Pensée-đàlạt
Không ai còn nhớ đã ăn tết năm 1975 ra sao vì chỉ vài tháng sau, biến cố 30.4 đã làm đảo lộn, quay cuồng trí nhớ của hàng triệu người dân miền Nam. Ký ức về những ngày xuân rộn ràng năm đó đã bị mờ nhạt, xóa nhòa, thay vào là cảnh hoảng loạn, tan tác của những người lính và dân chúng ở mọi tầng lớp. Sau tết, tình hình chiến trận vẫn chưa nghe gì bi đát ngoại trừ những ông tướng tá trong guồng máy lãnh đạo, đánh hơi được thời cuộc, đã âm thầm đưa gia đình ra khỏi nước trước với tiền, vàng, hột xoàn buôn lậu bao năm mong thoát thân, bỏ mặc đất nước đang hồi đi vào nguy kiệt.
Chỉ còn dân đen đầu tắt mặt tối lo kiếm ăn vất vả và những người lính chân chính, tận trung với nước, hiếu với dân - ở lại bám trụ hoặc tử thủ ở các chốt tiền phương - mặc cho lời kêu gọi buông súng của lão tướng hai mang hèn nhát - họ quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng mong đảo ngược thế cờ chính trị. Nhưng than ôi, một dãy giang sơn gấm vóc của hai nền cộng hòa đã rơi vào cơn hấp hối để rồi dãy dụa chết một cách tức tưởi, tang thương...Đối với Linh thì những ngày trước biến cố 30.4.1975 là những ngày không khi nào phai mờ trong tâm trí của cô. Một buổi trưa thứ bảy ngày 26.4, sau khi tan sở, Linh và người bạn gái thân đang chở nhau trên chiếc Vespa nữ đến gửi xe ở bãi đậu bên hông sau của bệnh viện Saìgòn. Mọi sinh hoạt của khu trung tâm quận nhất vẫn bình thường, chỉ có cái nóng là gay gắt và người dân hình như vội vàng hơn. Hai chị em vừa gởi xe xong, đang đứng dưới lòng đường, chờ sang bên kia để vào chợ Bến Thành mua sắm, bỗng Linh gặp hai thanh niên đội mũ, ăn mặc bình dân tiến đến hỏi đường đến đài phát thanh với một giọng bắc khác lạ, rất lạ so với giọng của những người đã di cư vào nam từ năm 54. Do đang vội và phải tập trung chú ý để sang đường, Linh lắc đầu tỏ ý không biết rồi nhân lúc không còn nhiều xe qua lại, cô lôi người bạn gái sang đường, mắt của cô chợt chạm phải hai đôi chân của hai người vừa hỏi đường khi nãy, cô giật nảy mình khi nhận ra cả hai đều mang những đôi dép râu - thứ dép mà cô đã được xem và biết – là loại dép của lính CS miền bắc dùng để chiến đấu. Linh nhéo vào tay và nói khẽ vào tai bạn : „ - Ngọc ơi, hai thằng vừa hỏi đường mình là VC đó. Chết cha, tụi nó đã vào đến SG rồi! „. Ngọc cũng xanh mặt bảo Linh quay về nhà thôi chứ còn lòng dạ gì nữa mà mua sắm. Trên đường chở nhau về nhà, Linh và Ngọc không ngớt lo sợ về tình hình của thành phố thân yêu sắp lâm nguy, liệu sẽ là một Mậu Thân nữa cho Sàigòn không ?.
