9/16/14

Cuộc đời của Sylvie Vartan

Đối với một người mà ban đầu không muốn chọn nghề ca hát, Sylvie Vartan lại là một trong những ca sĩ Pháp có sự nghiệp bền vững nhất. Bóng thời gian mới đó mà đã vụt bay. Từ cái ngày cô bước vào nghề ca hát một cách bất đắc dĩ vào năm 1961, tính đến nay đã là 50 năm. Nửa thế kỷ hát cho người, nửa thế kỷ tạ ơn đời.

Sinh năm 1944 tại Iskrets, Sylvie Vartan là người gốc Bulgary. Bố cô là tùy viên sứ quán Pháp tại Sofia, còn ông nội là giám đốc công ty điện lực quốc gia. Gia đình cô chạy trốn chế độ cs sang Pháp định cư năm 1952, Sylvie lúc đó mới lên 8. Mãi đến năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Sylvie Vartna mới được dịp về thăm quê cha lần đầu tiên. Thời còn nhỏ, cô bé chăm chỉ học giỏi, nhưng thật ra lại nuôi mộng trở thành diễn viên điện ảnh, chứ không phải là ca sĩ.

Năm lên 6, cô đã từng đóng trong một bộ phim lịch sử cổ trang kể lại thời kỳ Bulgary bị đế chế Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục xâm chiếm. Vì thế mà nhiều lần, Sylvie ngỏ ý xin mẹ cho cô theo học lớp đào tạo diễn xuất. Sợ con mình xao lãng việc học, bà mẹ mới bảo : đậu bằng tú tài cho xong, rồi lúc đó hãy tính. Trong gia đình, Sylvie có một người anh trai tên là Eddie Vartan, có khiếu chơi đàn nên thường tham gia vào các ban nhạc nghiệp dư, cũng từ đó mà anh quen biết thêm nhiều giới nghệ sĩ.

Sylvie Vartan ngẫu nhiên thành ca sĩ

Cho đến một ngày kia, bạn của Eddie là nam ca sĩ Frankie Jordan chuẩn bị vào phòng thu để ghi âm một bản song ca (bài Panne d’essence), thì vào giờ chót cô ca sĩ hát chung lại không đến. Không còn ai khác để thay thế, Eddy Vartan mới cấp tốc kéo cô em gái Sylvie từ nhà đến phòng ghi âm. Tưởng chừng hát thử cho vui, nào ngờ lại thành đĩa thật. Nhờ ca khúc này mà tên tuổi của Sylvie được lăng xê vào năm 1961. Vài năm sau đó, tên tuổi của Frankie Jordan chìm hẳn, còn Sylvie thì lại nổi đình nổi đám.

Từ năm 1963, thời kỳ phát hành nhạc phẩm En écoutant la pluie (Nghe nhịp mưa rơi - nguyên tác là ca khúc Rythm of the rain), Sylvie Vartan cùng với France Gall và Françoise Hardy trở thành những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc trẻ những năm 60 tại Pháp. Phong trào này được gọi là yé yé phiên âm từ chữ yeah yeah của Mỹ, trong thời gian đầu chuyên chuyển dịch phóng tác các ca khúc ăn khách của làng nhạc Anh Mỹ. Gương mặt tiên phong của phong trào này là ca sĩ Pháp Richard Anthony.

Sau khi cất cánh, sự nghịêp của cô đạt đến tột đỉnh vào những năm 68, 69 và vẫn tiếp tục sáng chói qua bao thập niên nhờ biết đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người nghe và nhất là thích nghi với các phong trào âm nhạc thời thượng từ nhạc kích động disco cho đến nhạc pop những năm 80 và 90. Mãi đến những năm sau này, Sylvie mới dần dần chuyển qua hát nhạc ‘‘nghiêm túc’’, chú trọng nhiều hơn đến ca từ ý tứ của bài hát, chứ không còn chạy theo những giai điệu dễ nghe, dễ nhớ nhưng với lời ca vô thưởng vô phạt : nghe cũng được mà không nghe thì cũng chẳng sao.

