1/29/13

Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta

Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.

1/28/13

Buổi hẹn với Người Đàn Bà Khác


Sau 21 năm lập gia đình, tôi tìm ra được phương cách mới để giữ cho tình yêu lúc nào cũng bừng cháy trong tim .
Vài tháng trước đây tôi bắt đầu đi lại với một phụ nữ, mà mọi việc bắt đầu do vợ tôi đề nghị.
Một hôm, vợ tôi nói :"Em biết rõ anh yêu người phụ nữ đó" làm cho tôi ngạc nhiên.
"Nhưng anh yêu em mà" tôi phản đối.
"Em vẫn biết thế, nhưng em biết là anh cũng yêu bà ấy nữa".

Người đàn bà mà vợ tôi thúc giục tôi tiến tới chính là MẸ tôi, một goá phụ sống một mình đã 19 năm nay. Vì công việc làm ăn bề bộn, vì bận bịu với 3 con còn nhỏ, tôi chỉ đến thăm mẹ tôi bất thường. Thế là tối hôm ấy tôi gọi mời mẹ đi ăn cơm chiều và đi xem ciné với tôi.
"Có chuyện gì thế, con bệnh à?" Mẹ tôi hỏi .Bà vốn là người hay lo nếu tôi gọi vào giờ khuya hoặc đến thăm bất chợt đều là dấu hiệu không tốt.
"Không có gì cả, con chỉ nghĩ là nếu mẹ con mình gặp nhau, nói chuyện một chút thì hay biết mấy".
Tôi nhấn mạnh, "Chỉ có 2 mẹ con mình thôi, mẹ ạ".
Mẹ tôi lặng đi một giây, rồi trả lời: "Được con, Mẹ thích lắm!"
Thế là thứ sáu đó sau khi tan sở, tôi vội vàng đến đón mẹ tôi, thành thật mà nói, tôi cũng cảm thấy hồi hộp, bồn chồn .
Khi đến nhà bà, tôi cũng có cảm tưởng mẹ tôi hồi hộp không kém. Mẹ đứng chờ ở cửa đã mắc sẵn áo khoác. Tóc uốn chải cẩn thận, và trên người là chiếc áo dài mẹ đã mặc vào dip ăn mừng kỷ niêm lễ thành hôn lần cuối . Một nụ cười rạng rỡ, hiền hậu trên mặt mẹ.
Khi ngồi vào xe, mẹ sung sướng nói:" Mẹ khoe với các bà bạn là mẹ được cậu con trai mời đi ăn, làm các bà ấy ghen với mẹ, các bà ấy nóng lòng chờ nghe mẹ kể lại cuộc hẹn hò với con."
Tôi chở mẹ tới một nhà hàng tuy không thật là sang nhưng rất ấm cúng. Mẹ khoác tay tôi hãnh diện bước vào nhà hàng như một phu nhân quí phái.
Sau khi ngồi xuống, tôi bắt đâu đọc thực đơn cho mẹ chọn, vì mắt mẹ đã kém, chỉ đọc được chữ in to thôi. Đọc nửa chừng, tôi ngước lên nhìn mẹ, thấy mắt bà đang chăm chú nhìn tôi, Mẹ mơ màng mỉm cười .
"Trước đây mẹ vẫn đọc thực đơn cho con, ngày con còn nhỏ ."
"Thế thì đây là dịp mẹ thoải mái cho con hầu mẹ lại" tôi đáp lời mẹ.
Suốt bữa ăn mẹ con tôi vui vẻ chuyện trò. Câu chuyện tuy không có gì đặc biệt, nhưng những lời trao đổi đã cho chúng tôi biết rõ được những điều mới nhất trong đời sống của nhau. Chúng tôi nói liên miên đến nỗi làm lỡ cả giờ coi chiếu bóng. Khi đưa mẹ về, mẹ tôi nói:" Mẹ chỉ đi nữa, nếu lần sau con để mẹ mời lại con". Tôi vui vẻ chấp nhận ngay.

"Sao anh đi ăn có vui không ?" Vợ tôi hỏi khi tôi bước chân vào nhà.
"Mọi sự tốt đẹp ngoài sự tưởng tượng của anh" tôi trả lời.
Vài hôm sau đó mẹ tôi đột ngột qua đời về bịnh tim. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi không làm gì được cho mẹ.
Ít lâu sau tôi nhận được một phong bì trong đó có biên lai của nhà hàng mà mẹ con tôi đã dùng cơm ở đó, kèm thêm một lá thư ngắn của bà."
Mẹ đã trả tiền trước rồi, dù mẹ biết khá rõ là mẹ sẽ không đến được, nhưng mẹ vẫn trả cho 2 phần ăn, một cho con, và một cho vợ con. Con biết không, con đã mang đến cho mẹ một buổi tối tuyệt vời, không biết nói sao cho vừa! MẸ YÊU CON".
Nước mắt rưng rưng, tôi chợt hiểu là câu nói YÊU nhau quan trong chừng nào đối với những người thân yêu chung quanh mình .
Trên đời này, không có gì quan trọng hơn Thượng Đế và gia đình, hãy cho họ cái thời gian mà họ đáng được hưởng, vì họ không có thể chờ đến ngày mai.
Một người nào đó đã nói:"Tôi đã học được một điều. Dẫu cho có bất hoà với mẹ cha thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn thiết tha nhớ tới người khi người đã qua đời."

Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam

 

Nhạc sĩ Phạm Duy

Nhạc sĩ Phạm Duy

Thanh Hà

Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều ngày 27/01/2013 tại Sài Gòn. Ra đi ở tuổi 92, Phạm Duy được xem là một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam. Với hơn 70 năm sự nghiệp, ông để lại một khối lượng đồ sộ cả nghìn tác phẩm ghi đậm dấu ấn của một nhạc sĩ dành trọn đời cho tình yêu âm nhạc.

Triêu Con Tim, Một Tiếng Nói

Ai là tác giả hiệp định Paris

Ngô Nhân Dụng

Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.

Bà Mẹ Người Nga Miệt Mài Sinh Con !

 

!cid_1_2198362306@web162402_mail_bf1_yahoo

Phần nhỏ trong số các cháu chắt của vợ chồng bà Vassilyev

From: Lu Giang <lugiang2003@yahoo.com>

Bà mẹ 27 lần sinh, tổng cộng 69 người con