Linh ngồi sau xe mà tâm trí nghĩ ngợi miên man, cô lại nhớ đến dáng dấp của hai thanh niên mà cô chắc chắn họ là lính của phía bên kia đã trà trộn vào thành phố. Sao coi họ cũng như „người mình“ mà cô lại thấy lo và sợ đến vậy ?. Linh đem chuyện này về nói với gia đình thì cha của cô giọng tin tưởng vào bản hiệp định Paris đã ký trước đây, và ông quả quyết không có gì „ đáng ngại“ cả, thể chế nào thì làm nhà sản xuất, kinh doanh buôn bán cũng chẳng nên lo sợ gì!“. Thế nhưng sang đến ngày chủ nhật, cha của Linh từ văn phòng về nhà, dáng điệu lo lắng, gương mặt trầm ngâm dữ dội, Linh nghe cha nói nhỏ với mẹ của cô rồi thấy bà khóc mếu máo, lính quýnh chạy lên lầu lấy tập giấy gì đó đưa cho cha mà cô đoán là giấy tờ tùy thân của cả gia đình và giấy tờ tài sản gồm căn nhà ba tầng, chiếc xe hơi và mớ sổ tiền gửi ngân hàng...Tất cả những thứ đó, mẹ cô đem gom vào chung với một mớ áo quần của vợ chồng, con cái trong mấy cái va-li cũ rồi đặt chúng vào góc nhà, còn cha lại đi ra đường nghe ngóng thời cuộc. Ngày hôm đó, trong cái nhịp sống sinh động thường nhật của thủ đô Sàigòn, người ta đã nhốn nháo hoảng sợ khi thấy những dòng người đổ từ cao nguyên, kể về những nỗi thống khổ của họ khi bị kẹt giữa hai gọng kìm lực lượng trên con đường số 7. Người lạc mất mẹ già, người cha để tuột tay con nhỏ hay chị em thất lạc, réo gọi nhau ơi ới trên đường. Đồ đạc, quần áo, tài sản của người dân làm cả đời chắt chiu sắm sửa vất đầy trên đường, đành phải vất bỏ lại vì không đủ sức để mang thêm nữa. Nhưng thành phần đau đớn và tội tình nhất là người lính. Họ đành chấp nhận một mệnh lệnh hết sức tàn nhẫn làm tim họ như muốn vỡ ra vì uất hận. Họ cũng lẩn vào dòng người đang tháo chạy để đi về phía biển, để leo lên được những con tàu ... nên họ cũng phải chen lấn, dẫm đạp lên người khác để sinh tồn, vì thế máu đã nhuộm đỏ trên chặng đường đi, xác người nằm rải rác quốc lộ, thậm chí có những kẻ đã nhân cơ hội để tàn sát lẫn nhau trong cảnh thống khổ chung này.
Biết được tin máy bay trực thăng đậu trên nóc tòa đại sứ Mỹ đưa người ra đệ thất hạm đội hay các căn cứ của Mỹ ngoài các đảo cách xa VN, Linh cùng Ngọc – cô bạn làm cùng sở và hai người cũng như hình với bóng mấy năm qua - chở nhau đến trước cổng tòa nhà - quẳng chiếc xe bên đường, hai cô gái cố dùng thân mình để chen lấn, cố lọt được vào sân trong của ngôi nhà sơn trắng có những ô vuông làm tường rào, nhưng cảnh vệ của tòa đại sứ Mỹ là những gã to cao luôn giữ chặt cánh cổng, đầy lùi trở lại làn sóng người đang dành giựt nhau từng
khoảnh trống, xô đẩy nhau để đến được gần cánh cổng, thỉnh thoảng viên cảnh vệ mới mở hé nó ra chỉ vừa đủ cho một người là nhân viên, hoặc người có đủ giấy tờ, có quyền ưu tiên tối thượng nào đó, được vào mà thôi. Linh thấy có vài cô gái gào thật lớn tên của một người Mỹ nào đó đang đứng phía trong, rồi họ nói một tràng tiếng Anh với cảnh vệ, mong người vừa được gọi tên can thiệp cho họ được vào trong theo trực thăng đi di tản. Một lát sau Linh và Ngọc thấy có một người Mỹ chen ra đến cánh cổng nói gì đó với người kiểm soát giấy tờ, một chốc thì mấy cô gái kia được kéo vào một cách khó khăn, có tiếng la hét lẫn với tiếng khóc của ai đó.