Sau hơn 40 năm thành công trong sự nghiệp ca hát, Sylvie Vartan vẫn trụ lại trong làng nhạc nhờ một lượng fan hâm mộ đông đảo thuộc vào nhiều thành phần và lứa tuổi, nhưng chủ yếu cũng vì cô làm việc không ngơi nghỉ, ghi âm đến 3 album chỉ trong 4 năm vừa qua. Tập nhạc gần đây nhất của cô mang tựa đề Soleil bleu (Mặt trời màu xanh) vừa được trình làng vào tháng 12 vừa qua, hầu như cùng một lúc với đĩa đơn mới của Johnny Hallyday (nhạc phẩm Jamais seul tạm dịch là Không bao giờ cô đơn do Mathieu Chedid sáng tác).

Đi tìm những cảm hứng mới

Lần này, Sylvie Vartan triệu tập các tác giả thuộc thế hệ mới như Julien Doré, Arthur H, Keren Ann để soạn cho cô một album mang đậm sắc thái của nhạc pop kết hợp với nhạc folk. Họp tác với các ngòi bút trẻ là một cách để cho cô đi tìm những cảm hứng mới. Sở trường của Sylvie Vartan không phải là lối hát mộc, nên lần này cô được trợ bởi một lối hoà âm đa tầng, cuồn cuộn lớp lớp, khác với những gì cô thường hát nhưng chưa chắc gì sắc sảo bằng các tập nhạc trước.

Bên cạnh những sáng tác mới, Sylvie Vartan còn ghi âm lại (cover) một số ca khúc quen thuộc, trong đó có tập nhạc Nouvelle Vague Làn sóng mới bao gồm những ca khúc bất hủ thập niên 60 của các nghệ sĩ ăn khách cùng thời. Lối hoà âm phối khí khi thì phá cách, lúc thì rất gần giống với nguyên tác nhưng nhìn chung vẫn ngợi lại cho người nghe cả một khung trời kỷ niệm, nhất là đối với tất cả những ai đã lớn lên trong giai đoạn này.

Thời còn trẻ, Sylvie Vartan đã tạng cho làng nhạc Pháp nhiều ca khúc bất hủ : Dòng sông tuổi nhỏ, Anh thì không, Em đẹp nhất đêm nay đều đã từng được chuyển dịch sang lời Việt. Trên cuộn CD Làn sóng mới, Sylvie Vartan ghi âm trong tiếng Anh lẫn tiếng Pháp toàn là những ca khúc để đời. Trong tiếng Pháp thì có các bài như Souvenir Souvenir (Kỷ niệm) của Johnny Hallyday, Il est 5h Paris s’éveille (5 giờ sáng Paris thức giấc) của Jacques Dutronc, Le temps de l’amour (Một thời để yêu) của Françoise Hardy. Trong tiếng Anh thì có các sáng tác của Bob Dylan. Leonard Cohen và ban nhạc The Mamas and the Papas (Dream a little dream of me).

Khoác áo mới cho những tình khúc vang bóng một thời. Sân chơi của Sylvie Vartan tựa như một cái nháy mắt đối với tất cả những người mến mộ, trung thành với cô ca sĩ tóc vàng từ bao thập niên qua. Vào lúc mà tại Pháp đang có xu hướng hoài niệm, ôn lại những hình ảnh xinh đẹp giai điệu êm đềm của cái thuở xa xưa, tiêu biểu qua các đợt lưu diễn tập hợp trên cùng một sân khấu hàng chục nghệ sĩ nổi danh vào thời này.

Có lẽ cũng vì thế trong số các dự án sắp tới của mình, Sylvie Vartan dự trù cho ra mắt các tuyển tập bao gồm các bản ít được phổ biến của mình. Đó thường là những bài song ca hay các phần biểu diễn mà cô thâu cho đài truyền hình, chưa từng được phổ biến qua băng đĩa. Những ca khúc hiếm thấy này hẳn chắc sẽ làm hài lòng giới hâm mộ chuyên sưu tầm ca khúc và âm nhạc trên mạng.

Chê của nào trời cho của nấy

Trong suốt sự nghiệp Sylvie Vartan đã ghi âm đến 38 tập nhạc, bán hơn 60 triệu album trên thế giới. Bộ toàn tập gần đây nhất của cô bao gồm ít nhất là 500 bài hát tập hợp trên 21 cuộn CD. Nhưng bộ sưu tập này chỉ bao gồm những ca khúc thâu trong giai đoạn từ 1961 – 1986, tức là trong 25 năm đầu sự nghiệp của cô. Sylvie Vartan cũng là một trong những gương mặt hiếm thấy có đến gần 10 quyển tiểu sử viết về mình lúc sinh thời, giới hâm mộ thì lại dành cho cô nguyên một quyển tự diển dày 400 trang để tập hợp lại tất cả những ca khúc mà cô đã thâu trong sự nghiệp và nhất là những giai thoại lý thú xung quanh nguồn gốc và tình huống ra đời của bài hát.

