Svetlana Alexievich, người được giải Nobel văn học năm nay, 2015, nói phương pháp của bà là để “tiếng nói con người tự nói cho chính họ”. Bà nổi tiếng từ 1985, khi đang là nhà báo 37 tuổi ở Liên Xô và xuất bản cuốn sách tư liệu đầu tiên. Đó là lịch sử truyền khẩu về những phụ nữ Belarus tham gia Thế chiến Hai. Lúc đó, Belarus vẫn sống trong tuyên truyền cộng sản, với đợt kỷ niệm 40 năm Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Giọng văn của bà đã gây ra cơn sốc, và cũng là phong cách chung của bà sau này.
Alexievich từ nhiều năm đã được xem là ứng cử viên giải Nobel. Nhưng loan báo năm nay vẫn gây bất ngờ, một phần vì bà không viết tiểu thuyết, mà tác phẩm của bà là của một nhà báo. Trước đây chỉ có hai người không viết văn, Winston Churchill và Bertrand Russell, được giải Nobel.
Alexievich đã mâu thuẫn với chính thể độc đoán của Tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko. Bà rời quê hương năm 2000, sang Đức và Pháp, chỉ trở về Minsk từ năm 2011.
Bà không ảo tưởng về bản chất quyền lực tại các nước thời hậu Liên Xô.
“Tôi yêu thế giới Nga, nhưng là thế giới Nga tử tế, nhân văn,” bà nói về nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
“Tôi không yêu Beria, Stalin, Putin...” bà nhấn mạnh.
“Nhà độc tài Putin và Lukashenko đều có sự ủy nhiệm của dân chúng trong xã hội, họ là niềm khao khát của nhân dân,” bà nói khi ra mắt cuốn sách mới nhất. Vì vậy thành công Nobel của bà không chỉ hơi khó xử cho ông Lukashenko mà cả ông Putin. Nhưng đây là vinh dự to lớn cho Belarus nhỏ bé.
Bà là cây bút tiếng Nga thứ 6 được giải Nobel – sau Ivan Bunin, Boris Pasternak, Mikhail Sholokhov, Alexander Solzhenitsyn và Joseph Brodsky.
10/17/15
Svetlana Alexievich: 'Không yêu Stalin, Putin'
10/16/15
Văn chương về nỗi đau con người giành Nobel 2015
Trong bối cảnh Nga đang căng thẳng với Mỹ, cùng nhiều nước Châu Âu, không ít người tin rằng việc trao giải Nobel Văn Chương 2015 cho bà Svetlana Alexievich là có động cơ chính trị. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người được biết về bà Svetlana Alexievich, đã hiểu rằng cuối cùng là Nobel cũng đã chọn đúng được một con người đã âm thầm cống hiến cho các số phận và biên niên sử về đổ nát và cai trị trên thế giới này.
Bài diễn văn chấn động sâu sắc của nữ sinh 17 tuổi Trung Quốc: Tổ quốc tôi, ông là ai?
Bài diễn văn của một nữ sinh 17 tuổi “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”, có lẽ sẽ cho chúng ta một cái nhìn khác về “giấc mơ Trung Hoa”.
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
10/14/15
San Diego
Ba nơi (#3)
San Diego:
Những lần qua Mỹ trước đây, đi từ khu này qua khu khác chúng tôi dùng máy bay. Lần này anh bạn của chúng tôi dẫn chúng tôi đi đường bộ. Đường từ SF đến LA rất tấp nập. Thỉnh thoảng tôi lái xe trên con đường 31 của Úc mà tưởng chỉ đi có 1 mình một freeway.
Tiếc quá, lúc đó tôi còn đang ngất ngư nên không thưởng thức được khung cảnh hai bên đường, nhất là các khu trồng cây xanh mướt.
Sau ngày ở Mexico về lại Mỹ, chúng tôi ở vùng Orange County và được bạn dẫn xuống SD quấy rầy các ông bạn đang sinh sống tại San Diego (SD). Chúng tôi được ông bạn địa phương dẫn đi quanh vùng và sau đó cho chúng tôi ghé hai nơi nổi tiếng ở SD là khách sạn del Coronado và Maritime Museum.
SàiGòn và Tuổi Thơ Tôi
Trần Mộng Tú
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.