Đang chưa biết làm thế nào cho có cớ vào được bên trong để ra đi, Linh bỗng nghe có tiếng gọi tên cô từ bên trong. Nhìn ra thì thấy đó là mục sư Bengs - người đã dạy Linh nhiều khóa tiếng Anh ở hội Việt Mỹ ! Ông đang cố chen ra cổng, đến gần Linh để bảo với người cảnh vệ đồng ý cho ông bảo lãnh cô được vào và được di tản. Linh cảm động suýt khóc vì không ngờ ông thầy giáo già lại tốt với cô ở những giây phút cuối này đến vậy. Nhớ lại hồi còn học với ông lớp 8, ông đã đến tận nhà gặp cha mẹ cô và đề nghị cho cô đi du học bên Mỹ bằng chương trình Cha mẹ nuôi quốc tế mà vợ chồng ông sẽ là người trực tiếp lo cho cô mọi việc. Tiếc thay, cha của Linh vì thương con và vì lo sợ, đã từ chối lòng tốt của một gia đình truyền đạo Mỹ đến VN.
Khoảng hai mươi phút sau, Linh được một người Mỹ khác gọi tên từ bên trong tòa nhà. Ông ta ra hiệu cho Linh đến gần để vào sân trong. Lúc đó cô thật sự hoảng hốt khi đã đứng bên cánh cổng tòa đại sứ Mỹ, cô ngoái cổ lại tìm Ngọc - người bạn thân thiết của cô – cũng đang nhìn theo cô bằng ánh mắt thảng thốt, nó làm tim cô dấy lên một tình thương bạn rạt rào chưa từng bao giờ xảy ra trong bao nhiêu năm thân thiết, nó khiến cô chùng chân, tự động không đi vào phía trong cánh cổng, không đưa tay để người Mỹ vừa gọi tên, kéo cô vào bên trong. Linh đã quyết định. Chẳng phải là hai đứa đã cùng chở nhau đến dây để cùng di tản chung với nhau hay sao?
„ Xin cảm ơn ông Bengs, ông rất tốt với tôi, nhưng tôi không thể bỏ bạn mà ra đi một mình được. Vĩnh biệt ông, mục sư Bengs !“.
Những ngày sau đó, Saìgòn đã mang một bộ mặt ảm đạm, thê lương của một thành phố sắp bị mất tên, mất hết mọi thứ. Người ta kéo ra đường phố, chạy ngược chạy xuôi tìm đường ra những bến tàu, bến cảng – nơi có những con tàu sắp nhổ neo chở đầy ắp người và đồ đạc gánh gồng. Quang cảnh của một thành phố sầm uất, sinh động nhất miền Nam lúc đó tan nát, hỗn độn chưa từng thấy! Đường phố ngập đầy „rác“ là những khung hình, album ảnh, giấy tờ, sách báo và quân phục của những người lính quốc gia bỏ lại cùng giầy saut, nón sắt ... Người ta đã sợ hãi đến như vậy trước làn sóng đỏ!
Trước tình hình hoảng loạn và rối ren như vậy, gia đình Linh nấn ná mấy ngày rồi cũng phải rời căn nhà trong cư xá Phú Thọ, ra văn phòng của cha cô ngoài quận nhất, chờ anh Hãn – con bác Hòa - sĩ quan hải quân sẽ đưa tàu về bến Hàm Tử bốc mọi người ra đi.
Số phận đã an bài cho gia đình Linh cũng như cho chính bản thân cô cuộc sống ở lại trong nước với rất nhiều thay đổi ngỡ ngàng, hụt hẫng! Chuyến tàu của người quen đã không bao giờ tách bến ra khơi được để đưa nhiều gia đình như Linh đi di tản. Đến phút chót người SQ hải quân đã không về như đã hẹn, anh cũng không có cơ hội để ra đi như những đồng bạn khác, để sau này cuộc đời của anh phải trải qua bảy năm dài trong nhiều trại tù từ nam ra bắc. Hãng xưởng, công việc sản xuất của gia đình Linh lâm vào đình trệ, không sản xuất được nữa, quốc hữu hóa rồi hợp tác xã cũng không giải quyết được gì khi những lần đổi tiền đã làm biết bao hãng xưởng khánh kiệt phải đóng cửa, giải thể. Kinh tế suy trầm rõ rệt, đồ dùng trong nhà lần lượt phải bán đi để đổi lấy miếng ăn, của cải dấu diếm được đem bán, đem đổi để thăm nuôi, tiếp tế cho người thân trong lao tù ... Biết bao những đổi thay từ một thái cực này sang một thái cực khác thật rõ nét mà chỉ những người ở lại phải cố gắng chịu đựng, còn những người đã nhanh chân di tản không thể nào hình dung ra được những năm tháng tăm tối như vậy cả.