Nhìn lại, số thần tượng nhạc trẻ những năm 60 còn sót lại thời nay có thể được đếm trên đầu ngón tay. Đối với một người mà ban đầu muốn chọn nghề diễn viên, Sylvie Vartan rốt cuộc lại rơi vào nghiệp hát. Chính bản thân cô cũng không ngờ là sự nghiệp sân khấu của mình lại trường kỳ đến như vậy, có lúc chìm lúc nổi, nhưng nhìn chung vẫn là một sự thành tựu hiếm thấy. Sylvie Vartan càng chê của nào, trời lại càng cho của nấy.

(Source: RFI)

Kế hoạch ván bài sắp tới của Obama

Lữ Giang

Trong ngày 10.9.2014, không phải chỉ dân chúng Hoa Kỳ mà nhiều nước trên thế giới đã nóng lòng chờ đợi bài diễn văn của Tổng Thống Obama công bố kế hoạch đối phó với nhóm Nhà Nước Hồi Giáo (Islamic State - IS). Rồi việc đến cũng đã đến. Lúc 9 giờ tối, giờ Washington DC, ngày 10.9.2014, từ Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama đã đọc một bài diễn văn tuyên bố sẽ làm suy yếu rồi cuối cùng tiêu diệt IS hoàn toàn thông qua một chiến lược toàn diện và bền vững.”

Nhiều người cho rằng bài diễn văn dài 15 phút này chỉ là bảng tóm lược những điều ông Obama đã tuyên bố trong cuộc họp báo tại Estonia hôm 6.9.2014 khi ông đến dự hội nghị của các nước NATO ở Âu Châu. Trước đó, hôm 3.9.2014, khi nói chuyện trên kênh Fox News, Phó Tổng Thống Joe Biden còn nói mạnh hơn: “Chúng ta sẽ theo bọn chúng (IS) đến tận cửa địa ngục cho đến khi chúng bị đưa ra trước công lý bởi vì địa ngục là nơi chúng cư ngụ!” (We will follow them to the gates of hell until they are brought to justice because hell is where they will reside!).

9/13/14

Ngành dầu khí Nga : Đích mới của trừng phạt Châu Âu

Các lãnh đạo Châu Âu tại thượng đỉnh Bruxelles, 30/08/2014.

Các lãnh đạo Châu Âu tại thượng đỉnh Bruxelles, 30/08/2014.

REUTERS/Eric Vidal

Thụy My

Các biện pháp trừng phạt mới của châu Âu áp đặt lên Nga, đánh vào nền tài chính Nga đặc biệt là lãnh vực dầu khí, bắt đầu có hiệu lực kể từ sáng nay 12/09/2014 với việc công bố trên Công báo của Liên hiệp châu Âu.

Tại sao phải vội vã đóng cửa Triển lãm về Cải cách ruộng đất?

Tác Giả: Kami

unnamedNhững ngày này, vào cái thời điểm sau lễ kỷ niệm 69 năm Quốc khánh, một cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (CCRĐ) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, sự xuất hiện của bản Google Docs cuốn Đèn cù của tác giả Trần Đĩnh trên mạng internet cũng là một tác nhân khiến chủ đề về CCRĐ càng nóng thêm. Chủ đề này đang hâm nóng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, ở đâu đâu cũng thấy người ta nói về chủ đề Cải cách ruộng đất (CCRĐ).
Đôi nét về CCRĐ
Chương trình CCRĐ với mục đích xóa bỏ giàu nghèo - với chủ trương "San bằng giai cấp hóa yên vui" là một bước trong tiến trình tiến lên CNXH của Đảng CSVN tổ chức và thực hiện.

9/12/14

Những độc giả đầu tiên của Đèn Cù

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-09-10

unnamed

Thủ tướng CSVN Pham Văn Đồng (Trái) nâng cốc chúc mừng Hoàng thân Norodom Sihanouk (P) trong chuyến thăm Hà Nội 26 tháng 5 năm 1970.

Ngày 20/8/2014 quyển sách tư liệu Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh được Báo Người Việt ở Hoa kỳ xuất bản. Sau đây là ghi nhận phản ứng của các độc giả đầu tiên của quyển sách này.

The Soul of Vietnam

Unbenannt