1/19/23

ĐẦU NĂM CHÚC TẾT…TỨ PHƯƠNG VÀ THỤ NHÂN

Cung Chúc Tân Xuân HUỲNH VĂN CỦA


Lại mừng Năm Mới phải chúc nhau,

Thôi theo thông lệ  chúc vài câu  :

Phát tài, Phát Lộc, đừng phát sốt.

Sống dai, sống khỏe, sống dài lâu.


Chúc hàng Lãnh Đạo nước Mỹ ta,

Dù là Dân Chủ  hay Cộng Hòa,

Hãy đặt  DÂN, NƯỚC lên trên Đảng

Nếu không, đâu khác bọn Tàu, Nga.


Chúc cho Lãnh Tụ khắp mọi miền,

Chớ nên giở chứng giống Putin,

Xâm lược…bảo : “hành quân đặc biệt”,

Ôm nhiều tham vọng quá hóa điên !!!


Chúc riêng xếnh xáng Tập Cận Bình,

Quyền uy nắm vững chẳng rung rinh

Nhưng đừng hù dọa dùng bom đạn,

Kẻo vang tiếng rủa : bình ! bình ! bình !


Đó là : thế sự với nhân sinh,

Bây giờ đến lượt Thụ Nhân mình.

Đầu Năm tưởng kính Người Đã Khuất,

Dâng nén hương bày tỏ chân tình.


Với người hiện diện ở dương gian,

Kính chúc : PHÚC-LỘC-THỌ An Khang.

THẦY, CÔ hưởng phước luôn mạnh khỏe,

Đồng Môn xí xóa : vui cả làng.


Kế tiếp Xuân sang chúc mọi người,

Một năm trọn vẹn : thật vui tươi,

Bỏ phiền, gác giận, đừng bực bội.

Hào phóng, xài sang : Vạn Nụ Cười.


Sau hết chúc riêng “Đám Già Gân”

Vẫn còn cố bám…cõi hồng trần,

Cứ nghĩ mình già nhưng chưa háp !

Thôi thì rán trụ thêm mấy Xuân ?


Cũng đồng trang lứa nên nhắc nhau,

QÚY MÃO nên tránh bị Mèo cào.

“Non bồng, nước nhược” không còn sức.

Đừng gắng…làm chi…kẻo té đau !


Câu kết vẫn dành Chúc THỤ NHÂN,

Cuộc đời dâu…bể , lắm gian truân.

Chúng Ta vẫn giữ… lòng son sắt.

Để tình đẹp mãi : Xuân và Xuân !


XUÂN QUÝ MÃO 2023

HÀN SĨ PHAN



Xin cảm ơn anh Hàn Sĩ gửi cho “mười thang thuốc bổ” !
Trong hòan cảnh hiện tại, đọc thơ vui của anh Hàn Sĩ không những Ai Cơ bật cười được mà còn bừng nhớ lại trước kia mình cũng thích viết những bài thơ tếu nhộn. Chẳng hạn như bài sau đây:

 

AI SAO MÌNH VẬY


Thiên-hạ mừng xuântớ cũng mừng,

 chúc Tết cũng tưng-bừng,

Đào, mai nở rộ vườn sau trước

Chỉ phải mua vài tấm bánh chưng.

 

Thiên-hạ về hưutớ cũng về,

Kẻo khôngbịnh tật cứ rề rề,

Dóp (1)quyềnsì-trét (2) nhường đàn trẻ,

Triệu-phú thời-gian”, tớ sướng ghê!

 

Thiên-hạ ngao-du, tớ cũng du,

Trèo non, vượt suối cũng lu ,

Ăn ngonngủ đượcthần tiên quá,

Người cứ tròn ra như cái lu!

 

Thiên-hạ tìm quêntớ cũng quên,

Bao nhiêu u-uẩnnỗi niềm riêng

Đi-men-sa (3) xóa cho bằng hết,

Xóa cả tinh-anh, lẫn… tuổitên!

 

Thiên-hạ ươm tớ cũng ,

 tình già cứ đẹp như thơ,

 ai sánh bước bên ai mãi,

 gối chông chênhtrí mịt mờ.

 

-AiCơ HoàngThịnh-

--------------------------------------

(1) job = công việc

(2) stress = áp lực

(3) dementia = sa sút trí tuệ



        Thiên hạ làm thơ, tớ cũng làm,
       Chữ nghĩa không có, vẫn còn tham,
       Nào là thất ngôn, với  tứ tuyệt,
       Đọc lại ô hay, rất tầm xàm.

Nguyễn Thành Đức

1/18/23

Tất niên rước ông bà

Việc tế tự tổ tiên trong Tết Nguyên đán khởi đề từ lễ rước ông bà vào ngày cuối năm, thường tổ chức vào buổi chiều hôm đó, gọi chung là lễ cúng tất niên.