Sáng ngày 30.4.1975, khi Linh đang đứng trước cổng văn phòng của cha cô, nhìn cảnh Saìgòn tan tác ở những phút cuối cùng, cô thấy lòng đau xót khôn tả. Con đường Trần hưng Đạo vốn lúc nào cũng đông đúc xe cộ ngược xuôi mà hôm đó vắng hoe, trên lề đường vương vải đầy đồ đạc, rác rến, bên kia đường có một người lính vừa đi vừa cởi bỏ bộ quân phục. Có lẽ anh ta là kẻ cuối cùng, cố trông chờ vào một sự thay đổi nào đó của thời cuộc chăng? Thỉnh thoảng có vài ba người khiêng vác những thùng, bao bố vừa đi „hôi“ được ở các kho bãi quanh Sàigòn, hay các kho quân nhu ... Vừa đi họ vừa nói cười ra vẻ thỏa mãn lắm ! Mắt của Linh chợt nhìn thấy vô số quần áo lính vướng mắc trên những hàng dây điện trên cao do chủ của những căn nhà nhiều tầng, trong cơn hốt hoảng sợ hãi đã vội vàng vất bỏ hết mong tránh hiểm họa về sau. Thật là đau lòng ! Linh lịm đi trong ý nghĩ buồn rầu đó. Chợt một chiếc xe tăng lạ từ đâu chạy ngang qua mặt Linh, trên xe là vài ba người đội nón cối, quàng khăn rằn trắng đen, một thân người nằm vắt trên thành xe tăng, chẳng biết còn sống hay đã chết. Bỗng chiếc tăng lùi thẳng một đường nhắm ngay chiếc cửa sắt nhà cô bằng vận tốc thật nhanh mà phóng tới sát chỗ cô đang đứng nhìn ra đường. Linh hoảng hốt nghĩ nhanh trong đầu chắc cánh cửa sắt nhà cô sẽ bị húc banh, còn cô chắc cũng không thoát khỏi chết hoặc bị thương thôi. Tuy nhiên, trong cái tích tắc nguy hiểm ấy, theo phản xạ tự nhiên, Linh thụt nhanh người vào trong nhà, cố hết sức kéo dập hai lá cửa sắt vào nhau đánh ầm. Cùng lúc chiếc xe tăng thắng két lại, đuôi xe tăng đã đâm lấn vào cửa nhà cô, nhưng nó lại nhanh chóng phóng vào hướng Chơ lớn rồi mất hút.
Ba mươi lăm năm đã trôi qua là một chặng đường dài đối với một đời người. Với Linh, số năm tháng đó khắc sâu trong tâm trí cô nỗi mất mát thời tuổi trẻ của đời cô thật sâu đậm. Khi lịch sử đổi trang cô vừa 23 tuổi - độ tuổi đầy sức sống, tin yêu, nhiệt huyết và nhiều ước mơ. Chưa học hết năm thứ hai khoa Anh văn ở Đại Học Văn Khoa và đang dạy tiếng Anh tập sự tại một trường dòng trong thành phố, tương lai ươm đầy hoa trái, thảm hồng. Vậy mà..., chưa kịp nhón chân trên thảm ấy, chưa nếm được tí hương vị ngọt ngào của cây trái kia, thì mọi sự đã dở dang, gãy đổ thình lình.
Ba mươi lăm mùa xuân đã đi qua với biết bao sự việc đổi thay, thăng trầm cho những người trước đây đã ở lại quê hương. Vì sự sinh tồn, có người cũng đã ra đi, dẫu muộn màng nhưng ít nhiều cũng đã chạm tay được với tự do, dân chủ, hạnh phúc.
Ba mươi lăm năm trôi qua, mỗi lần xé tờ lịch in ngày 30.4 , Linh không nguôi bồi hồi thương tiếc quê hương trước đây. Với cô sẽ không bao giờ còn mùa xuân nào tươi đẹp hơn những mùa xuân trước cái mốc lịch sử bi thương ấy nữa.
