào năm ngoái, nhưng giờ đây đang thể hiện tính đảng phái chính trị.
Ông Baba Ramdev nhấp một ngụm nước chanh và kết thúc cuộc tuyệt thực ngày hôm nay kêu gọi mang trả lại tiền của bất hợp pháp mà những người Ấn Độ ở nước ngoài đang cất giấu.
Được hàng ngàn người cổ vũ, bậc thầy về yoga này nói ông tiếp tục chiến dịch của mình trước cuộc tổng tuyển cử năm 2014.
Ông Baba Ramdev thề quyết sẽ lật đổ đảng cầm quyền là Đảng Quốc Đại vì ông cho rằng đảng này phải chịu trách nhiệm về tình trạng tham nhũng tràn lan.
Những lãnh đạo hàng đầu của đảng đối lập Bharatiya Janata cũng cùng ông tham gia cuộc tuyệt thực sáu ngày.
Giới bình luận chính trị nói việc bậc thầy yoga này hướng sự công kích vào Đảng Quốc Đại và sự hiện diện của lãnh đạo Đảng Bharatiya Janata làm nổi bật lên chương trình nghị sự của ông.
Ông Bhaskara Rao, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông ở New Delhi, cho biết:
"Ông Ramdev rõ ràng đại diện cho một phong trào có động cơ chính trị, được tài trợ và hỗ trợ về mặt chính trị. Điều này được thể hiện rất rõ ràng."
Cuộc tuyệt thực phản đối của ông Baba Ramdev là chiến dịch chống tham nhũng thứ hai tại New Delhi diễn ra hồi gần đây. Đầu tháng này, một nhà hoạt động xã hội được nhiều người biết đến, Anna Hazare, cũng đã tuyệt thực để vận động lập ra một chức thanh tra chống tham nhũng có nhiều thẩm quyền. Tuy nhiên, vài ngày sau ông từ bỏ cuộc tuyệt thực và tuyên bố ông sẽ đứng ra thành lập một đảng chính trị để chống tham nhũng.
Hai nhà hoạt động xã hội dân sự Anna Hazare và Baba Ramdev xuất hiện trên vũ đài chính trị hồi năm ngoái như một loạt các vụ tham nhũng hàng tỉ đô la đã bị phanh phui và sự phẫn nộ của công chúng đối với tình trạng tham nhũng lên đến đỉnh điểm. Phong trào này khơi dậy phản ứng rộng khắp trong quần chúng khi hai người này hứa sẽ có một cuộc cách mạng để làm sạch bộ máy hành chính.
Nhưng một năm sau, phản ứng của quần chúng đã thầm lặng hơn nhiều. Và những gì khởi đầu là các phong trào xã hội dân sự nay tiến tới chỗ thành một sân khấu chính trị.
Bà Kiran Bedi là một trong các khuôn mặt nổi bật của Phong trào Ấn Ðộ Chống Tham nhũng do ông Anna Hazare lãnh đạo. Bà nói sự kiện chính phủ liên tục bất động trước các yêu sách của họ đòi có một cơ chế theo dõi chống tham nhũng đã khiến họ bước vào cuộc đấu tranh chính trị và chống lại chế độ từ bên trong.
Bà Bedi nói: “Chúng tôi nhận ra rằng chính phủ hoàn toàn vô cảm, và không có phản ứng. Một số thành viên rất nhậy cảm trước việc các cuộc chống đối không đưa đến đâu, và chúng tôi cần phải ra mặt.”
Các chuyên gia phân tích chính trị cho rằng các phòng trào xã hội dân sự đóng một vai trò rất đáng kể trong việc nhấn mạnh đến tham nhũng như một vấn đề cần phải chú ý cấp thiết. Nhưng không phải ai cũng tin là sự chuyển đổi từ vận động xã hội qua chính trị sẽ giúp cho lý tưởng diệt trừ tình trạng tham nhũng tràn lan ở Ấn Ðộ.
Ông Rao thuộc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông nói rằng phong trào chống tham nhũng phải đối mặt với nguy cơ mất động năng trong cuộc tranh luận thô thiển và vô trật tự giữa các phe phái chính trị của Ấn Ðộ.
Ông Rao nói: “Chúng ta vốn đã có quá nhiều chính đảng, và tất cả các chính đảng này đều thuyết giảng, có quá nhiều lý luận về tham nhũng. Sự kiện này sẽ cộng thêm vào lập luận hiện hữu. Việc ngăn chặn tham nhũng thực sự, làm thế nào để thực thi nghị trình, vẫn chưa tìm ra được.”
Tuy nhiên, giới hoạt động của phong trào Ấn Ðộ Chống Tham nhũng, vẫn lạc quan rằng họ sẽ mở rộng tầm các chọn lựa dành cho cử tri trong một nước đã trở nên bi quan về chính trị.
Bà Bedi hy vọng các nhà hoạt động xã hội dân sự chống tham nhũng sẽ thành công trong việc chuyển từ một phong trào quần chúng thành một chính đảng của quần chúng.
Bà Bedi nói: “Có lẽ họ có thể đề xuất một giải pháp mới, một giải pháp đúng đắn. Chính sự không bao giờ làm dơ bẩn tính độc lập sẵn có. Nó được coi như một yếu tố hy sinh tối thượng. Tôi rất lạc quan rằng bộ mặt mới này có thể tiến tới việc chung cuộc đem lại một bộ mặt đạo đức.”
Một số trong hàng ngàn người nam nữ bình thường tham gia vào các đám đông khổng lồ tại các cuộc biểu tình năm ngoái đang hồi hộp theo dõi. Họ hoan nghênh những bộ mặt mới bước vào chính trường, nhưng cũng lo ngại giới lãnh đạo của họ có thể cuối cùng lại biến thành một phần của chế độ mà họ chỉ trích

No comments:

Post a Comment