8/14/11

Còn Nguy Hơn Là Điểm Tín Dụng

Hoàng Ngọc Nguyên

image001_13
Trong cả tháng bảy, người ta khắc khoải mong chờ cuộc thương lượng giữa ông Obama và những người Cộng Hòa tại Hạ Viện về mức trần của nợ chính phủ liên bang đạt được kết quả, vì người bình thường hiểu rằng nếu hai bên không đạt được thỏa hiệp, chẳng những chính phủ Mỹ sẽ cảm thấy bó chân bó tay không làm gì được mà còn sẽ chịu sự sụt giảm uy tín nặng nề, thể hiện trên thái độ người ta đánh giá đồng đô la Mỹ, các khoản trái phiếu của Mỹ, chứng khoán Mỹ.

NGHĨ GÌ, LÀM GÌ

Hoàng Ngọc Nguyên

Qua cơn ác mộng của nước Mỹ trong cả mười ngày qua, kể từ khi Tồng thống Barack Obama đặt bút ký vào luật gia tăng mức giới hạn nợ tối đa và giảm thiếu hụt ngân sách, có thể tâm tình sôi nổi và hoảng loạn của người Mỹ nay đã lắng xuống phần nào (nhất là sau khi thị trường chứng khoán hôm thứ ba cũng đã bình tĩnh trở lại) để họ nhìn lại cuộc diện đất nước của mình và tính toán sẽ phải làm gì đây. Nghĩ gì làm gì là điều vẫn loanh quanh trong đầu óc của người dân trước thời cuộc hiện nay. Có ai dám để đầu óc của mình thảnh thơi trong lúc này, trừ phi họ tự phủ nhận sự hiện hữu của mình?

8/11/11

Chân dung người Mỹ gốc Việt qua Census 2010

* Hoa Kỳ có 1,548,449 người gốc Việt
Tài liệu chính thức của Census 2010, vừa được công bố, cho thấy một cộng đồng gốc Việt năng động, trẻ hơn tuổi trung bình toàn quốc, và lớn hàng thứ tư trong số di dân gốc Á tại Hoa Kỳ. Mặc dầu tốc độ gia tăng dân số gốc Việt chậm lại trong 10 năm qua, cộng đồng chúng ta “nói tiếng Việt ở nhà” nhiều hơn các sắc dân khác. Trong 10 năm, dân số gốc Việt tăng gần nửa triệu người, và ngay tại thời điểm này, tổng số người mang họ Việt Nam tại Hoa Kỳ là: 1,548,449
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER -Cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ có tổng cộng 1,548,449 người, theo công bố chính thức của thống kê dân số 2010 (Census 2010).
!cid_3_565627512@web110816_mail_gq1_yahoo
10 quận có cộng đồng gốc Việt lớn nhất Hoa Kỳ, theo thống kê dân số Census 2010. Cả 3 quận đứng đầu đều thuộc về tiểu bang California. (Hình: Khoa Vũ/Người Việt)

Favicon


CHẲNG CÓ GÌ ĐÃ XONG

Hoàng Ngọc Nguyên

Để thẩm lượng kết quả công việc, người Mỹ thường nói “All’s well that ends well”. Có nghĩa là chuyện gì kết thúc tốt đẹp thì coi như là chuyện tốt đẹp. Từ đó, ta cũng có thể suy ra chuyện gì kết thúc có vẻ trục trặc, không mỹ mãn, thì chẳng thể coi là tốt đẹp và do đó chẳng có gì đáng ăn mừng. Đó là cách để hiểu phản ứng khá phổ biến trong dân chúng trước tin cuối cùng, Hạ Viện và Thượng Viện đã đạt được thỏa hiệp về việc nâng cao mức trần của nợ liên bang (để chính phủ có thề vay nợ thêm nữa để chi tiêu) và cắt giảm thiếu hụt ngân sách bằng cách giảm chi tiêu của chính phủ để bớt vay nợ) và Tổng thống Barack Obama cuối cùng đã ký để ban hành thỏa thuận này chỉ chín giờ trước hạn chót chính phủ phải được nâng mức nợ này đế tránh chuyện “vỡ nợ” ngày hôm sau. Thiên hạ chẳng ai ăn mừng. Ông Obama chẳng ăn mừng. Đảng Dân Chủ chẳng ăn mừng. Đảng Cộng Hòa thỏa mãn một cách dè dặt. Những người trong phong trào Trà Hội của đảng Cộng Hòa có thể hân hoan hơn một tí. Nhưng hầu như tuyệt đối, người dân chằng ăn mừng. All’s well that ends well. All’s not well that ends badly. All’s not well that does not end at all! Có chuyện gì thực sự đã xong đâu mà xem là tốt đẹp!

8/10/11

TRÔNG NGƯỜI MÀ NGHĨ ĐẾN TA

   Hoàng Ngọc Nguyên

Phi thường thay, ngoại lệ thay, cho những người có thể cảm thấy bình yên, vô sự ttrong thời buổi này, chẳng thấy được cảnh tượng trời long, đất lở chung quanh. Đúng là một thời điểm “của chuột và người”, thử thách để xem trong bao nhiêu người đang sống, ai thực sự hiện hữu, và ai phủ nhận sự có mặt của mình.