Tháng 4.2010
Không ai còn nhớ đã ăn tết năm 1975 ra sao vì chỉ vài tháng sau, biến cố 30.4 đã làm đảo lộn, quay cuồng trí nhớ của hàng triệu người dân miền Nam. Ký ức về những ngày xuân rộn ràng năm đó đã bị mờ nhạt, xóa nhòa, thay vào là cảnh hoảng loạn, tan tác của những người lính và dân chúng ở mọi tầng lớp. Sau tết, tình hình chiến trận vẫn chưa nghe gì bi đát ngoại trừ những ông tướng tá trong guồng máy lãnh đạo, đánh hơi được thời cuộc, đã âm thầm đưa gia đình ra khỏi nước trước với tiền, vàng, hột xoàn buôn lậu bao năm mong thoát thân, bỏ mặc đất nước đang hồi đi vào nguy kiệt.
Chỉ còn dân đen đầu tắt mặt tối lo kiếm ăn vất vả và những người lính chân chính, tận trung với nước, hiếu với dân - ở lại bám trụ hoặc tử thủ ở các chốt tiền phương - mặc cho lời kêu gọi buông súng của lão tướng hai mang hèn nhát - họ quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng mong đảo ngược thế cờ chính trị. Nhưng than ôi, một dãy giang sơn gấm vóc của hai nền cộng hòa đã rơi vào cơn hấp hối để rồi dãy dụa chết một cách tức tưởi, tang thương...Đối với Linh thì những ngày trước biến cố 30.4.1975 là những ngày không khi nào phai mờ trong tâm trí của cô. Một buổi trưa thứ bảy ngày 26.4, sau khi tan sở, Linh và người bạn gái thân đang chở nhau trên chiếc Vespa nữ đến gửi xe ở bãi đậu bên hông sau của bệnh viện Saìgòn. Mọi sinh hoạt của khu trung tâm quận nhất vẫn bình thường, chỉ có cái nóng là gay gắt và người dân hình như vội vàng hơn. Hai chị em vừa gởi xe xong, đang đứng dưới lòng đường, chờ sang bên kia để vào chợ Bến Thành mua sắm, bỗng Linh gặp hai thanh niên đội mũ, ăn mặc bình dân tiến đến hỏi đường đến đài phát thanh với một giọng bắc khác lạ, rất lạ so với giọng của những người đã di cư vào nam từ năm 54. Do đang vội và phải tập trung chú ý để sang đường, Linh lắc đầu tỏ ý không biết rồi nhân lúc không còn nhiều xe qua lại, cô lôi người bạn gái sang đường, mắt của cô chợt chạm phải hai đôi chân của hai người vừa hỏi đường khi nãy, cô giật nảy mình khi nhận ra cả hai đều mang những đôi dép râu - thứ dép mà cô đã được xem và biết – là loại dép của lính CS miền bắc dùng để chiến đấu. Linh nhéo vào tay và nói khẽ vào tai bạn : „ - Ngọc ơi, hai thằng vừa hỏi đường mình là VC đó. Chết cha, tụi nó đã vào đến SG rồi! „. Ngọc cũng xanh mặt bảo Linh quay về nhà thôi chứ còn lòng dạ gì nữa mà mua sắm. Trên đường chở nhau về nhà, Linh và Ngọc không ngớt lo sợ về tình hình của thành phố thân yêu sắp lâm nguy, liệu sẽ là một Mậu Thân nữa cho Sàigòn không ?.