Vua chúa làm lễ hạp hưởng cung thỉnh các bậc tiên đế về dự Tết sớm hơn, vào ngày 22 tháng chạp. Lệ xưa, các quan lại làm lễ rước tổ tiên vào buổi sáng và dân chúng làm lễ rước ông bà của mình vào buổi chiều.

Theo miêu tả hồi đầu thế kỷ XX, cảnh tượng lễ rước ông bà ở Nam Kỳ thật trang nghiêm. Tất cả cửa lớn, cửa sổ đều mở toang. Người ta đốt nhang, cắm dày theo hai bên lối đi từ cổng vào cửa chính cốt để vong hồn tổ tiên biết lối về nhà.

Trẻ con mặc đồ mới tươm tất và mặt mày hớn hở. Chủ nhà hay con trai trưởng, hoặc người lớn nhất theo thứ tự trực hệ, mặc lễ phục đàng hoàng và giữ vẻ mặt tươi tắn nhưng trang nghiêm đứng ra thực hành việc tế tự. Khi lễ vật được bày biện đâu vào đó, chủ lễ bắt đầu thắp đôi đèn sáp và đốt hương.

Lễ lạy có 4 lạy. Lạy xong, chủ lễ bỏ trầm vào lư để đốt lên. Lễ xong bàn thờ tổ tiên bên nội, chủ lễ đến lễ bái tổ tiên họ ngoại... Kế tiếp là vợ và con, cháu lần lượt lễ bái tổ tiên.

Chủ lễ đứng hầu bên bàn thờ, thỉnh thoảng châm thêm rượu vào chung, cốt đủ ba tuần rượu. Khi nhang tàn, chủ lễ rót nước trà và tiến hành lễ bái tạ. Kể từ giờ phút đó đến lễ tiễn ông bà vào ngày mùng 4, tổ tiên luôn hiện diện ở đây.

Do đó, hàng ngày bày biện lễ vật cúng 2 lần chính và hai lễ phụ với bánh, mứt, kẹo, trà. Một cách tổng quát, tập tục thờ cúng tổ tiên có lịch sử lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc ta.

Việc thờ cúng tổ tiên, một mặt, biểu thị lòng hiếu kính, khiến con cháu biết giữ lấy lòng “Báo bản tư nguyên” và thủ nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”; mặt khác, việc thờ cúng tổ tiên còn là hành vi tôn giáo sùng bái linh hồn, trên cơ sở tín lý linh hồn bất diệt.

Theo đó, tập hợp vong hồn tổ tiên trở thành một trong các gia thần có công năng giám sát và phù hộ cho con cháu. Việc tế tự tổ tiên trong Tết Nguyên đán khởi đề từ lễ rước ông bà vào ngày cuối năm, thường tổ chức vào buổi chiều hôm đó, gọi chung là lễ cúng tất niên.

Về chức năng, lễ rước tổ tiên này có phần giống như lễ tiên thường trước ngày giỗ/kỵ, nhằm cung thỉnh vong linh người quá vãng về dự hưởng ngày giỗ chính. Điểm khác, đối tượng của lễ rước tổ tiên cuối năm là tất cả vong linh tổ tiên chứ không phải đối tượng chính của từng cuộc cúng giỗ.

Ở đây, cũng cần lưu ý một điều là theo Gia lễ của Nho giáo, tập tục thờ tự tổ tiên chủ vào 4 đời, tính từ thế hệ của người đảm nhận việc thờ tự tổ tiên của từng gia tộc.

Quy định “Ngũ đại mai thần chủ”: Tổ tiên đời thứ năm không thờ cúng nữa, và thần chủ/ bài vị của bậc tổ tiên đó phải đem chôn.

Đây là quy phạm được tuân thủ lâu đời, đã trở thành truyền thống, song do tín niệm linh hồn bất tử nên linh hồn các bậc tổ tiên nhiều đời, thần chủ đã được chôn, vẫn được coi là còn tồn tại trên cõi thiêng và vẫn là đối tượng cung thỉnh về dự lễ Tết, thậm chí cả trong các tế tự, giỗ quảy khác với tư cách là các vong hồn tổ tiên được cung kính thỉnh mời rằng “Đồng lai dự hưởng”.

Việc tế tự tổ tiên, ngoài việc tỏ bày lòng “báo bản tư nguyên” còn cầu linh hồn tổ tiên ban phúc, giúp gia đình/gia tộc hưng thịnh, mùa màng bội thu, vật nuôi phát triển, và việc làm ăn, học hành, thi cử... đều được hanh thông.

Nói cách khác, linh hồn tổ tiên là một loại gia thần hay rộng hơn là tập hợp phúc thần. Các dữ liệu dân tộc học cho thấy một số tộc người chỉ thờ cha mẹ, hoặc cha mẹ và ông bà nội là “ma nhà” (hiểu là vong linh thân tộc bảo hộ/giám sát con cháu hiện tiền sống trong gia đình) và tổ tiên thuộc thứ bậc trên (cố, cụ...) là ma mường, ma bản, ma nương, ma rẫy... tức tập hợp các bậc tổ tiên không thờ tự làm “ma nhà” vẫn là các vong linh bảo hộ cộng đồng.

