6/4/14

HÀ NỘI CÒN TIN CÓ THỀ ĐI DÂY XIẾC

Hoàng Ngọc Nguyên

clip_image002

Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng “môi hở răng lạnh”. Ngưòi ta cũng thường nói bà con xa không bằng láng giềng gần. Huống chi, Trung Quốc là Trung Cộng và Việt Nam là Việt Cộng, cả hai đều là những nước “cộng hòa” Cộng sản (Trung Quốc là “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Việt Nam là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, ai cũng ưa hai chữ “cộng hòa”), có nghĩa là hai nước “trước là đồng chí, sau là anh em”. Và có phải hai người chỉ mới kết nghĩa vườn đào gần đây đâu. Ít nhất cũng là 60 năm. Hay 65 năm nếu tính từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Khối Cộng sản Quốc tế trước đây vốn có gần 20 nước chính danh và tân tòng (không kể hơn chục nước chư hầu nằm trong Liên bang Xô-viết), tổng dân số cũng có đến 2/5 của thế giới hồi đó, bỗng dưng vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước tan hoang cả, hầu như chỉ còn hai anh em Hoa Việt này (nếu không kể đến nguời điên Bắc Triều Tiên cùng với nước Cuba nằm cheo leo ở vùng biển Carribean). Tình cảnh giống như hai anh em côi cút chỉ còn có nhau sau khi cha mẹ mất sớm. Có thể gọi là đáng thương. Thế mà…

TÁM NĂM NGHIỆP BÁO

Hoàng Ngọc Nguyên

Viet Tribune

Cả tám năm nay, cứ đầu tháng năm mỗi năm, tờ Viet Tribune lại thêm một tuổi. Và nay đã lên tám. Một tuần báo tám tuổi phải chăng là có chuyện đáng nói?

Unbenannt

Khi nhìn người ta chung quanh sống đến ba bốn chục năm như không, đúng là mình còn quá chập chững, thơ ấu. Nhưng VT là một tờ báo tiếng Việt. Phục vụ một cộng đồng tha hương mà trong cuộc sống, báo chí không hẳn là hay không còn là một món hàng thực phẩm dinh dưỡng thường xuyên. Vả lại, báo chí thời nay! Bao nhiêu tờ báo Mỹ còn vắn số, cho dù người ta có đầu tư, có tài chánh, có nhân sự, có độc giả (tức người bỏ tiền ra mua báo), có quảng cáo. Tất cả dần mai một. Người ta bớt đọc báo mà lên mạng. Hay xem truyền hình. Chưa kể vùi đầu vào nhiều thứ khác: ipad, tablet, phim bộ Đại Hàn… Vào thời buổi suy thoái, quảng cáo cũng thưa thớt hơn. Huống chi tờ VT chữ “không” thì nhiều, chữ “có” thí ít. Từng được đi “học tập cải tạo”, tôi không khỏi nhớ tới câu “Cái đầu ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm” khi nghĩ đến trường hợp của tờ VT. Vả chăng, nó lại có hoàn cảnh riêng của nó giống như một bi kịch của Shakespeare. Không ít người Việt tại San Jose quan tâm đều có thể biết cuộc chiến đấu một mất một còn của không chỉ một người, mà của cả hai cột trụ duy nhất của tờ báo này, lòng nào là chẳng động lòng bi thương?

Hàn Quốc Kỷ Niệm 1000 Năm Bộ Kinh Phật Tripitaka

Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.

http://www.korea.net/upload/content/editImage/table_15.JPG

Kể từ ngày 23/9 đến 6/11/2011, Hàn Quốc tổ chức lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ dùng để in ấn kinh Phật. Dưới triều đại Goryeo (918-1392), các vì vua đã ra lệnh khắc kinh Phật trên các tấm bảng gỗ, tụng kinh cầu nguyện Phật trời phò hộ cho xứ sở Triều Tiên thoát khỏi sự xâm lăng của đạo quân viễn chinh Mông Cổ. Được lưu trữ tại chùa Haeinsa kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, 80 ngàn bảng khắc gỗ này được chia thành 6568 tập, cất giữ trong kho Tàng Kinh Các.

6/2/14

‘Ý thức hệ độc hại’: Thủ tướng Canada tấn công chủ nghĩa cộng sản

Colin Perker | Trà Mi lược dịch

Stephen Harper mở cuộc tấn công toàn diện vào chủ nghĩa cộng sản tại cuộc gây quỹ ở Toronto.

Thủ tướng Stephen Harper trong bữa tiệc gây quỹ xây đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Toronto, Ont., May 30, 2014.) Nguồn: THE CANADIAN PRESS/Darren Calabrese

Thủ tướng Stephen Harper trong bữa tiệc gây quỹ xây đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Toronto, Ont., May 30, 2014.) Nguồn: THE CANADIAN PRESS/Darren Calabrese

Hôm thứ Sáu 30 tháng 5, năm 2014, tại Toronto, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã nói chuyện với quan khách trong bữa tiệc gây quỹ dựng đài tưởng niệm nạn nhân chủ nghĩa cộng sản.

Thời cơ và chiến lược

Bùi Tín

26.05.2014

813B177D-88FB-4DBE-8097-CF033C61DADB_w640_r1_sTrên blog VOA, anh Nguyễn Hưng Quốc đưa ra nhận định “Trung Quốc đã thắng ở biển Đông”. Tôi hơi băn khoăn dè dặt về nhận định ấy, nay có đôi lời trao đổi.
Trước hết nhận định này hơi sớm. Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan cực lớn HD-981 vào vùng biển Việt Nam còn mới, các phản ứng qua lại ở các phía còn đang diễn ra, chưa nên kết luận một cách dứt khoát.
Xét về mặt chiến thuật đây có thể là một thắng lợi, mà thắng lợi có thể là tạm thời. Nhưng xét về mặt chiến lược, chưa thể cho là Trung Quốc đã thắng, trái lại. Chiến lược luôn có vị trị quan trọng, lâu dài hơn là chiến thuật.

Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.