Linh ngồi sau xe mà tâm trí nghĩ ngợi miên man, cô lại nhớ đến dáng dấp của hai thanh niên mà cô chắc chắn họ là lính của phía bên kia đã trà trộn vào thành phố. Sao coi họ cũng như „người mình“ mà cô lại thấy lo và sợ đến vậy ?. Linh đem chuyện này về nói với gia đình thì cha của cô giọng tin tưởng vào bản hiệp định Paris đã ký trước đây, và ông quả quyết không có gì „ đáng ngại“ cả, thể chế nào thì làm nhà sản xuất, kinh doanh buôn bán cũng chẳng nên lo sợ gì!“. Thế nhưng sang đến ngày chủ nhật, cha của Linh từ văn phòng về nhà, dáng điệu lo lắng, gương mặt trầm ngâm dữ dội, Linh nghe cha nói nhỏ với mẹ của cô rồi thấy bà khóc mếu máo, lính quýnh chạy lên lầu lấy tập giấy gì đó đưa cho cha mà cô đoán là giấy tờ tùy thân của cả gia đình và giấy tờ tài sản gồm căn nhà ba tầng, chiếc xe hơi và mớ sổ tiền gửi ngân hàng...Tất cả những thứ đó, mẹ cô đem gom vào chung với một mớ áo quần của vợ chồng, con cái trong mấy cái va-li cũ rồi đặt chúng vào góc nhà, còn cha lại đi ra đường nghe ngóng thời cuộc. Ngày hôm đó, trong cái nhịp sống sinh động thường nhật của thủ đô Sàigòn, người ta đã nhốn nháo hoảng sợ khi thấy những dòng người đổ từ cao nguyên, kể về những nỗi thống khổ của họ khi bị kẹt giữa hai gọng kìm lực lượng trên con đường số 7. Người lạc mất mẹ già, người cha để tuột tay con nhỏ hay chị em thất lạc, réo gọi nhau ơi ới trên đường. Đồ đạc, quần áo, tài sản của người dân làm cả đời chắt chiu sắm sửa vất đầy trên đường, đành phải vất bỏ lại vì không đủ sức để mang thêm nữa. Nhưng thành phần đau đớn và tội tình nhất là người lính. Họ đành chấp nhận một mệnh lệnh hết sức tàn nhẫn làm tim họ như muốn vỡ ra vì uất hận. Họ cũng lẩn vào dòng người đang tháo chạy để đi về phía biển, để leo lên được những con tàu ... nên họ cũng phải chen lấn, dẫm đạp lên người khác để sinh tồn, vì thế máu đã nhuộm đỏ trên chặng đường đi, xác người nằm rải rác quốc lộ, thậm chí có những kẻ đã nhân cơ hội để tàn sát lẫn nhau trong cảnh thống khổ chung này.
Biết được tin máy bay trực thăng đậu trên nóc tòa đại sứ Mỹ đưa người ra đệ thất hạm đội hay các căn cứ của Mỹ ngoài các đảo cách xa VN, Linh cùng Ngọc – cô bạn làm cùng sở và hai người cũng như hình với bóng mấy năm qua - chở nhau đến trước cổng tòa nhà - quẳng chiếc xe bên đường, hai cô gái cố dùng thân mình để chen lấn, cố lọt được vào sân trong của ngôi nhà sơn trắng có những ô vuông làm tường rào, nhưng cảnh vệ của tòa đại sứ Mỹ là những gã to cao luôn giữ chặt cánh cổng, đầy lùi trở lại làn sóng người đang dành giựt nhau từng
khoảnh trống, xô đẩy nhau để đến được gần cánh cổng, thỉnh thoảng viên cảnh vệ mới mở hé nó ra chỉ vừa đủ cho một người là nhân viên, hoặc người có đủ giấy tờ, có quyền ưu tiên tối thượng nào đó, được vào mà thôi. Linh thấy có vài cô gái gào thật lớn tên của một người Mỹ nào đó đang đứng phía trong, rồi họ nói một tràng tiếng Anh với cảnh vệ, mong người vừa được gọi tên can thiệp cho họ được vào trong theo trực thăng đi di tản. Một lát sau Linh và Ngọc thấy có một người Mỹ chen ra đến cánh cổng nói gì đó với người kiểm soát giấy tờ, một chốc thì mấy cô gái kia được kéo vào một cách khó khăn, có tiếng la hét lẫn với tiếng khóc của ai đó.