Điều này chỉ ra rằng toàn bộ vong linh tổ tiên quá vãng là đối tượng được cung thỉnh trong lễ rước tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Tín ngưỡng sùng bái tổ tiên được các nhà nghiên cứu cho rằng được xác lập từ chế độ thị tộc phụ hệ thuộc hậu kỳ xã hội nguyên thủy.

Về sau, với ảnh hưởng Nho giáo, việc tế tự tổ tiên được xác định là một chuẩn tắc của quy phạm hiếu đạo - nền tảng của chế độ tông pháp, nên trong chừng mực nào đó, tín ngưỡng sùng bái tổ tiên càng lúc có được vị trí áp đảo việc sùng bái thiên thần.

Do đó, việc tế tự tổ tiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong ba ngày Tết. Khởi đi từ lễ rước tổ tiên đến lễ tiễn ông bà (mùng 3 hay mùng 4 Tết), thế gian bước vào một cảnh giới thiêng: Vong linh tổ tiên quá vãng cùng chung sống với cháu con.

Cảnh giới âm - dương song tồn này trong chừng mực nào đó tương đồng với khoảnh khắc thời gian mở cửa địa ngục của ngày rằm tháng bảy âm lịch, tức lễ vía Địa quan giải tội của Đạo giáo, hay lễ Vu Lan xá tội vong nhân của Phật giáo.

Chính vì vậy, Tết không chỉ là thời điểm thiêng của trời đất mà còn là cuộc sống đặt dưới sự chứng giám của tổ tiên. Do vậy, con cháu phải thận trọng từ lời ăn tiếng nói đến mọi hành vi.

Người ta tin rằng những gì diễn ra trong ngày đầu năm đều có tác động đến mọi việc tốt xấu trong cả năm và việc tế tự tổ tiên trong ba ngày Tết cũng được chú trọng sao cho tươm tất và trang nghiêm từ việc thực hiện tế tự đúng theo lễ nghi truyền thống đến việc chuẩn bị các lễ vật, cúng phẩm sao cho hợp lễ.

Sưu tầm

1/16/23

Bản Tin Thụ Nhân Âu Châu - Số 41 Tháng 01.2023


Đính chánh: (Email của anh Lưu Văn Dân ngày 23.01.2023)

"Trong Bản tin số 41 vừa qua, Nhóm Biên soạn đăng bài Chuyện Khu Hoà Bình Đà lạt
tưởng là của anh Huỳnh Hưng, nhưng không phải. Chúng tôi xin cáo lỗi với anh Hưng
và các bạn Thụ nhân cùng quý vị độc giả vì sự thiếu thận trọng này."

1/15/23

Ông Lão dắt Ruà Vàng Khổng Lồ Đi thiền hành

Ngày nào cũng vậy, người dân quanh thị trấn Tsukishima ở Tokyo, Nhật Bản, cũng thấy một ông lão dắt rùa đi thiền hành.

Thỉnh thoảng, người dân còn bắt gặp một bé gái cưỡi trên lưng rùa. Loài rùa này có tên khoa học là Centrochelys sulcata, thường sống ở rìa nam sa mạc Sahara, phía bắc châu Phi. Đây là loài rùa lớn thứ ba thế giới, và là loài rùa cạn lớn nhất thế giới.

Rùa Vàng Đi Thiền Hành
Mỗi ngày vào buổi sáng
Rùa vàng đi thiền hành
Thong thả thật thanh thản!
Thở không khí trong lành
 
Mùa lạnh rùa mặc áo
Trông ngộ nghĩnh dễ thương
Ngoan ngoãn đi bên chủ
Suốt cả dặm đường trường(*)
Đi thiền hành im lặng
Chân thong thả bước đi
Mắt chỉ nhìn xuống đất
Không lo nghĩ chuyện gì!
 
Mắt không nhìn quanh quẩn
Không lưu ý việc chi!
Cảnh trần là như vậy
Không vọng niệm sân si..!
 
Tâm theo dõi hơi thở
Cuộc đời trong sát-na
Không bám víu cuộc sống
Việc đến rồi đi qua!
 
Nhẹ nhàng chân chạm đất
Không vội vả bước nhanh
Nhận biết khi xúc chạm
Không suy nghĩ quẩn quanh!
 
Biết đủ tâm bớt khổ
Không tham lam việc đời
Sống từ bi hỉ xả
Thư giãn thật thảnh thơi.
 
Đi thiền hành thư giãn
Im lặng như rùa vàng
Hiện tại tâm an lạc
Ra đi nhẹ hành trang.
 
 
(*) Đi 1 cây số rưởi mỗi ngày.