3/31/12

Hồi Ký 30 Năm: Lưỡng Quốc Nhất Nghiệp


Nguyễn Xuân Nghĩa

Đây là câu chuyện 30 năm của hai đời chiến sĩ: một người là sĩ quan ưu tú trong một quốc gia bị bức tử,

một người là thanh niên muốn nối chí cha nhưng đất nước không còn và trở thành sĩ quan ưu tú trong một quốc gia khác. Hình trên bìa sách: Cố Thiếu tá không quân VNCH Phạm văn Hoà tự “Hoà Điện” và người con, tác giả Phạm Xuân Quang.

3/30/12

Việt Nam Theo Đường Miến Điện ?

Nguyễn Quang Duy

Đầu tuần qua, Tổng thống Thein Seinn cùng một phái đoàn gồm nhiều giới chức lãnh đạo chính phủ Miến Điện sang thăm Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm ngọai giao này, ông gặp cả Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, có điều cuộc viếng thăm của ông ít được báo chí trong nướcđưa tin. Trong khi giới chức Việt Nam thì lại rất sợ bốn từ “thay đổi chính trị” mà Miến Điện thay đổi chính trị lại đang dồn dập xẩy ra tại và vì thế có thể báo chí được chỉ đạo giới hạn loan tin.

3/29/12

Giải vây Miến Ðiện - Hoa Kỳ hay dân Miến Ðiện đang thực hiện việc đó?

Nguyễn Xuân Nghĩa

Có hai quốc gia Ðông Nam Á mà mối quan hệ với Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến cục diện lâu dài của toàn khu vực Ðông Á. Ðó là Việt Nam và Miến Ðiện, tên chính thức là Myanmar.

Việt Nam hiện vẫn giữ thế “môi hở răng lạnh” với Trung Quốc, cho Bắc Kinh. Còn Miến Ðiện thì lặng lẽ tự giải phóng khỏi sức hút của Trung Quốc và ra khỏi vòng phong toả của Hoa Kỳ. Chiều hướng ấy hiển nhiên có lợi cho người dân ở bên trong, nhưng cũng đảo lộn cái trật tự u ám của khu vực Ðông Nam Á - dưới bóng rợp của Trung Quốc. Hoa Kỳ có góp phần cho sự chuyển hướng đó. Nhưng chỉ góp phần mà thôi vì động lực chính vẫn xuất phát từ dân Miến.

Bài này sẽ tìm hiểu về vai trò mà người viết nhấn mạnh là “góp phần.” Nhìn từ Hoa Kỳ thì Mỹ có góp phần, nhưng nhìn từ Miến Ðiện thì phần chính của sự chuyển hóa này là từ dân Miến...

3/28/12

Một cách nhìn về lịch sử xung đột Việt-Hoa


Phạm Dzũng

Nhìn tổng thể về lịch sử loài người kể từ khi còn là những bộ lạc, người ta ghi nhận sự hình thành, phát triển hoặc tiêu vong của các cộng đồng dân cư (sắc tộc, bộ lạc, xã hội thành thị...); của nhiều định chế chính trị và quyền lực quân sự như là các quốc gia, các đế quốc; và ngay cả của nhiều nền văn minh, tất cả những diễn trình lịch sử đó đều tuân theo quy luật biến dịch, mà trong đó có quy luật thiên nhiên khắc nghiệt: “Ðấu tranh sinh tồn,” thể hiện qua hiện tượng di dân và đồng hóa (kể cả bị đồng hóa) mà đã liên miên xảy ra từ hàng vạn năm trước và sẽ còn xẩy ra bây giờ và sau này.

Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc

Ông Uông Dương, bí thư Quảng Đông (trái) và ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh.

Ông Uông Dương, bí thư Quảng Đông (trái) và ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh.

REUTERS

Đức Tâm

Trung Quốc đang trong quá trình chuẩn bị thế hệ lãnh đạo thứ 5. Vậy, việc ông Bạc Hy Lai bị cách chức ngày 15/03/2012 đánh dấu sự thắng thế của « mô hình Ô Khảm » đối với « mô hình Trùng Khánh » ? Phe Đoàn Thanh niên cộng sản lấn lướt được phe « Hoàng tử đỏ » ? RFI dịch và giới thiệu bài « Đại biến động trong trung tâm quyền lực Trung Quốc » của Arnaud de la Grange, thông tín viên báo Le Figaro tại Bắc Kinh. Bài đăng ngày 16/03/2012.

3/27/12

Ông Lương Chấn Anh thắng trong cuộc bầu cử hạn chế tại Hong Kong

Một Ủy ban bầu cử thân Bắc Kinh hôm Chủ Nhật đã chọn ông Lương Chấn Anh là người kế tiếp đứng đầu chính phủ Hong Kong, sau một chiến dịch vận động đầy rẫy những bê bối và những lời chỉ trích gay gắt. Với việc người dân Hong Kong không được đi bầu và cả hai ông Lương Chấn Anh và ông Đường Anh Niên, trước đây được coi như là người có nhiều cơ hội thắng cử, không được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, Thông tín viên Ivan Broadhead tường trình là hàng ngàn người đổ ra đường phố trong lúc phiếu được kiểm để đòi phổ thông đầu phiếu và phản đối việc Bắc Kinh dùng mánh khóe để thay đổi kết quả cuộc bầu cử.

Ivan Broadhead | Hong Kong

Ông Lương Chấn Anh

Hình: VOA Chinese Katie Tam美国之音谭嘉琪

Ông Lương Chấn Anh