Đang chưa biết làm thế nào cho có cớ vào được bên trong để ra đi, Linh bỗng nghe có tiếng gọi tên cô từ bên trong. Nhìn ra thì thấy đó là mục sư Bengs - người đã dạy Linh nhiều khóa tiếng Anh ở hội Việt Mỹ ! Ông đang cố chen ra cổng, đến gần Linh để bảo với người cảnh vệ đồng ý cho ông bảo lãnh cô được vào và được di tản. Linh cảm động suýt khóc vì không ngờ ông thầy giáo già lại tốt với cô ở những giây phút cuối này đến vậy. Nhớ lại hồi còn học với ông lớp 8, ông đã đến tận nhà gặp cha mẹ cô và đề nghị cho cô đi du học bên Mỹ bằng chương trình Cha mẹ nuôi quốc tế mà vợ chồng ông sẽ là người trực tiếp lo cho cô mọi việc. Tiếc thay, cha của Linh vì thương con và vì lo sợ, đã từ chối lòng tốt của một gia đình truyền đạo Mỹ đến VN.
Khoảng hai mươi phút sau, Linh được một người Mỹ khác gọi tên từ bên trong tòa nhà. Ông ta ra hiệu cho Linh đến gần để vào sân trong. Lúc đó cô thật sự hoảng hốt khi đã đứng bên cánh cổng tòa đại sứ Mỹ, cô ngoái cổ lại tìm Ngọc - người bạn thân thiết của cô – cũng đang nhìn theo cô bằng ánh mắt thảng thốt, nó làm tim cô dấy lên một tình thương bạn rạt rào chưa từng bao giờ xảy ra trong bao nhiêu năm thân thiết, nó khiến cô chùng chân, tự động không đi vào phía trong cánh cổng, không đưa tay để người Mỹ vừa gọi tên, kéo cô vào bên trong. Linh đã quyết định. Chẳng phải là hai đứa đã cùng chở nhau đến dây để cùng di tản chung với nhau hay sao?
„ Xin cảm ơn ông Bengs, ông rất tốt với tôi, nhưng tôi không thể bỏ bạn mà ra đi một mình được. Vĩnh biệt ông, mục sư Bengs !“.
Những ngày sau đó, Saìgòn đã mang một bộ mặt ảm đạm, thê lương của một thành phố sắp bị mất tên, mất hết mọi thứ. Người ta kéo ra đường phố, chạy ngược chạy xuôi tìm đường ra những bến tàu, bến cảng – nơi có những con tàu sắp nhổ neo chở đầy ắp người và đồ đạc gánh gồng. Quang cảnh của một thành phố sầm uất, sinh động nhất miền Nam lúc đó tan nát, hỗn độn chưa từng thấy! Đường phố ngập đầy „rác“ là những khung hình, album ảnh, giấy tờ, sách báo và quân phục của những người lính quốc gia bỏ lại cùng giầy saut, nón sắt ... Người ta đã sợ hãi đến như vậy trước làn sóng đỏ!
Trước tình hình hoảng loạn và rối ren như vậy, gia đình Linh nấn ná mấy ngày rồi cũng phải rời căn nhà trong cư xá Phú Thọ, ra văn phòng của cha cô ngoài quận nhất, chờ anh Hãn – con bác Hòa - sĩ quan hải quân sẽ đưa tàu về bến Hàm Tử bốc mọi người ra đi.
Số phận đã an bài cho gia đình Linh cũng như cho chính bản thân cô cuộc sống ở lại trong nước với rất nhiều thay đổi ngỡ ngàng, hụt hẫng! Chuyến tàu của người quen đã không bao giờ tách bến ra khơi được để đưa nhiều gia đình như Linh đi di tản. Đến phút chót người SQ hải quân đã không về như đã hẹn, anh cũng không có cơ hội để ra đi như những đồng bạn khác, để sau này cuộc đời của anh phải trải qua bảy năm dài trong nhiều trại tù từ nam ra bắc. Hãng xưởng, công việc sản xuất của gia đình Linh lâm vào đình trệ, không sản xuất được nữa, quốc hữu hóa rồi hợp tác xã cũng không giải quyết được gì khi những lần đổi tiền đã làm biết bao hãng xưởng khánh kiệt phải đóng cửa, giải thể. Kinh tế suy trầm rõ rệt, đồ dùng trong nhà lần lượt phải bán đi để đổi lấy miếng ăn, của cải dấu diếm được đem bán, đem đổi để thăm nuôi, tiếp tế cho người thân trong lao tù ... Biết bao những đổi thay từ một thái cực này sang một thái cực khác thật rõ nét mà chỉ những người ở lại phải cố gắng chịu đựng, còn những người đã nhanh chân di tản không thể nào hình dung ra được những năm tháng tăm tối như vậy cả.
