3/23/15

Lý Quang Diệu qua đời: Quốc tế chia buồn với Singapore

Thanh Hà (RFI)

mediaÔng Lý Quang Diệu - Ảnh chụp ngày 14/09/2011.REUTERS/Tim Chong/Files

Toàn dân Singapore tiếc thương vị Thủ tướng đầu tiên của Cộng Hòa Singapore. Thế giới gửi điện chia buồn với Singapore sau khi hay tin ông Lý Quang Diệu qua đời.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vinh danh một « Một nhân vật vĩ đại của lịch sử ». Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình ghi nhận cố Thủ tướng Singapore là một « nhà chiến lược và một nguyên thủ mà quốc tế phải kính nể »

Khép Mở Đôi Đàng

Sunday, 22 March 2015

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo

Một chuyên gia Hoa Kỳ bị Bắc Kinh hạ bệ vì nói chuyện khép mở của đảng!

* Giáo sư David Shambaugh đàm thoại với Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân của Bắc Kinh tại Tổng lãnh sự quán Trung Quốc năm 2010 - khi tình còn mặn nồng *

Mới đầu năm nay thôi, Đại học Ngoại giao Trung Quốc còn thổi ông ta lên trời.

Số là sau khi nghiên cứu công trình của 158 chuyên gia Hoa Kỳ về Trung Quốc, cơ quan này của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh chọn ra 20 học giả Mỹ được ngợi ca là "quan trọng và có ảnh hưởng nhất". Giáo sư David Shambaugh đứng thứ nhì trong danh sách đầy thế giá đó. Người đứng đầu là một ông David khác. Giáo sư David M. Lampton của Đại học John Hopkins, đương kim Chủ tịch Asia Foundation. Giáo sư David Shambaugh là khuôn mặt quen thuộc trong giới trí thức và học giả của Bắc Kinh, tới mức được họ trìu mến đặt tên bằng chữ Hán là Thẩm Đại Vi (Sham-David).

Thế rồi, từ trên Quang Minh Đỉnh, ông bị vật xuống đất đen!

Ông Trọng đi Mĩ để làm gì?

Vấn đề không phải đi thăm hay không:
Nhưng chính là, đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão,
hay để phục vụ quyền lợi dân tộc?

Âu Dương Thệ

Ông Trọng đi Mĩ để làm gì? Đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão trước khi chấm dứt nhiệm kì Tổng bí thư thì uổng công vô ích! Nhưng nếu đi vì quyền lợi đất nước phải Thoát Trung thì sẽ được nhân dân VN ủng hộ và chính giới Mĩ kính trọng. Khi đó Nguyễn Phú Trọng sẽ để lại điểm son trong lịch sử. Nhưng cái khó khăn lớn nhất là, ông Trọng có đủ đảm lược để tự thoát khỏi cái bóng đen quá dài của chính mình hay không?

Tình hình đất nước:VN đang đứng ở đâu và như thế nào trong quan hệ với Trung quốc?

Trả lời dư luận quốc tế kết án gay gắt việc Bắc kinh cố tình mở rộng nhiều đảo trên biển Đông thành các căn cứ quân sự, bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Vương Nghị đã khẳng định rất ngang ngược trong cuộc họp báo ngày 8.3 tại Bắc kinh : Biển Đông là « nhà » và là « sân » của Trung quốc. Nguyên văn lời đổi trắng thay đen, kẻ cướp đóng vai quan tòa của Vương Nghị:

3/21/15

NGÀY RA TRẠI

Vừa ra khỏi cổng là không ai hẹn ai, tất cả đều quay lại nhìn nơi mình vừa rời bỏ. Vài nụ cười kèm tiếng thở phào... nhẹ nhõm! Không có lời xì xào hay câu trao đổi. Im lặng! Nhưng không phải là sự im lặng của lo lắng, sợ sệt, hay của lòng cam chịu như khi lần đầu bị lùa vào trại lao động khổ sai mang mỹ từ: “cải tạo”, mà là thứ im lặng để tận hưởng tự do, cho dù chỉ là thứ tự do tạm bợ vì trong tờ giấy phóng thích có ghi câu: «địa phương chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục».... Nhưng đó là chuyện của tương lai, còn hiện tại thì chúng tôi đã ở bên ngoài vòng rào nơi có bộ đội CS ôm súng trên chòi gác.

3/20/15

LANGBIANG Xuân về - Ký hoạ (màu nước)

Chung Thế Hùng

unnamed

Kẻ thù của người Trung Quốc

Bá Dương (1)

​Trên thế giới không có nước nào có lịch sử lâu đời như Trung Quốc, không có nước nào có một nền văn hóa không đứt đoạn như Trung Quốc, mà cái văn hóa đó lại đã từng đạt đến một nền văn minh cao độ. Người Hy-Lạp thời nay với người Hy-Lạp ngày xưa chẳng liên quan gì với nhau. Người Ai-Cập cũng vậy. Nhưng người Trung Quốc hôm nay thì đúng là hậu duệ của người Trung Quốc cổ đại. Tại sao một nước khổng lồ như vậy, một dân tộc to lớn như vậy ngày nay lại ra nông nỗi xấu xa ấy? Chẳng những bị người nước ngoài ức hiếp mà còn bị ngay dân mình ức hiếp. Nào là vua bạo ngược, quan bạo nguợc, mà cả dân (quần chúng) cũng bạo ngược.