Sáng ngày 30.4.1975, khi Linh đang đứng trước cổng văn phòng của cha cô, nhìn cảnh Saìgòn tan tác ở những phút cuối cùng, cô thấy lòng đau xót khôn tả. Con đường Trần hưng Đạo vốn lúc nào cũng đông đúc xe cộ ngược xuôi mà hôm đó vắng hoe, trên lề đường vương vải đầy đồ đạc, rác rến, bên kia đường có một người lính vừa đi vừa cởi bỏ bộ quân phục. Có lẽ anh ta là kẻ cuối cùng, cố trông chờ vào một sự thay đổi nào đó của thời cuộc chăng? Thỉnh thoảng có vài ba người khiêng vác những thùng, bao bố vừa đi „hôi“ được ở các kho bãi quanh Sàigòn, hay các kho quân nhu ... Vừa đi họ vừa nói cười ra vẻ thỏa mãn lắm ! Mắt của Linh chợt nhìn thấy vô số quần áo lính vướng mắc trên những hàng dây điện trên cao do chủ của những căn nhà nhiều tầng, trong cơn hốt hoảng sợ hãi đã vội vàng vất bỏ hết mong tránh hiểm họa về sau. Thật là đau lòng ! Linh lịm đi trong ý nghĩ buồn rầu đó. Chợt một chiếc xe tăng lạ từ đâu chạy ngang qua mặt Linh, trên xe là vài ba người đội nón cối, quàng khăn rằn trắng đen, một thân người nằm vắt trên thành xe tăng, chẳng biết còn sống hay đã chết. Bỗng chiếc tăng lùi thẳng một đường nhắm ngay chiếc cửa sắt nhà cô bằng vận tốc thật nhanh mà phóng tới sát chỗ cô đang đứng nhìn ra đường. Linh hoảng hốt nghĩ nhanh trong đầu chắc cánh cửa sắt nhà cô sẽ bị húc banh, còn cô chắc cũng không thoát khỏi chết hoặc bị thương thôi. Tuy nhiên, trong cái tích tắc nguy hiểm ấy, theo phản xạ tự nhiên, Linh thụt nhanh người vào trong nhà, cố hết sức kéo dập hai lá cửa sắt vào nhau đánh ầm. Cùng lúc chiếc xe tăng thắng két lại, đuôi xe tăng đã đâm lấn vào cửa nhà cô, nhưng nó lại nhanh chóng phóng vào hướng Chơ lớn rồi mất hút.
Ba mươi lăm năm đã trôi qua là một chặng đường dài đối với một đời người. Với Linh, số năm tháng đó khắc sâu trong tâm trí cô nỗi mất mát thời tuổi trẻ của đời cô thật sâu đậm. Khi lịch sử đổi trang cô vừa 23 tuổi - độ tuổi đầy sức sống, tin yêu, nhiệt huyết và nhiều ước mơ. Chưa học hết năm thứ hai khoa Anh văn ở Đại Học Văn Khoa và đang dạy tiếng Anh tập sự tại một trường dòng trong thành phố, tương lai ươm đầy hoa trái, thảm hồng. Vậy mà..., chưa kịp nhón chân trên thảm ấy, chưa nếm được tí hương vị ngọt ngào của cây trái kia, thì mọi sự đã dở dang, gãy đổ thình lình.
Ba mươi lăm mùa xuân đã đi qua với biết bao sự việc đổi thay, thăng trầm cho những người trước đây đã ở lại quê hương. Vì sự sinh tồn, có người cũng đã ra đi, dẫu muộn màng nhưng ít nhiều cũng đã chạm tay được với tự do, dân chủ, hạnh phúc.
Ba mươi lăm năm trôi qua, mỗi lần xé tờ lịch in ngày 30.4 , Linh không nguôi bồi hồi thương tiếc quê hương trước đây. Với cô sẽ không bao giờ còn mùa xuân nào tươi đẹp hơn những mùa xuân trước cái mốc lịch sử bi thương ấy nữa.
Tháng 4.2010
No comments:
Post a Comment